MỤC LỤC
Thực tế cho thấy năm 2007 là năm mà khối lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam tăng mạnh nhất trong mười năm trở lại đây, đặc biệt là những khu kinh tế trọng điểm có khối lượng hàng hoá tăng rất nhanh như: khu vực Hải Phòng tăng 47,32% so với năm 2006; khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh tăng 17,41 % đạt sản lượng. Các dự án đầu tư phát triển đội tàu, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển, đầu tư xây dựng bến cảng sử dụng vốn ngoài ngân sách đã được triển khai đúng kế hoạch và thi công đúng tiến độ; đặc biệt là năm 2007 đã khởi công đồng loạt và xây dựng các bến cảng tổng hợp, bến container, có khả năng tiếp nhận tầu có trọng tải từ 20000- 100000 DWT ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam.
Phát triển cảng biển, vận tải hàng hoá và công nghiệp đóng tàu là một trong nhóm 4 ngành kinh tế được Chính phủ, Nhà nước định hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế trong kế hoạch 5 năm 2006- 2010. Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định trong tương lai, muốn phát triển kinh tế biển, đưa nước ta trở thành quốc gia giàu từ biển, mạnh lên từ biển như Nghị quyết TW 4 đề ra thì đầu tư phát triển kinh tế hàng hải là thật sự cần thiết.
Vùng biển Hải Phòng còn có các tài nguyên sinh vật biển phong phú, trong đó một số loài là món ăn hấp dẫn khách du lịch (tôm, cua, sò huyết, sá sùng, bào ngư…), một số loài hải sản (như đồi mồi, ngọc trai, san hô…) là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành thủ công, mỹ nghệ sản xuất những mặt hàng phục vụ khách du lịch. Vì thế, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố thời kỳ 2001- 2010, mục tiêu phát triển của thành phố trong những năm tới là “Tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng Hải Phòng trở thành Thành phố Cảng văn minh, hiện đại, cửa chính ra biển và trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thuỷ sản ở miền Bắc, có nền kinh tế; giáo dục- đào tạo, công nghệ- môi trường, cơ sở hạ tầng phát triển, quốc phòng an ninh vững chắc và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”. Có thể nói, vùng biển Hải Phòng đóng vai trò là chiếc cầu nối cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa các tỉnh miền Bắc với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (khu vực có nền kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới).
Quốc lộ 5 được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cảng Hải Phòng được mở rộng, sân bay Cát Bi được cải tạo và nâng cấp đã tạo cho Hải Phòng nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu cho các tỉnh vùng Bắc Bộ, các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, đồng thời có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong vùng Đông Nam Á và thế giới. Là thành phố cảng quốc tế, đô thị loại 1 cấp quốc gia, trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch của Việt Nam và khu vực duyên hải, giữ vị trí trọng yếu về an ninh- quốc phòng, Hải Phòng được xác định là một trung tâm phát triển kinh tế biển của quốc gia, là cửa chính ra biển của miền Bắc Việt Nam và hai tuyến hành lang (Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh) và 1 vành đai (Hải Phòng- Quảng Ninh- Quảng Tây) hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc (khu vực Tây Nam Trung Quốc) và Việt Nam.
Những nghề đang có nhu cầu cao về lao động qua đào tạo là vận tải biển, dịch vụ cảng biển, cơ khí, lắp ráp máy móc…Ông Vũ Đình Khang, Giám đốc Sở Lao Động- Thương Binh và xã hội cho biết: hệ thống dạy nghề hiện nay ở Hải Phòng gồm 49 cơ sở dạy nghề, trong đó có 33 cơ sở do địa phương quản lý và 16 cơ sở thuộc Trung ương quản lý Hiện tại trên địa bàn thành phố Hải Phòng có các trường đại học là Đại học Hải Phòng, Đại học Hàng hải Việt Nam , Đại học dân lập Hải Phòng. Chi phí này gồm: Vốn đầu tư chi cho đào tạo tại các trường Đại học, trung học hàng hải qua các hệ thống tài trợ nhằm đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ, công nhân phục vụ tại cảng trong tương lai, chi phí tổ chức đào tạo lại đối với cán bộ công nhân viên đã và đang làm tại cảng như chi thuê chuyên gia, tổ chức các khoá đào tạo, cử đi học ở nước ngoài. Tại buổi gặp, PGS.TSKH Đặng Văn Uy- Bí thư đảng bộ, hiệu trưởng nhà trường đã đề xuất một số kiến nghị: Đưa trường Đại học Hàng hải Việt Nam vào hàng ngũ các trường đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2010, đầu tư với mức độ đủ lớn (khoảng 60 triệu USD từ nay đến 2015) để nhà trường trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ chiến lược biển của đất nước.
Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đã được ban hành nhưng chưa phù hợp với việc kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, qua đó tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics trong ngành Hàng hải. Hải Phòng được coi là thành phố có thuận lợi về cơ sở hạ tầng cảng biển trong cả nước do có Cảng Hải Phòng là thương cảng lớn nhất phía Bắc, có các cảng chuyên dụng như cảng xi măng Chinh phong, cảng dầu Thượng lý…Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật còn hạn chế.
Về phát triển vận tải biển, Cục Hàng Hải Việt Nam cho biết sẽ phấn đấu đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách trong nước, đặc biệt chú trọng tăng nhanh sản lượng vận tải nội địa của đội tàu biển Việt Nam nhằm giảm bớt sự quá tải của vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa với mục tiêu đến năm 2015 đạt trên 35% và năm 2020 đạt trên 45% tổng sản lượng hàng hoá vận chuyển trong nước. Trong Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị đã khẳng định vị trí, vai trò của Hải Phòng đối với vùng và cả nước là “Thành phố cảng, công nghiệp hiện đại, là đô thị trung tâm cấp quốc gia, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, có cảng nước sâu (nếu điều kiện kỹ thuật cho phép); một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trọng điểm phát triển kinh tế biển; một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, giáo dục, y tế của cả vùng duyên hải Bắc Bộ; một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng an ninh… ”. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng như Dịch vụ đại lý tàu biển, và môi giới hàng hải; dịch vụ lai dắt tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa tàu biển; dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ giao nhận và kiểm đếm hàng hoá; dịch vụ sửa chữa nhỏ tàu biển tại cảng; dịch vụ vệ sinh môi trường biển; dịch vụ xếp dỡ hàng hoá tại cảng biển; dịch vụ cứu hộ trên biển…Nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ hàng hải tại Hải Phòng, đảm bảo sau năm 2015, giá cả và chất lượng dịch vụ hàng hải tại Hải Phòng tương đương với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tham khảo và học tập kinh nghiệm của các cường quốc về biển như Nhật Bản (thu hút 35% lượng hàng hoá tập trung vào 11 cảng chủ chốt), Pháp (87 % vào 6 cảng chính trên tổng số 300 cảng biển), Ý có 114 cảng thì 85% lượng hàng hoá tập trung vào 16 cảng lớn, Nga có khoảng 80 cảng biển thì 90 % hàgn hoá tập trung vào 28 cảng…Thêm vào đó, hoàn thiện việc cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển, các mô hình quản lý cảng biển hiện đại cần được tìm hiểu và đưa vào áp dụng ở các cảng quan trọng của Việt Nam nhằm đảm bảo đội ngũ chuyên môn lẫn khả năng quản lý khi các cảng đã được nâng cấp lên một trình độ mới. Hải Phòng có vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nước, nhất là quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, Duyên hải bắc bộ, các cực tăng trưởng kinh tế, đầu tàu kinh tế của Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực gắn với chương trình “hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam- Trung Quốc”, “hành lang kinh tế Đông- Tây”, hợp tác trong khuôn khổ các nước ASEAN, hợp tác với các đối tác chiến lược như: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ… Việc phát triển các hành lanh kinh tế, vành đai kinh tế sẽ tạo điều kiện phát huy vị trí thuận lợi đó của Hải Phòng.