MỤC LỤC
Các nhà đầu tư tiến hành đầu tư ra nước ngoài thường vì mục đích tìm kiếm nguồn nguyên nhiên liệu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư như thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản, tài nguyên rừng, nguyên liệu công nghiệp… Đây là nguồn tài nguyên có sẵn nhưng những nước đang phát triển lại không có khả năng về vốn và công nghệ để khai thác, do đó nhà đầu tư vào lĩnh vực này sẽ đạt hiệu quả cao. Đối với phổ biến công nghệ, hoạt động FDI đã tạo ra hiệu ứng tích cực đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư thông qua: Cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước thúc đẩy cải thiện và nâng cao công nghệ của doanh nghiệp trong nước, góp phần vào việc sản xuất có hiệu quả; nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các chi nhánh hoặc doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư để phổ biến công nghệ; Tạo điều.
Lý thuyết này cho rằng FDI tồn tại do những hành vi đặc biệt của độc quyền nhóm trên phạm vi quốc tế nhằm hạn chế cạnh tranh, mở rộng thị trường và ngăn chặn không cho đối thủ khác thâm nhập vào ngành như phản ứng độc quyền nhóm, hiệu quả kinh tế bên trong do quy mô sản xuất và sự liên kết đầu tư nước ngoài theo chiều dọc. - Sự quốc tế hóa kinh tế toàn cầu gia tăng dẫn đến sự hợp tác phân công lao động khu vực và quốc tế phát triển theo hướng mới, các nước đi trước như Mỹ, Nhật Bản, EU phải chuyển dịch cơ cấu lao động lên cao hơn và những lợi thế cũ để phát triển ngành dệt, lắp ráp, chế biến…được chuyển sang Hàn Quốc, Singapore… sau đó là Thái Lan, Philippines và hiện nay là Việt Nam.
Trong khi đầu tư gián tiếp không cần sự tham gia quản lý doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việc mua bán chứng khoán tại các doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư, ngược lại, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền tham gia họat động quản lý trong các doanh nghiệp FDI. Trên thực tế, nhất là trong nền kinh tế hiện đại có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã buộc nhiều nhà sản xuất phải lựa chọn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như là một sự lựa chọn cho sự tồn tại và phát triển của mình.
Cuộc khảo sát được tiến hành hàng năm, dựa trên các chỉ tiêu như: Chi phí gia nhập thị trường tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất đai; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; chi phí không chính thức; ưu đãi đối với DNNN ( môi trường cạnh tranh ); tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý. Cuộc khảo sát tiến hành thông qua việc lấy ý kiến của trên 9.500 doanh nghiệp thuộc 63 tỉnh, thành phố ( chiếm 8,3% tổng số doanh nghiệp cả nước với các tiêu chí như sau: Các trở ngại trong môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng và dịch vụ; tiêu chí về đất đai mà chủ yếu là chi phí và thời gian để doanh nghiệp có thể sử dụng đất cho mục đích kinh doanh của mình; tiêu chí về quan hệ lao động; tiêu chí về môi trường pháp lý và xử lý tranh chấp…Trong tiêu chí đầu tiên (các trở ngại trong môi trường đầu tư), Tổng cục thống kê tập trung vào tìm hiểu những khó khăn cản trở trong quá trình thưc hiện các thủ tục, dịch vụ về thuế, viễn thông, đất đai, lao động.
▪Chính sách đối với chức năng và cầu trúc thị trường ( Chính sách cạnh tranh và sáp nhập doanh nghiệp).
Theo điều tra kể trêncủa UNCTAD, những nhân tố khiến cho dòng vốn FDI trên thế giới gia tăng trong giai đoạn 2005 – 2008, bao gồm: Môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu thuận lợi (mặc dù chậm lại nhưng nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục tăng trưởng); lợi nhuận công ty gia tăng; quá trình tự do hóa tiếp tục được đẩy mạnh cả ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế; các nước cạnh tranh nhau thu hút vốn FDI thông qua việc thực hiện nhiều biện pháp xúc tiến và ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu của việc thu hút ngày càng tăng lượng FDI toàn thế giới vào các quốc gia phát triển trong giai đoạn hiện nay được giải thích như sau: Thứ nhất, do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã dẫn đến việc xuất hiện nhiều ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao và cần nhiều vốn đầu tư lớn cũng như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nghiên cứu và sản xuất hiện đại phù hợp với khả năng của nước công nghiệp phát triển.
Nhanh chóng xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài với chất lượng cao, từng dự án cần được mô tả khái quát về nội dung, phẩm, địa điểm, khả năng thị trường, dự kiến vốn đầu tư,thời gian triển khai dự án, đối tác trong nước để nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu các thông tin và đưa ra quyết định đầu tư. Chuyển mạnh hướng thu hút đầu tư sang các công ty, tập đoàn của Liên minh Châu Âu (EU), Bắc Mĩ, Nhật Bản nhằm tranh thủ công nghệ, kĩ thuật, hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng cường khai tác những lĩnh vực mà họ có thế mạnh: điện tử, viễn thông, điện, cơ khí, hóa chất, công nghệ thông tin, xử lý môi trường…Tiếp tục thu hút đầu tư của các nứoc và vùng lãnh thổ trong khu vực như Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc đối với các dự án mà họ có thế mạnh.
( tỷ VND) Vốn đầu tư phát triển của toàn. Vốn thực hiện FDI. Tỷ trọng FDI/ tổng vốn đầu tư. Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 310 triệu USD, trong đó doanh thu từ xuất khẩu đạt 220 triệu USD, nộp ngân sách 8 triệu. Các doanh nghiệp trong nước có doanh thu đạt 3.000 tỉ đồng, nộp ngân sách khoảng 250 tỉ đồng. 2.3.1.3 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoạt động FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành và cơ cấu địa bàn ) theo chiều hướng hiện đai, tích cực và phù hợp với xu thế chung của đất nước. Đối với Hải Phòng trong một thời gian thu hút đầu tư nước ngoài đã có những hạn chế bộc lộ trong cơ cấu đầu tư: cơ cấu ngành đầu tư tuy đã phần nào phản ánh việc thực hiện đúng đắn định hướng phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng cơ cấu dự án vẫn chưa hợp lý, chưa khai thác được các dự án vào những ngành kinh tế mũi nhọn có lợi thế so sánh sẵn có của Hải Phòng Vốn đầu tư tập trung vào một số ngành công nghiệp truyền thống nơi có sẵn những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc những ngành có nguồn nguyên liệu sẵn có của thành phố như: Sản xuất xi măng, vật liệu XD, thép, đóng tàu, giầy da, may mặc… Cơ cấu vốn đầu tư cho du lịch dịch vụ - ngành mà Hải Phòng có nhiều lợi thế còn thấp.
Theo đó, Công ty Xi măng Chinfon Hải Phòng là doanh nghiệp liên doanh giữa Tổng Công ty Xi măng Việt Nam; Xí nghiệp đá và xây dựng Minh Đức (bên Việt Nam) và Chinfon Vietnam Holding Co., Ltd - trụ sở đặt tại British Virgin Islands (bên nước ngoài) để xây dựng một nhà máy xi măng tại Tràng Kênh, Hải Phòng và một trạm nghiền clinker tại khu công nghiệp Hiệp Phước, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu hút và sử dụng vốn FDI vào Hải Phòng trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong việc đóng góp và vốn đầu tư phát triển của thành phố, thúc đẩy xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố… Bên cạnh những thành tích đáng nói trên, có thể thấy rằng đã xuất hiện những tồn tại có thể gây ra những tác động không thuận lợi cho đời sống.
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng Trong thời gian tới, môi trường đầu tư nước ngoài của cả nước chắc chắn sẽ được cải thiện, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài sẽ trở lại nhộn nhịp hơn và Hải Phòng sẽ vẫn là một trong những địa phương có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều lĩnh vực khác nhau. + Cụm công nghiệp Bắc Thuỷ Nguyên: tiếp tục phát triển nhà máy xi măng Chinfon - Hải phòng giai đoạn II (4 triệu tấn/năm), xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng mới, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các ngành phá dỡ tầu cũ, luyện thép, sản xuất thép hình, thép tấm, các dự án về công nghiệp hoá chất và dầu khí.
Từ kết quả hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất của Hải Phòng được phân tích ở chương 2, có thể thấy khu công nghiệp thực sự là nơi cung cấp nguồn vốn FDI quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh trên địa bàn thành phố một cách hợp lý, có tính đến quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, điều kiện tự nhiên góp phần quan trọng thúc đẩy và tạo dựng hoạt động đầu tư, kinh doanh có hiệu quả cũng như giải quyết một phần những yếu kém và thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kĩ thuật công nghiệp. Giải quyết dứt điểm và nhanh chóng vấn đề giải phóng mặt bằng sớm giúp doanh nghiệp tiếp cận với mặt bằng đất đai để triển khai dự án FDI Năm 2007 mục tiêu của Hải Phòng là đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính về cấp giấy phép chứng nhận đầu tư, về giao đất, cho thuê đất, giới thiệu địa địa..với quy định cụ thể về thời gian; thành phố đang tích cực xây dựng các khu, cụm công nghiệp tạo mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư bởi hiện nay "mắc" nhất, mất nhiều thời gian thủ tục nhất là giới thiệu địa điểm, giao đất, cho thuê đất.