MỤC LỤC
Bao gồm các công trình lớn như cầu cảng phục vụ cho việc phát triển các ngành kinh tế biển đến những các cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế khác. Đây là một yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy quá trình phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như Đảng và Nhà nước đã đề ra.
- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, thuỷ lợi, cầu cảng, cảng biển, dân dụng và tôn tạo mặt bằng. - Nạo vét luồn tàu sông biển, bến cảng, vũng quay, phá đá ngầm, thanh thải chướng ngại vật, cây dựng hệ thống phao tiêu báo hiệu sông biển.
HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra. HĐQT nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.
Ban GĐđiều hành hiện nay của Công ty là những người có kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh, đồng thời có quá trình gắn bó lâu dài với Công ty.
Ngay từ khi còn ở trong Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ hay khi tách ra thành lập doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh chính vẫn là: Nạo vét luồng lạch, cảng, và thi công các công trình xây dựng. Nạo vét luồng tàu sông biển, bến cảng mà giao thông của cảng trở nên thuận lợi, không xảy ra tắc nghẽn, duy trì sự liên tục của luồng tàu cũng như lượng hàng hoá ra vào cảng.
10 cảng trọng điểm là Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Nha Trang, Qui Nhơn, Sài Gòn, Cần Thơ, Thị Vải, Dung Quất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2005, sẽ tiến hành xây dựng các cảng nước sâu tại 3 vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung, miền Nam và xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong. Đứng trước những cơ hội và thách thức như vậy công ty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ luôn luôn hoàn thiện mình nâng cao vị thế của công ty để có thể vượt qua những thách thức nắm bắt được những cơ hội phát triển của mình.
- Nhà nước cần phải xây dựng quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia nhằm hỗ trợ đầu tư từ các nguồn: ngân sách nhà nước, các tổ chức tài chính- tín dụng và cá nhân trong và ngoài nước với mục tiêu tài trợ cho việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của khoa học. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu máy móc thiết bị chính của công ty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ đó là: Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị và thang máy Thăng Long, công ty cơ điện Trần Phú, công ty cổ phần xuất nhập khẩu công nghệ xây dựng, công ty cổ phần Xuân Lộc…Các đại lý cung cấp nguyên vật liệu: xi măng, sắt thép,… lớn trên khắp cả nước. Bên cạnh đó việc ra nhập một thị trường lớn như thế các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty lớn trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Đài Loan, Thái Lan… Đây là những công ty mạnh về cả mặt công nghệ, trình độ quản lý, cũng như có nguồn vốn.
Các doanh nghiệp sẽ phải tự hoàn thiện mình hơn nữa về: nguồn nhân lực, vấn đề tài chính, về uy tín của mình, đản bảo về mặt chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, cách thức tổ chức dự án, và cả về giá cả… Để có thể nâng cao sức cạnh tranh, để có thể tìm kiếm khách hàng nâng cao thị phần của mình và duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi chủ đầu tư sẽ có những đặc điểm khác nhau như: đặc điểm về nguồn vốn, thị trường mà chủ đầu tư hướng tới, xu hướng đầu tư phát triển,… Chính vì vậy mà những gói thầu họ đưa ra sẽ có những nhu cầu riêng khác nhau như: cạnh tranh về giỏ cả, về tiến độ, hay về chất lượng. Công tác lập hồ sơ dự thầu chưa được tốt: Ở một số gói thầu mà công ty tham gia dự thầu, do không làm tốt công tác nghiên cứu, đánh giá gói thầu kỹ càng và việc không nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường dẫn tới việc đưa ra giá dự thầu không sát với thực tế gây trượt thầu.
- Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại thành phố, các địa phương nơi công ty đóng trụ sở cũng như nơi công ty đang thực hiện các công trình xây dựng. - Công ty thi công cơ giới là đơn vị có ít nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nạo vét và công trình cảng vì vậy tiếp tục phát huy mặt mạnh, không ngừng nâng cao uy tín của Công ty đối với các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và các cơ quan hữu quan, tiến tới mở rộng thị trường. - Tiếp tục khai thác và sử dụng các phương tiện hiện có, khai thác tối đa thời gian sử dụng của thiết bị, điều chuyển bố trí phương tiện hợp lý, tránh lãng phí trong công tác quản lý phương tiện thiết bị.
- Chỉ đầu tư phương tiện thiết bị đã có công trình để khai thác phương tiện thiết bị đó hoặc là đầu tư để đón đầu các công trình lớn được triển khai trong tương lai gần, đầu tư phải có địa chỉ.
Quan tâm hơn nữa đến công tác lập HSDT trong đó quan trọng nhất lf việc tính giá dự thầu. Hạ giá dự thầu những vẫn chất lượng của công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư đồng thời cũng phải đản bảo lợi nhuận cho công ty. Cử những kỹ sư có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi nghiên cứu và lập hồ sơ sự thầu với phương châm tính đúng, tính đủ thoả mãn yêu cầu của chủ đầu tư.
Duy trì thật tốt việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:200 vào tất cả các lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Ngành kinh tế biển là một ngành kinh tế đang phát triển mạnh ở nước ta, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, tư nhân cũng như Nhà Nước. - Đội ngũ lao động chất lượng cao của nước ta còn nhiều, có thể tận dụng một cách có hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. - Các công ty xây dựng ngày càng nhiều, xuất hiện những công ty xây dựng nước ngoài với những ưu điểm về vốn cũng như công nghệ.
- Lực lượng cán bộ công nhân viên chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty trong tương lai, nhất là các cán bộ quản lý.
Để hoàn thành tốt công tác này cần phải: Tiến hành thu thập các số liệu định kỳ đầy đủ và chính xác về các vấn đề như: cơ cấu lao động, số lượng lao động, trình độ chung của lực lượng lao động, năng suất, khả năng hoàn thành công việc… từ đó có thể đánh giá một cách chính xác thực trạng nguồn nhân lực của công ty, tìm ra những ưu nhược điểm cũng như những khó khăn thuận lợi về nguồn nhân lực của công ty. - Động viên đội ngũ lao động quản trị trong công ty có trình độ đại học tiếp tục học tập nghiên cứu chuyên sâu về chuyên ngành và nghiên cứu các ngành phụ trợ khác như: luật đầu tư, luật đấu thầu, ngoại ngữ…để phục vụ cho chuyên ngành chính của mình, cũng như để phục vụ cho công tác đấu thầu. Phân chia thị trường ra các phân đoạn khác nhau theo nhiều tiêu chí như: phân chia theo sản phẩm, phân chia theo nhu cầu, phân chia theo địa lý… Dựa vào kết quả phân tích và năng lực thực tế của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ xác định cho mình thị trường mục tiêu, tập trung phát triển thị trường đó.
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát qúa trình phát triển của dự án nhằm đản bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng phương pháp và điều kiện tốt nhất. Có thể thấy được sự cần thiết của việc quản lý dự án: Liên kết các hoạt động các công việc của dự ỏn, Tăng cường sự hợp tỏc giữa cỏc thành viờn và chỉ rừ trỏch nhiệm của các thành viên tham gia dự án, tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao hơn… Công ty cần phải có sự quản lý dự án một cách khoa học và phù hợp với thực tế của công ty. Yêu cầu các cán bộ kỹ thuật và chất lượng viên phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy trình kỹ thuật, phương pháp thao tác, cách pha trộn, định lượng nguyên vật liệu để xem có đạt được chỉ tiêu yêu cầu của thiết kế kỹ thuật hay không để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời với những vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng.