MỤC LỤC
Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng “Hoá đơn GTGT” do Bộ Tài chính phát hành (trừ trường hợp được dùng chứng từ đặc thù ghi trên giá thanh toán là đã có thuế GTGT). Khi lập hoá đơn, kế toán Công ty phải ghi đầy đủ, đúng, chính xác yếu tố quy định trên hoá đơn: giá bán, giá chưa có thuế, phụ thu và thuế tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế, nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán. Khi có các hoạt động chế biến mua hàng hóa là các mặt hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn theo chế độ quy định thì người mua phải lập “Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào có hoá đơn bán hàng, hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản” theo mẫu 05/GTGT.
- Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế; không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT. - Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi mà được trang trải bằng nguồn kinh phí khác, thì số thuế GTGT đầu ra được khấu trừ và không hạch toán vào Tài khoản 133. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù (như tem bưu điện, vé cước vận tải…) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh được căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ đã có thuế để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo phương pháp tính đã nêu trong phần giá tính thuế.
Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định.
Để tạo thuận lợi cho việc tính thuế GTGT hàng tháng, phục vụ công tác kê khai thuế, các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế còn phải lập “Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra” (mẫu số 02/GTGT). Khi có hoá đơn GTGT của công trình xây dựng hoàn thành, kế toán doanh thu căn cứ vào hoỏ đơn ghi sổ theo dừi doanh thu (cú kốm theo số thuế SV Ngô Thị Thu Hiền - Lớp KTCĐ - Tại chức K7A4 Hà Nội. GTGT), sau đú chuyển cho kế toỏn tổng hợp vào mỏy vi tớnh. Sổ theo dừi doanh thu đựơc mở chi tiết cho từng công trình trên đã thể hiện cụ thể của từng hợp đồng, giá trị doanh thu luỹ kế và doanh thu, thuế GTGT một cách chính xác.
Tài khoản này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. Tại Công ty CP ĐTPT Nhà và Đô thị Bắc Giang các nghiệp vụ doanh thu chủ yếu là doanh thu xây lắp, số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều, nhưng tổng trị giá công trình thường lớn. Sau khi vào sổ nhật ký chung, kế toán Công ty chuyển số liệu vào sổ cái TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp và các tài khoản liên quan khác.
Căn cứ vào các hoá đơn GTGT, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra, kế toán lập bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra để cuối tháng nộp cho cơ quan thuế.
Về việc tổ chức sử dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, mở các sổ kế toán và lựa chọn hình thức nhật ký chung Công ty đã thực hiện theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. Ngoài ra để thuận tiện trong việc tổ chức kế toán, Công ty đã có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể tại Công ty như việc mở cỏc tài khoản cỏc cấp để theo dừi chi tiết cỏc đối tượng kế toỏn. Với đội ngũ sử dụng thành thạo phần mềm kế toán ứng dụng, có kiến thức về kinh tế, tài chính kế toán khá vững vàng các nghiệp vụ phát sinh được xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời, độ chính xác cao phục vụ tốt yêu cầu của kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Nhưng do sự vận động khụng ngừng của thực tiễn trong khi chế độ, chính sách lại áp dụng trong một thời gian nên công tác kế toán công có lúc gặp khó khăn, còn có những tồn tại, hạn chế. Số liệu về thuế GTGT cập nhật vào máy không phải chỉ do một người mà do toàn bộ kế toán trong phòng cập nhật khi họ nhận được chứng từ có liên quan đến phần hành kế toán của mình và thuế GTGT. Trong khi việc thực hiện công việc kế toán không phải là đơn giản kể cả với những phần hành kế toán truyền thống thì càng khó khăn hơn đối với công việc kế toán mới này.
Công việc này không chỉ đòi hỏi người kế toán phải nắm vững hướng dẫn về kế toán thuế GTGT mà còn phải hiểu sâu về chính Luật thuế GTGT , bởi vì có những nghiệp vụ nếu chỉ căn cứ vào hướng dẫn về kế toán thuế GTGT thì chưa thể xử lý được.
- Một trong những nhiệm vụ của kế toán là cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Vì vậy hoàn thiện công tác kế toán phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho đối tượng cần sử dụng thông tin. - Hoàn thiện công tác kế toán nói chung công cần phải đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm và có hiệu quả.
Có khả thi thì mới thực hiện và giải pháp hoàn thiện mới có ý nghĩa. Nhưng thực hiện được không phải bằng mọi cách mà còn cần phải quan tâm đến việc tiết kiệm cả về thời gian, chi phí, công sức từ đó tạo hiệu quả trong công việc.
Trong điều kiện áp dụng Luật thuế GTGT như hiện nay hành vi gian lận càng trở nên tinh vi hơn do đó phòng kế toán đặc biệt là kế toán phụ trách thuế GTGT sẽ phối hợp với cơ quan thuế để phát hiện những hoá đơn giả, gian lận. Khi có một kế toán chuyên trách về thuế chắc chắn kế toán thuế nói chung, kế toán thuế GTGT sẽ tránh được những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện phần hành kế toán này. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước đang có chủ trương để các doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế GTGT thì khối lượng công việc của kế toán thuế ngày càng nhiều và phức tạp hơn.
Do việc nộp thuế GTGT được thực hiện vào tháng sau của tháng thuế GTGT phát sinh nên các chỉ tiêu thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ, thuế GTGT đã nộp trong kỳ và thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ còn phải xác định lại. Cụ thể, số thuế còn phải nộp đầu kỳ là số thuế phải nộp của tháng cuối cùng của kỳ trước đó, số thuế GTGT đã nộp trong kỳ là số thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ và thuế GTGT của các tháng trong kỳ trừ tháng cuối cùng của kỳ đó, thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ là thuế GTGT phải nộp của tháng cuối kỳ. Việc làm thủ công này chỉ thực hiện được khi công việc kế toán là ít, số bảng biểu phải lập theo cách này là không nhiều và độ chính xác là không cao như giải pháp trên.
Ngoài những giải pháp trên, để phần nào giúp cho kế toán quản trị tại Công ty trong vấn đề quản lý thuế GTGT Công ty nên tiến hành phân tích thuế GTGT với các chỉ tiêu như Tỷ suất thuế GTGT phải nộp trên doanh thu, Tỷ suất thuế GTGT được khấu trừ.