Tình hình đội ngũ giáo viên và chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường Cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Quá trình đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên trường dạy nghề

Người phỏng vấn sẽ trao đổi với giáo viên về những khó khăn trong thực hiện công việc, về nguyện vọng đào tạo của họ (kiến thức, kỹ năng, thời gian phù hợp, các hỗ trợ cần thiết từ phía nhà trường…). * Phương pháp điều tra sử dụng bảng hỏi. Giáo viên sẽ trả lời câu hỏi có liên quan đến công việc, khả năng thực hiện công việc, nguyện vọng đào. tạo… được chuẩn bị sẵn trong bảng hỏi. Bảng hỏi có thể được chia thành nhiều phần. Ngoài những thông tin chung về cá nhân, bảng hỏi cũng cho phép giáo viên tự đánh giá năng lực thực hiện công việc của bản thân thông qua nhiều tiêu chí khác nhau. Sự khác nhau giữa yêu cầu công việc và năng lực hiện tại của giáo viên chính là cơ sở để nhà trường xây dựng nhu cầu đào tạo. * Phương pháp quan sát thực hiện công việc: thông qua hành vi công tác thực tế của giáo viên được quan sát trực tiếp tại hiện trường làm việc để đưa ra đánh giá về nhu cầu đào tạo. Người quan sát phải thông thạo tình hình công tác chức vị hoặc phải là chuyên gia ở lĩnh vực quan sát. Những hành vi công việc cần quan sát bao gồm tính thành thạo và chính xác trong công việc, tốc độ làm việc, số lượng và chất lượng làm việc… Thông thường phải quan sát hết một chu kì làm việc để đánh giá một cách toàn diện hành vi công tác của người nhậm chức. * Phương pháp nghiên cứu tài liệu sẵn có: là phương pháp sử dụng những văn bản, tư liệu sẵn có liên quan đến sự phát triển của nhà trường và bản thuyết minh phân tích chức vụ, nhật ký công tác, tiến hành so sánh giữa chức trách công việc quy định với tình hình thực tế của người lao động trong quá trình công tác. Còn với nhân viên mới có thể tiến hành phân tích dựa trên hồ sơ của họ theo những tiêu chí như học lực, chuyên môn, sở trường, kỹ năng…. 3.2 Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và phát triển ĐNGV cho trường dạy nghề. Một số mục tiêu của chương trình đào tạo:. - Giá trị đào tạo: những kiến thức, kỹ năng, khả năng đạt được trong quá trình đào tạo. - Giá trị chuyển giao: Mức độ cải tiến công việc có thể đạt được sau quá trình đào tạo. - Giá trị trong tổ chức: Nhóm những người mới được đào tạo trong cùng một tổ chức có thực hiện được công việc tương đương như nhóm đã đào tạo ban đầu hay không?. - Giá trị giữa các tổ chức: Chương trình đào tạo đã áp dụng thành công trong một tổ chức có thể có giá trị trong một tổ chức khác hay không?. Dựa trên các mục tiêu này dẫn đến các quá trình đánh giá khác nhau xem xét việc đào tạo và phát triển đã hoàn thành được mục tiêu gì. 3.2.2 Chủ thể và đối tượng của đào tạo và phát triển ĐNGV dạy nghề. Có hai loại chương trình đào tạo là: chương trình đào tạo nội bộ và chương trình đào tạo bên ngoài. Từ đó chủ thể của chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực có thể là:. - Tổ chức cung cấp các chương trình đào tạo bên ngoài: Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài…. - Tổ chức trong nội bộ tổ chức thực hiện công tác tổ chức đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Sự chuẩn bị cho chương trình đào tạo nội bộ đòi hỏi tổ chức phải đầu tư thời gian cũng như vật chất và sự nỗ lực lớn của tổ chức, nhưng đôi khi tổ chức lại thiếu kỹ năng để cung cấp các chương trình đào tạo có chất lượng tốt. Tuy nhiên chương trình đào tạo bên ngoài lại thường tốn kém hơn chương trình do tổ chức tự thực hiện. Những người thích hợp là những người phù hợp với mục tiêu của tổ chức và khả năng của các đối tượng có thể có được kết quả đào tạo tốt nhất. Tùy theo yêu cầu, mục đích, và nội dung của các chương trình đào tạo mà tổ chức có thể lựa chọn đối tượng cá nhân, một nhóm người hay toàn bộ công nhân viên của mình. Thời gian cho một chương trình đào tạo cần phải được xác định ngay trong giai đoạn lập kế hoạch, giúp tổ chức có thể chủ động hơn trong việc phân bố chỉ tiêu đi học, tiết kiệm kinh phí đào tạo, lựa chọn giáo viên phù hợp…. Thời gian đào tạo được chia làm hai loại: đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn. 3.2.4 Xác định nội dung đào tạo và phát triển giáo viên dạy nghề. Nội dung đào tạo chuẩn hóa:. a) Kiến thức, kỹ năng chuyên môn;. b) Nghiệp vụ sư phạm;. e) Những nội dung khác mà tiêu chuẩn chức danh quy định 2. Nội dung đào tạo thường xuyên:. a) Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, các quy định về dạy nghề;. b) Kiến thức chuyên môn, những tiến bộ khoa học, công nghệ mới thuộc chuyên môn giảng dạy;. c) Kỹ năng nghề (bao gồm cả việc sử dụng những thiết bị sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến của nghề);. d) Phương pháp giảng dạy, phương pháp xây dựng chương trình và sử dụng phương tiện dạy học mới;. Nội dung đào tạo nâng cao gồm:. a) Những vấn đề do yêu cầu công việc và nghề nghiệp;. b) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực hành;. c) Các tiêu chuẩn quy định của chức danh cao hơn. Đây là một kiểu bài tập trong đó người quản lý nhận được một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thông tin khác mà một người quản lý có thể nhận được khi vừa tới nơi làm việc và họ có trách nhiệm phải sử lý nhanh chóng và đúng đắn, phương pháp này giúp cho người quản lý học tập cách ra quyết định nhanh chóng trong công việc hàng ngày.

Bảng so sánh ưu nhược điểm của phương pháp đào tạo trong và ngoài công việc
Bảng so sánh ưu nhược điểm của phương pháp đào tạo trong và ngoài công việc

Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo

Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Có thể tính toán chi phí tương đối dễ dàng gồm chi phí trực tiếp của đào tạo (người đào tạo, tài liệu, năng suất mất đi nếu đào tạo được tiến hành trong thời gian làm việc của công ty) cộng với chi phí gián tiếp (chi phí quản lý hành chính của phòng nhân sự).

Chiến lược phát triển của tổ chức

Hiệu ích của đầu tư đào tạo= (Hiệu ích đào tạo/ Giá thành đào tạo)*100 Nhìn chung phân tích chi phí- lợi ích là khả thi đối với đào tạo và phát triển hơn là với các chức năng quản lý nguồn nhân lực khác.

VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT-ĐỨC VĨNH PHÚC

Quá trình hình thành và phát triển của trường cao đẳng dạy nghề Việt- Đức

Trong những năm vừa qua, Nhà trường luôn chủ động trong việc tiếp xúc với doanh nghiệp để định hướng cho quá trình đào tạo của mình, thông qua các hình thức như: mời doanh nghiệp góp ý về chương trình đào tạo; đào tạo hệ sơ cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp; liên hệ cho học sinh thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể tuyển chọn luôn số học sinh này vào làm việc. Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc là một trong 11 trường dạy nghê trong cả nước được thụ hưởng vốn vay ODA của CHLB Đức với tổng số 2 triệu EUR để đầu tư trang thiết bị dạy nghề tập trung cho 3 lĩnh vực: Cơ khí cắt gọt; Điện- Điện tử và công nghệ ôtô.

Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường

- Nhà trường thường xuyen được sự quan tâm của UBND Tỉnh, các Sở- Ban- Ngành và các cơ quan hữu quan, đặc biệt là được sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Lao động TB&XH trong mọi lĩnh vực hoạt động. - Đội ngũ cán bộ giáo viên đã được bổ sung cả về số lượng và chất lượng, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, tích cực, năng động, sáng tạo trong công việc.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà trường

- Trường mới thành lập, quy mô còn nhỏ, mặt khác lại có nhiều trường nghề của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh nên việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. - Kinh phí đào tạo còn hạn hẹp, trang thiết bị thực hành còn thiếu, đặc biệt là trang thiết bị hiện đại, hầu hết trang thiết bị nhà trường còn chưa cập với công nghệ sản xuất hiện đại.

CÁC LỚP HỌC SINH

Quy mô và cơ cầu học sinh

- Quy mô đào tạo phát triển đều và toàn diện: từ khóa đầu tiên với 180 học sinh thông qua chiêu sinh (chỉ sơ tuyển) tổ chức đào tạo với 02 nghề: Gò hàn và điện nước. Do điều kiện hiện tại Nhà trường đang thiếu phòng học lý thuyết và trang thiết bị thực hành, đặc biệt khi mà trong năm học 2009-2010 khi áp dụng chương trình khung (đào tạo nghề theo modul).

Quy mô và cơ cấu giáo viên

Năm 2005 Nhà trường đã có 2 thiết bị dạy nghề tự làm đạt giải 01 giải nhì và 01 giải ba tại hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc; năm 2006 Nhà trường có 01 giáo viên được cử đi thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc; năm 2007 tại hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc Nhà trường đã có hai giải pháp được công nhận; học sinh Nhà trường luôn đạt giải cao tại các hội thi giỏi nghề tỉnh; năm 2008 học sinh Nhà trường đạt 04 giải nhì và 04 giải ba. Nhìn chung đội ngũ giáo viên mới vào nghề, phần lớn giáo viên tuổi đời còn trẻ, được đào tạo cơ bản, nhiệt tình trong công việc, chịu khó nghiên cứu, học hỏi nên đã nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của công tác giảng dạy của nhà trường.

Xác định nhu cầu đào tạo

Như vậy, việc đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên phụ thuaộc nhiều vào tài trợ của bên ngoài chứ không căn cứ vào sự chênh lệch giữa hiệu quả thành tích cần đạt được với hiệu quả thành tích hiện tại của giáo viên. - Khi có các chương trình dự án đào tạo của Tổng cục dạy nghề, của tỉnh hoặc của các dự án nước ngoài nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ để tiếp nhận với các máy móc thiết bị mới hiện đại thì nhà trường sẽ chọn lựa quyết định đưa người đi đào tạo.

Quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên

Nhiều giáo viên được gửi đi thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất lớn trong nước và các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài nhằm tăng cường hiểu biết về công nghệ, trang thiết bị máy móc thực tế, kỹ năng vận hành, sử dụng các loại phương tiện và nắm được các yêu cầu mà nhà trường cần phải đào tạo cho học sinh để đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy nghề của nhà trường. Chẳng hạn khi tổ chức thi tay nghề cấp thành phố, cấp toàn quốc, thi tay nghề ASEAN, nhà trường cử giáo viên tham gia để học tập, khai thác máy móc, thiết bị công nghệ mới, kịp thời bổ sung vào chương trình giảng dạy những kiến thức cập nhật mới, phù hợp với thực tế của trường.

Đánh giá chung về đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc

Kế hoạch đào tạo phát triển giáo viên của các khoa, trường chưa thực sự có tính khoa học cao thiếu tính cụ thể, chưa xác thực với các nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng cá nhân và những điểm yếu, các mặt hạn chế trong năng lực, kỹ năng nghề của họ. Việc xây dựng các chương trình đào tạo phát triển cho đội ngũ giáo viên chưa được sắp xếp theo trình độ ưu tiên, chưa tạo ra đủ động lực thúc đẩy giáo viên trong việc tự học, tự nghiên cứu và tham gia các hoạt động bồi dưỡng tập thể.

PHÚC

  • Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc

    Để công tác nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của đào tạo phát triển năng lực đội ngũ giáo viên đạt kết quả cao, đòi hỏi các cán bộ quản lý, các phòng, khoa, bộ môn trong nhà trường phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức thực hiện giáo dục tìm hiểu nâng cao nhận thức, tạo không khí dân chủ, cởi mở, thúc đẩy ý chí quyết tâm của giáo viên dạy nghề. - Tổ trưởng bộ môn là người gần gũi, trực tiếp và sâu sát, nắm chắc được các nắn lực của giáo viên, các nhu cầu cần phải đào tạo từ đó để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của tổ bộ môn, tư vấn, hướng dẫn cho giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch tự học, tự đào tạo của từng cá nhân thiết thực với nhu cầu hoàn cảnh của họ.