MỤC LỤC
Một trong những chuyển biến mạnh mẽ nhất trong công tác chuyên môn của Cục năm qua là đã tập trung sức lực, trí tuệ xây dựng và soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật, các cơ chế chính sách thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước được bộ phân công đạt chất lượng hiệu quả , được Lãnh đạo đánh giá tốt. -Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Công an soạn thảo trình lãnh đạo ba Bộ: KH & ĐT, Tài chính, Công an ký ban hành Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 về việc hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng kí kinh doanh, cấp mã số thuế, khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp;. -Tham gia xây dựng Chương trình hành động của Bộ KH&ĐT thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về một số chủ chương , chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2007-2012, được ban hành tại quyết định số 340/QĐ- BKH ngày 19/3/2008 của Bộ trưởng Bộ KH &ĐT;.
Ban hành hoặc trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành hơn 410 văn bản hướng dẫn xử lý vướng mắc, kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, của doanh nghiệp.Tích cực chuẩn bị các thủ tục cần thiết để triển khai Chương trình cải cách tổng thể công tác đăng ký kinh doanh trên toàn quốc.Hướng dẫn các hiệp hội, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNN&V tại Hà Nội và Đà Nẵng triển khai thực hiện Chương trỡnh đào tạo nguồn nhõn lực cho DNN&V.Theo dừi tỡnh hình triển khai việc thực hiên kế hoạch phát triển DNN&V năm năm (2006-2010) ở một số Bộ , Ngành và địa phương, cụ thể: Ngân hàng nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính …đã và đang thực hiện các nhiệm vụ được giao theo lộ trình và 10 địa phương đã xây đựng và triển khai kế hoạch năm năm phát triển DNN&V. -Đóng góp ý kiến cho các thỏa thuận , điều ước quốc tế , chương trình, báo cáo hợp tác quốc tế do các diễn dàn quốc tế, Bộ Kế hoạch dầu tư và các bộ ngành chủ trì soạn thảo, Cục đã đóng góp ý kiến cho các văn bản quan trọng như: tuyên bố Hội nghị Cấp cao ASEM 7; tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng DNN&V APEC lần thứ 15;qui chế hoạt động của các Hội đòng cấp Bộ trưởng ASEAN;…. -Duy trì vận hành Cổng thông tin doanh nghiệp: năm 2008 là năm thứ 2 mà cổng thông tin doanh nghiệp www.business.gov.vn được vận hành liên tục trên cả hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị , xã hội là cung cấp thông tin , chính sách pháp luật của nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt là DNN&V.
-Duy trì vận hành mạng thông tin doanh nghiệp toàn quốc và triển khai hệ thống cải cách đăng kí kinh doanh ở Việt Nam:Năm 2008, Cục tiếp tục vận hành và duy trì hệ thống mạng thông tin doanh nghiệp toàn quốc tại Cục và một số địa phương đang kết nối;kiểm tra, cập nhật và sao lưu liệu vào kho cơ sở dữ liệu doanh nghiệp toàn quốc tại Cục;. -Tổng hợp, phân tích, cung cấp, số liệu đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp:trung tâm là đơn vị đầu mối duy nhất thực hiện công tác phân tích, tổng hợp, đánh giá và dự báo số liệu về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tren toàn quốc theo định kỳ nhằm phục vụ yêu cầu của Lãnh đạo Bộ và các cơ quan, ban, ngành địa phương.
-Thông tư hướng dẫn việc đăng ký và sử dụng tên DN phù hợp với các quy định về sở hữu công nghiệp, dự kiến trình liên Bộ KH&ĐT, Khoa học và Công nghệ vào quý I năm 2009. Phối hợp với các đơn vị trong Cục chuẩn bị nội dung báo các Lãnh đạo Bộ, Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh: phối hợp với các đơn vị trong Cục xây dựng báo cáo thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện nghị quyết số 59/2009/NQ-CP ngày 30/11/2007 của Chính phủ về một số giải pháp xử lý vướng mắc trông hoạt động đầu tư xây dựng và một số cải cách hành chính đối với DN. -25 công văn gửi Chính phủ và các Bộ, nghanah về phối hợp giải quyết công tác, góp ý dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, giải quyết các vướng mắc liên quan đến DN và ĐKKD.
Tham gia đào tạo, giảng dạy về các nội dung của Luật DN và nghiệp vụ ĐKKD theo chương trình đào tạo: các khóa về đào tạo Luật DN và Luật Đầu tư ở một số địa phương như Bắc Giang,…. -Tham gia công tác hoạt động của một số dự án hỗ trợ kỹ thuật của Cục -Tích cực tham gia công tác Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên của Cục -Tham gia các phong trào quyên góp, từ thiện và các cuộc thi do Đảng ủy, Công đoàn và Đoàn thanh niên Bộ phát động. Phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự thảo Thông tư liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài và liên doanh.
Thứ nhất, để quản lý nên kinh tế bằng pháp luật và phát huy mặt tích cực và han chế mặt tiêu cực của nên kinh tế, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đều coi trọng và áp dụng biện pháp quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động kinh doanh thông qua việc ban hành và áp dụng các quy định pháp luật về kinh doanh. Thực tế, một nghành nghề kinh doanh được điều chỉnh bởi rất nhiều điều luật khác nhau theo các văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, các DN khi đăng ký gia nhập thị trường thông thường đều phải thực hiện các thủ tục theo một khung pháp lý chung điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Theo quy định của pháp luật hiện hành, để đưa doanh nghiệp gia nhập thị trường, người thành lập DN phải thực hiện đầy đủ 3 thủ tục hành chính sau: 1) ĐKKD, 2) đăng ký mã số, 3) đăng ký cấp giấy phép khắc dấu. Sau khi hoàn thành 3 thủ tục ĐKKD, đăng ký thuế và đăng ký cấp giấy phép khắc dấu nói trên, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, mã số thuế và giấy phép khắc dấu. Do đó các quy định liên quan đến các thủ tục gian nhập thị trường càng đơn giản và hiệu quả bao nhiêu thì càng tạo điều kiện khuyến khích người dân thành lập DN và tham gia vào các hoạt động kinh doanh một cách chính thức.
Thứ hai, hiên nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi phải biết tận dụng các lợi thế so sánh để hội nhập, mà các DNN&V là cơ hội sử dụng tốt các lợi thế này, do đó việc bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển DNN&V là một cách mạnh mẽ, đúng hướng sẽ góp phần đẩy mạnh thực hiện quá trình này. Đói với nước ta trong quá trình đổi mới và phát triển, gia nhập WTO, nhiêm vụ này lại càng có ý nghĩa cấp bách, quyết định thành công trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên cơ chế nào để kinh tế dan doanh phát triển đúng với khả năng và quy mô đầu tư và củng cố năng lực quản lý kinh doanh của các chủ DN vẫn là vấn đề nan giải.
Thứ ba, đối với mọi nền kinh tế, DN luôn được coi là lực lượng chủ công, do vậy việc xây dựng và phát triển DN phải được coi là nhiêm vụ hàng đầu. Thực tiễn cho thấy số lượng DN kinh doanh có hiệu quả thường tỉ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương. Nơi nào có nhiều DN kinh doanh hiệu quả thì kinh tế nơi đó chắc chắn phỏt triển, đời sống nhõn dõn được cải thiờn rừ rệt.
Trong một thời gian dài kinh tế ngoài quốc doanh của Việt Nam bị lãng quên. Đến nay, với chính sách đổi mới, kinh tế ngoài quốc doanh đã và đang có những vị trí xứng đáng trong việc phát triển kinh tế Việt Nam.