Tài chính do nhà nước chi phối: Mối liên hệ giữa đầu tư và tiết kiệm địa phương

MỤC LỤC

Kiểm định FH có điều kiện

Iwamoto và van Wincoop thực hiện một phương pháp nghiên cứu dựa trên khung phân tích này cho các quận của Nhật Bản và nhận thấy rằng mối tương quan giữa đầu tư địa phương và tiết kiệm địa phương là thấp một khi các yếu tố toàn cầu hay quốc gia và các yếu tố khu vực được kiểm soát. Tuy nhiên, sự gia tăng tương quan từ thập niên 80 đến thập niên 90, được trình bày trong kiểm định vô điều kiện trong bảng 3, vẫn tiếp tục duy trì ngay sau khi kiểm soát các cú sốc quốc gia và các cú sốc cụ thể theo vùng (các cú sốc về chu kỳ kinh tế và ngân sách) đối với tiết kiệm và đầu tư địa phương.

Sự lưu chuyển vốn trong khu vực ngân hàng

Có sự chia xẻ rủi ro hữu hiệu trong tiêu dùng?

Trong phần này, ta chuyển sang xem xét một khía cạnh khác của sự hội nhập vốn nội địa, tập trung vào khía cạnh tiêu dùng (so với khía cạnh đầu tư được thảo luận trong phần trên), ấy là, thị trường vốn nội địa Trung Quốc cho phép có sự chia xẻ rủi ro đến mức nào trong tiêu dùng giữa các vùng khác nhau.

Ý tưởng cơ bản

Phần này được tổ chức như sau: Trước tiên chúng tôi trình bày kiểm định vô điều kiện về chia xẻ rủi ro nhằm mô tả xem việc tiêu dùng được thu xếp ổn thoả thuận tiện (giảm biến động) đến mức nào giữa các tỉnh thành Trung Quốc. Sau đó, chúng tôi áp dụng khung phân tích do Obstfeld (1994) đề xuất, cho phép kiểm định sự chia xẻ rủi ro ngay cả với một thị trường tài sản không hoàn chỉnh.23.

Kiểm định vô điều kiện về chia xẻ rủi ro

Vì các tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng địa phương tương quan với nhau ít hơn so với tỷ lệ tăng trưởng GDP địa phương trong giai đoạn tiền cải cách, cho nên tỷ số này thấp hơn một đơn vị một cách đáng kể về mặt thống kê, trong khi trong giai đoạn cải cách thì không như vậy. Cả hai mối tương quan tiêu dùng và sản lượng đếu giảm từ giai đoạn tiền cải cách sang giai đoạn cải cách, như thể hiện qua dấu âm và có ý nghĩa của sự biến thiên (lần lượt là -0,080 và -0,148). Vì mối tương quan sản lượng giảm nhiều hơn, cho nên mối tương quan tiêu dùng tương đối tăng lên (tăng thêm 0,054, cột 3), nhưng sự thay đổi này không khác không về mặt thống kê.

Nếu ta thực hiện công việc tính toán tương tự cho các quốc gia thành viên OECD, ta nhận thấy rằng cũng có sự giảm sút vừa phải trong mối tương quan tiêu dùng tương đối (dòng 6, cột 4 và 5). Tóm lại, cả bằng chứng về tương quan tiêu dùng tương đối (tương quan tiêu dùng địa phương so với tương quan sản lượng địa phương) và bằng chứng về biến động tiêu dùng tương đối (biến động tiêu dùng bình quân so với biến động sản lượng) xem ra đều cho thấy rằng mức độ chia xẻ rủi ro giữa các vùng Trung Quốc không cao và không được cải thiện từ thập niên 80 sang thập niên 90. Một mức độ lưu chuyển vốn thấp có thể xuất phát từ mức độ hội nhập tài chính thấp trong phạm vi Trung Quốc, nhưng cũng thể hình thành từ tính không hoàn chỉnh của thị trường tài sản.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ triển khai một đại lượng đo lường chia xẻ rủi ro dựa trên nghiên cứu của Obstfeld (1994), chính thức xem xét đến những yếu tố khác ngoài sự lưu chuyển vốn ảnh hưởng đến sự chia xẻ rủi ro.

Kiểm định có điều kiện về chia xẻ rủi ro

Biến động tiêu dùng tương đối trong nội bộ Trung Quốc cũng nằm trong phạm vi giống như số đo tương ứng của các quốc gia OECD cả trong giai đoạn tiền cải cách và cải cách. Điều này cho thấy rằng các cơ hội chia xẻ rủi ro không được cải thiện trong vòng mười năm qua. Nhằm mục đích so sánh, bảng 10 trình bày các kết quả tương ứng trong phạm vi các quốc gia OECD.

Hai chuyển biến ngược nhau này cho thấy sự gia tăng mức độ hội nhập tài chính giữa các quốc gia OECD. Các kết quả cho thấy rằng các quốc gia OECD đã trở nên hội nhập tài chính hơn, trong khi kết luận có tính chất lẫn lộn đối với các tỉnh thành Trung Quốc, chỉ đạt đến mức độ hội nhập tài chính vừa phải trong thời kỳ chuyển đổi. Đặc biệt hơn, có sự gia tăng chia xẻ rủi ro giữa các vùng từ giai đoạn tiền cải cách sang giai đoạn cải cách.

Tuy nhiên, mức độ chia xẻ rủi ro đi theo chiều ngược lại từ thập niên 80 sang thập niên 90.

Sự lưu thông vốn có được cải thiện trong thập niên 90 không?

Tại sao vốn không chảy sang những vùng hoạt động hữu hiệu hơn?

(d) “Vốn tự huy động” của các doanh nghiệp: Vốn do doanh nghiệp huy động từ những tổ chức có trách nhiệm cao hơn (trụ sở chính hay các bộ chủ quản) hay nhưng nguồn khác ngoài ngân sách chính phủ và cho vay ngân hàng như thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu;. Thứ hai, đầu tư được phân bổ thông qua ngân sách chính phủ và các khoản cho vay của các tổ chức tài chớnh sở hữu nhà nước là hai loại vốn (duy nhất) thể hiện mối quan hệ nghịch biến rừ rệt với năng suất vốn biên. Chính xác vì xét bình quân, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn và cạnh tranh vốn đầu tư khó khăn hơn trong một thị trường vốn hội nhập và vận hành tốt đẹp, cho nên chính phủ, vì quan tâm lo lắng đến người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước, có thể quyết định phân bổ vốn một cách có hệ thống cho các doanh nghiệp nhà nước ngay cả khi những doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả.

Trong tư liệu nghiên cứu, ta có thể hiểu rằng nền kinh tế kế hoạch tậpt rung của Trung Quốc trước năm 1978 đã phân biệt đối xử một cách có hệ thống không thuận lợi cho nông nghiệp và những lĩnh vực sơ khai khác, đồng thời ưu tiên cho công nghiệp. Nếu như những chủ trương hùng hồn này được phản ánh trên thực tế, thì ta sẽ thấy mối quan hệ đồng biến giữa dòng vốn ròng chảy vào một địa phương và tầm quan trọng của khu vực sơ khai trong nền kinh tế địa phương đó. Trong các cột tiếp theo của bảng 13, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa các cấu phần vốn khác nhau trong đầu tư địa phương và thu nhập ban đầu, tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước trong sản lượng công nghiệp địa phương, và tỷ trọng của khu vực sơ khai trong sản lượng địa phương.

Thứ hai, thật là thú vị, tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước trong sản lượng công nghiệp địa phương có quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê với qui mô vốn đầu tư được phân bổ từ ngân sách chính phủ và được tài trợ bằng vốn vay ngân hàng.

Nhận xét kết luận

Vì thế, tầm quan trọng của các doanh nghiệp sở hữu nhà nước trong nền kinh tế địa phương là một nhân tố đáng kể, giải thích chiều hướng đầu tư từ hai nguồn tài chính này. Ngược lại, tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước có dấu âm trong phương trình FDI, cho thấy rằng sự hiện diện của các doanh nghiệp nhà nước có thể đóng vai trò như một rào cản đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, qui tắc phân bổ vốn đầu tư của chính phủ, ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước, sẽ phân bổ vốn một cách có hệ thống hướng tới những hoạt động phi hiệu quả và rời xa những vùng hoạt động hiệu quả hơn.

Phân tích của chúng tôi dựa trên hai phương pháp tiêu chuẩn trong tư liệu tài chính quốc tế, ấy là kiểm định mối tương quan đầu tư-tiết kiệm địa phương và kiểm định việc thu xếp tiêu dùng ổn thỏa và thuận tiện (giảm biến động tiêu dùng). Các kết quả cho thấy rằng vốn đầu tư trong nội bộ Trung Quốc lưu chuyển kém hơn nhiều so với trong nội bộ những quốc gia được biết là có những thị trường vốn quốc tế hội nhập. Nhìn chung, chiều hướng lưu chuyển vốn nội bộ Trung Quốc xem ra gần giống với chiều hướng lưu chuyển vốn xuyên quốc gia hơn so với chiều hướng lưu chuyển vốn nội bộ trong các nghiên cứu nội bộ quốc gia khác.

Cuối cùng, chúng tôi chứng minh bằng tư liệu rằng chính phủ (so với khu vực tư nhân) có xu hướng phân bổ vốn đầu tư một cách có hệ thống từ những vùng hoạt động hiệu quả hơn đến những vùng hoạt động kém hiệu quả hơn.