MỤC LỤC
Những năm vừa qua tình hình sản xuất lúa của tỉnh TT Huế có những biến động theo chiều hướng tích cực. Nguyên nhân là do thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các lại cây khác có hiệu quả kinh tế hơn.
Bởi vì vụ HT là mùa hạn hán, nước mặn dễ xâm nhập vào; những vùng đất cao, vùng đất không thuận tiện cho việc tưới tiêu, nếu vẫn duy trì sản xuất lúa thì sẽ thiếu nước dẫn đến mất mùa. Điều này đúng như quy luật của tự nhiên, sản xuất lúa vụ HT thường gặp nắng hạn, khó khăn trong việc tưới nước, đặc biệt vào lúc lúa trổ gặp nhiệt độ quá cao lại thiếu nước thì sẽ có nhiều hạt xép dẫn đến năng suất không cao. Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, trong vụ ĐX cây trồng đã hút nhiều chất dinh dưỡng làm cho đất bạc màu đi, mà trong vụ HT đất không được ngấm lâu, dinh dưỡng của đất chưa được bổ sung kịp thời, kết quả là cây trồng sinh trưởng không tốt và năng suất thấp.
Đến đõy, chỳng ta hiểu rừ rằng, giảm diện tớch trồng lỳa khụng phải là một nhược điểm của huyện mà là quyết định đúng đắn, thực hiện đường lối chủ trương nâng cao năng suất để tăng sản lượng, ổn định được an ninh lương thực.
Ngoài ra xã đã đẩy mạnh chương trình kiên cố hoá kênh mươn, tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu sản xuất và thu hoạch; trình độ thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của nông dân ngày càng tăng lên do vậy những năm qua sản lượng nông nghiệp vẫn được ổn định trong điều kiện diện tích ngày càng thu hẹp. Bên cạnh những thành tích đạt được, việc giảm diện tích đã làm cho sản lượng giảm mặc dù năng suất qua các năm ổn định. Nếu xã chủ động giảm những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả để thay thế những cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn.
Nhìn chung, nhân khẩu, lao động cũng như DTCT của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Đối với số người lao động bình quân/hộ thì nhóm hộ nghèo có số lao động cao nhất là 3 người/hộ. Hộ giàu có lực lượng lao động đông, nhưng lực lượng tham gia vào sản xuất nông nghiệp ít, chủ yếu là hoạt động các ngành nghề dịch vụ, mang lại thu nhập cao.
Ta có thể nói thiếu lao động là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghèo đói.
Nhóm hộ nghèo đói và trung bình có số nhân khẩu bình quân/hộ thấp hơn nhóm hộ khá giàu. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo đói có số người ăn theo nhiều, hộ có số con nhỏ đông. Tất cả điều này làm cho việc trang bị tư liệu sản xuất của các hộ nghèo rất thấp.
Một khi được ứng dụng máy móc, kỹ thuật vào sản xuất một cách rộng rãi thì sẽ tạo điều kiện cho bà con làm kịp thời vụ, mở rộng quy mô sản xuất, tránh được thiệt hại do thiên tai gây ra.
Qua phân tích tình hình chi phí sản xuất trên của các nhóm hộ thì nhóm hộ nào cũng có mức chi phí về lao động gia đình chiếm tỷ trọng rất lớn. Do vậy vấn đề phải đặt ra là ngoài việc tiết kiệm, sử dụng hợp lý, đúng kỹ thuật các yếu tố đầu vào như phân thuốc, điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để giảm được công lao động. Để làm được điều này thì quá trình sản xuất cần phải được cơ giới hoá, tập trung ruộng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất, xoá bỏ lối canh tác truyền thống.
Như vậy sẽ càng thuận tiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Mặc dù lượng chi phí chúng tôi bỏ ra tương đương với chi phí của các hộ khá giàu và trung bình, nhưng do phải vay mượn để mua phân, thuốc… Điều này đã làm cho việc chậm trễ trong chăm sóc bón phân, phun thuốc…Kết quả là năng suất lúa của chúng tôi không cao. Các chỉ tiêu kết quả chỉ cho biết giá trị còn lại là bao nhiêu sau khi trừ đi chi phí trung gian, chứ chưa nói được một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ, một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị tăng thêm trong kỳ, cũng như một đồng chi phí về lao động gia. So sánh chỉ tiêu này giữa các nhóm hộ thì nhóm hộ khá giàu đạt được con số cao nhất là 2,12 lần, tức là một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì tạo ra được 2,12 đồng giá trị sản xuất trong kỳ, kế tiếp là nhóm hộ trung bình đạt 1,76 lần, tức là một đồng chi phí bỏ ra thì tạo được 1,76 đồng giá trị sản xuất trong kỳ.
Nếu xét bình quân vụ cho từng nhóm hộ thì nhóm hộ khá giàu đạt chỉ tiêu này cao nhất là 1,12 lần, tức là một đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo ra được 1,12 đồng giá trị tăng thêm, kế tiếp là nhóm hộ trung bình, một đồng chi phí bỏ ra thì thu được giá trị tăng thêm là 0,76 đồng, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo đói chỉ thu được 0,64 đồng giá trị tăng thêm trên một đồng chi phí bỏ ra.
Điều này đặt ra một vấn đề cần giải quyết là phải tuyên truyền thông tin, tập huấn kỹ thuật để giúp bà con biết bón phân, phun thuốc với số lượng bao nhiêu và khi nào cho hợp lý, chứ không phải làm theo kiểu ước chừng theo thói quen như hiện nay. Làm được hai điều này thì mới có thể nâng cao năng suất của nhóm hộ nghèo đói lên kịp với hai nhóm hộ kia, cũng như để nâng cao năng suất bình quân chung trên hộ và toàn cả địa phương. Qua kết quả phân tích trên, cho thấy rằng quy mô DTCT nếu quá lớn thì sẽ không đủ khẳ năng đầu tư, dẫn đến sản xuất kém hiệu quả; nếu quy mô DTCT quá ít thì giá trị tăng thêm sẽ không cao, không đảm bảo đủ lương thực để cải thiện đời sống.
Vì vậy, địa phương cần phải quan tâm hơn nữa về huấn luyện kỹ thuật cũng như cho vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ thâm canh có hiệu quả cũng như việc ổn định quy mô sản xuất, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho bà con.
Tốc độ tăng chi phí trung gian, tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất, làm lãng phí vốn đầu tư cho sản xuất lúa, cũng như cho ngành nông nghiệp. Trước thực trạng này, yêu cầu đặt ra là, là phải mua sắm thêm tư liệu sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, chon các loại giống có phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Kết quả mang lại thấp của các hộ ở hai tổ II và III không chỉ vì những nguyên nhân chủ quan trên mà còn do các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hạn hán thiếu nước ở vụ HT, sâu bệnh, lúa lỗ gặp rét dẫn đến mất mùa, làm giảm năng suất lúa; thậm chí có hộ giá trị tăng thêm (VA) âm tức là chi phí (IC) lớn hơn giá trị sản xuất (GO).
Có như vậy mới tăng năng suất, tăng giá trị sản xuất, tăng giá trị tăng thêm, mục đính cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống cho bà con.
Tức là nếu như các hộ này bỏ ra 1000 đồng chi phí trung gian thì giá trị tăng thêm mà các hộ này nhận được trong kỳ là 1190 đồng. Do đó, phải tạo điều kiện thuận lợi một cách toàn diện để khắc phục cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Qua đó ta thấy rằng công LĐGĐ và VA bình quân/sào của các tổ I, II và III tỷ lệ thuận và có chiều hướng tăng dần.
Điều này đúng như đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là lấy công làm lãi, nên những hộ sử dụng lao động gia đình nhiều thì có gia trị tăng thêm càng cao.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở THỊ TRẤN SỊA.
Hiện nay, việc nâng cao năng suất bằng cách đưa giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phổ biến cơ giới hoá toàn diện trong sản xuất được đưa lên hàng đầu. Để khẳng định vai trò vị trí của cây lúa đối với nền kinh tế nói chung và đảm bảo một phần thiết thực cho cuộc sống của bà con nông dân nói riêng, Xã cần thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất lúa trọng điểm, phổ biến rộng rãi giống lúa cho nang suất, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện tự nhiên tại địa phương. Bên cạnh đó địa phương cần tạo điều kiện cho nông dân vay vốn đầu tư sản xuất lúa, và hướngdẫn cho họ biết hướng phát triển nông nghiệp bền vững.