MỤC LỤC
Trên thế giới, tại các quốc gia phát triển, luật bảo vệ môi trường phải được tuân thủ nghiêm ngặt nên hầu hết các nhà máy nước ngay từ khi mới bắt đầu xây dựng đều được đầu tư xây dựng các công trình xử lý và thu hồi nước thải rửa lọc và đó là một hạng mục không thể thiếu được. Mặc dù được đầu tư xây dựng hệ thống thu hồi nước thải rửa lọc nhưng hiện nay chỉ có nhà máy nước Nam Dư, Cáo Đỉnh, Gia Lâm là hoạt động có hiệu quả còn hầu hết các nhà máy nước đều không hoạt động hệ thống này nên nước thải rửa lọc vẫn bị xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung.
Hiệu quả của quá trình keo tụ phụ thuộc vào điều kiện khuấy trộn (càng nhanh càng đều thì hiệu quả keo tụ càng cao), phụ thuộc vào nhiệt độ nước (nhiệt độ càng cao càng tốt), phụ thuộc vào pH của nước (pH để keo tụ bằng phèn nhôm nằm trong khoảng từ 5,7 – 6,8) phụ thuộc vào độ kiềm của nước cần xử lý. Các ion kim loại mang điện tích dương một mặt tham gia vào quá trình trao đổi ion với các cation nằm trong lớp điện tích kép của hạt keo tự nhiên mang điện tích âm, làm giảm thế điện động ξ, giúp cho các hạt keo dễ dàng liên kết với nhau bằng lực hút phân tử, tạo ra các bông cặn lắng. Khi cho hoá chất vào nước, quá trình thuỷ phân, hấp thụ và trao đổi ion của lớp điện tích kép diễn ra rất nhanh chóng (gần như tức thời) và phụ thuộc vào điều kiện môi trường phản ứng như loại hoá chất sử dụng, độ pH của nước, nồng độ và tính chất của cặn tự nhiên v.v.
Thực nghiệm đã chứng minh rằng, để tạo ra bông cặn có kích thước lớn và có khả năng lắng cao thì quá trình keo tụ bằng khuấy trộn dòng nước có tác động lớn hơn rất nhiều lần quá trình keo tụ do chuyển động nhiệt và vì thế nó đóng vai trò chủ yếu trong quá trình keo tụ. Sau khi phân tích, đánh giá nhiều mô hình toán học thể hiện quá trình keo tụ theo nhiều chuyên gia khác nhau, tác giả đi đến kết luận : Để tính toán hiệu quả của quá trình keo tụ một cách chính xác và tin cậy, từ đó tìm ra giá trị tối ưu của các thông số điều khiển, cần phải nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của tổ hợp các yếu tố có tính chất quyết định đến hiệu qủa keo tụ, cụ thể phải tìm được sự phụ thuộc của hàm số.
Khi nước xử lý chỉ chứa các hạt cặn tự do, hiệu quả lắng sẽ có giá trị đúng bằng tỷ lệ lượng cặn có tốc độ lắng cao hơn tốc độ dòng nước so với hàm lượng cặn của nước. Nguyên tắc làm việc của bể lắng đứng như sau : Đầu tiên nước chảy vào ống trung tâm ở giữa bể, rồi đi xuống dưới qua bộ phận hãm làm triệt tiêu chuyển động xoáy rồi vào bể lắng. Khi vận tốc quay v lớn và bán kính quay R bé, lực li tâm tác dụng lên hạt cặn nằm trong khối nước chuyển động quay sẽ lớn hơn rất nhiều so với lực trọng trường và tốc độ chuyển động của hạt cặn theo hướng từ tâm quay ra ngoài sẽ lớn hơn rất nhiều so với vận tốc lắng tự do của hạt cặn trong khối nước tĩnh.
Cặn lắng không đều trên diện tích đáy bể sẽ làm cho bề mặt vùng nén cặn trở nên gồ ghề, mặt khác dòng chảy thế chỗ của nước ở vùng có mật độ cặn rơi cao sẽ mạnh hơn các vùng khác, cả hai yếu tố trên đều là nguyên nhân gây nên các xoáy nước bên dưới vùng lắng. Để hạn chế ảnh hưởng của các dòng nước xoáy, bể lắng phải có cấu tạo phù hợp để đảm bảo thế cân bằng giữa lực quán tính, lực ỳ và lực hút trọng trường tác động lên các phần tử nước.
Trên mặt bể ảnh hưởng của gió có thể tạo nên các dòng xoáy theo chiều ngang hoặc dọc, … và phá vỡ chế độ chảy tầng trong bể lắng. Sân phơi cần cấu tạo theo nhiều ngăn, để duy trì các hoạt động đổ bùn ướt, phơi khô, lấy bùn khô cùng một thời điểm. Đốivới các trạm không đủ diện tích đất xây dựng sân phơi bùn, những vùng khí hậu mưa nhiều người ta thường làm khô chúng bằng các thiết bị cơ khí.
Nguyên tắc hoạt động: Bùn và polyme được bơm lên buồng trộn, bên trong buồng trộn bùn sẽ được trộn với polyme, sau khi bùn kết thành khối trên máy ép đai nước sẽ được tách ra, bùn sau khi qua băng tải được xả vào thù chứa bùn. Nguyên tắc hoạt động: Quá trình sấy là quá trình sử dụng năng lượng nhiệt chuyển tới khối bùn để làm bay hơi nước.
Nước được tách ra từ quá trình làm khô bùn có thể được đưa về bể điều hoà để cùng bơm chung về dây chuyền xử lý chính hoặc xả vào hệ thống thoát nước. Việc xây dựng nhiều bể điều hoà có thể làm tăng chi phí xây dựng và chi phí quản lý nhưng đảm bảo cho hệ thống làm việc ổn định hơn, giảm khối tích các công trình, chia nhỏ lưu lượng đưa về các công trình trong dây chuyền xử lý chính. Nước thải rửa lọc và nước xả rửa bể lắng được tập trung thu gom lại và đưa về hai bể điều hoà khác nhau Từ bể điều hoà chúng được bơm lên các bể lắng bùn ly tâm và được châm phèn và các hoá chất keo tụ, trợ lắng.
Với mỗi nhà máy có đặc điểm nước thô và hiệu suất các công trình khác nhau nên vị trí nước thu hồi quay trở lại dây chuyền chính cũng khác nhau. Nước được tách ra từ quá trình làm khô bùn có thể được đưa về bể điều hoà để cùng bơm chung về dây chuyền xử lý chính hoặc xả vào hệ thống thoát nước.
Bể điều hoà lưu lượng (Hình 3-3) thường có cấu tạo dạng tròn, ống dẫn nước rửa vào có miệng xả song song với chu vi bể, kh nước vào tạo thành chuyển động xoay, xói và hoà cặn vào hố thu của bơm. Trạm bơm và máy bơm nước thải: lưu lượng, áp lực và số lượng máy bơm phải được lựa chọn để có thể sử dụng tất cả các máy bơm lắp đặt trong trường hợp công suất thiết kế tối đa. Phải tính đến trường hợp trạm bơm không hoạt động nhưng nước có thể tự chảy đến công trình tiếp sau, thường xảy ra đối với nhà máy có quy mô công suất lớn.
Nếu cần thiết và có điều kiện thuận lợi, bể lắng nên đặt tại vị trí đủ cao, để nước và bùn có thể tự chảy đến các công trình tiếp theo. Với mỗi nhà máy cũng như mức độ yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng mà ta có thể lựa chọn riêng hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Nước bơm từ giếng khoan lên dàn mưa làm thoáng tự nhiên, sau đó nước qua bể tiếp xúc, lọc cặn sắt, khử amoni tại bể lọc đợt I, lọc Mangan ở bể lọc đợt II. Mỗi đơn nguyên trong dây chuyền công nghệ của Nhà máy nước Gia Lâm được thiết kế 4 ngăn lọc đợt 2. Hệ thống xử lý và thu hồi nước thải rửa lọc của nhà máy nước Gia Lâm Hiện nay Nhà máy nước Gia Lâm đã có hệ thống xử lý và thu hồ nước thải rửa lọc.
Nước thải ra từ quy trình xử lý nước: xả cặn ở bể lắng tiếp xúc, xả rửa bể lọc được tập trung về bể điều hoà. Nước bùn được hoà trộn với phèn nhôm (nồng độ 10%) liều lượng 50mg/l trên ống đẩy của máy bơm dâng nước bùn.
Hình 4-20: dây chuyền hệ thống xử lý và thu hồi nước thải rửa lọc cho nhà máy nước Gia Lâm áp dụng cho dây chuyền đề xuất 1. Lượng cặn bùn được giữ lại hàng ngày trong công trình lắng tiếp xúc tạm tính là 50% tổng lượng cặn và phần còn lại được giữ lại trong bể lọc. Nước bùn được hòa trộn với phèn nhôm (nồng độ 10%) liều lượng 50mg/l trên ống đẩy của máy bơm dâng nước bùn.
Máy ép bùn thường hoạt động 6 giờ một ngày và 7 ngày 1 tuần Khối lượng và thể tích cặn cần xử lý trong 1 giờ. Pha trộn và định lượng hoá chất xử lý bùn: để keo tụ cặn lắng trong bể lắng bùn dùng phèn nhôm, liều lượng tính toán 50mg/l tính theo phèn thô hàm lượng hoạt tính 67%.