MỤC LỤC
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhất là trong cơ chế thị trường chịu sự tác động của các qui luật kinh tế như : qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu…. Mặt khác, để tăng sự thích ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh, của công nghệ và thông tin.
Đòi hỏi người lao động không chỉ được trang bị kiến thức một lần mà phải được phát triển nghề nghiệp thông qua các chương trình đào tạo và phát triển nhằm nâng cao trình độ và khả năng làm việc để đáp ứng sự thay đổi trên. Chỉ khi người lao động được trang bị kiến thức nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của công nghệ mới, môi trường mới. Khi đó người lao động mới có thể làm việc có hiệu quả với những dây truyền sản xuất hiện đại.
Cho dù các doanh nghiệp trang bị các dây truyền sản xuất hiện đại đến đâu di chăng nữa , mà đội ngũ lao động không đáp ứng được sự thay đổi đó thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không cao. Bởi trong sản xuất , yếu tố con người là quan trọng nhất do đó đào tạo và phát triển là yêu cầu khách quan đòi hỏi chứ không phải là xuất phát từ yếu tố chủ quan của con người. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải tạo ra sự thích nghi cao trong môi trường sản xuất kinh doanh.
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO - PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI.
Tỷ lệ các thành viên tham gia chương trình đào tạo - phát triển Trong các doanh nghiệp nhà nước, hầu hết các chương trình đào tạo đưa ra, dành cho các nhà quản lý hơn là dành cho những nhân viên (công nhân) làm việc trong các doanh nghiệp. Để quyết định nhu cầu đào tạo, các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu dựa vào yêu cầu của doanh nghiệp và kế hoạch quản lý dài hạn của ban giám đốc, các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và những thay đổi trong công nghệ sản xuất. Để đối phó với những thay đổi này và cố gắng phát triển tổ chức trong môi trường kinh doanh mới, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực này đều nhận thấy sự cần thiết của đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Để phát hiện nhu cầu đào tạo - phát triển, ban lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức các buổi họp với mọi người trong doanh nghiệp và khuyến khích các nhân viên đưa ra ý kiến của mình mà người lao động cần được nâng cao hoặc thu thập những ý kiến của người lao động từ các đại diện của các phòng ban trong tổ chức. * Đối với phương pháp tự học, thì hơn một nửa số doanh nghiệp được hỏi chấp nhận vì nó cho phép các nhân công nâng cao trình độ, kỹ năng của mình trong cùng thời gian thực hiện công việc, mà không ảnh hưởng đến công việc. Để trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết cho các nhân viên, nhằm đối phó với những thay đổi trong môi trường kinh doanh, những doanh nghiệp này đã sử dụng một vài cách để đào tạo như: các khoá học ngắn hạn, là hình thức đào tạo thường xuyên được sử dụng khoảng 93% tổng số các doanh nghiệp được hỏi sử dụng.
Cuộc phỏng vấn với chuyên gia quản lý nhân lực của công ty dệt 8-3 cho biết, nhân công làm việc trong công nghiệp dệt thường được đào tạo và đào tạo lại thông qua các khoá học ngắn hạn do sự hợp tác giữa công ty với các trường hướng nghiệp hoặc các trung tâm đào tạo của ngành. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều thấy được sự cần thiết của đào tạo và nhận thấy rằng đào tạo là hình thức cơ bản giúp tổ chức phát triển và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, giá trị của các hoạt động đào tạo vẫn còn mang tính trực giác, các nhà quản lý của các doanh nghiệp kết luận một cách lôgíc rằng, đào tạo có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: tăng năng suất, nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm.
Ngân sách đào tạo có nhiều hình thức như: tổng số tiền mà doanh nghiệp chi trả cho nhân viên trong thời gian nghỉ việc để học hoặc là số tiền trích ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp cho các chương trình đào tạo. Vì vậy, các nhà quản lý phải theo kịp với những phát triển mới nhất trong lĩnh vực mà họ coi trọng, cùng với sự biến động của môi trường kinh doanh, hình thức quản lỹ cũng có sự thay đổi. Hầu hết các chương trình phát triển quản lý chú trọng vào việc nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý của cán bộ quản lý hơn là chú trọng vào bổ sung những kiến thức quản lý chung.
Hơn 2/3 trong tổng số các doanh nghiệp được hỏi, đều nhận thấy sự cần thiết phải phát triển quản lý cho các nhà quản lý, bởi các doanh nghiệp đã có một khoảng thời gian dài hoạt động dưới cơ chế kế. Cuộc phỏng vấn với một vài nhà quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, cho thấy rằng: hiện nay sự phát triển quản lý tập trung vào việc nâng cao kỹ năng quản lý cho các cán bộ quản lý hơn là chú trọng vào việc bổ sung những kiến thức còn thiếu cho nhà quản lý. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước, khoảng 96,4% trong tổng số các doanh nghiệp được hỏi đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động được thực hiện theo các quý hoặc năm.
Các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với một vài nhà quản lý của doanh nghiệp, cho thấy rằng: trong hầu hết các trường hợp đánh giá thì kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động chỉ là hình thức. Cuộc điều tra cho thấy rằng, mục đích chủ yếu của việc quản lý các chương trình đánh giá thực hiện công việc làm tìm ra những nguyên nhân làm cho kết quả thực hiện công việc không cao và tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công việc của công nhân chiếm tỷ lệ khoảng 83,6% trong tổng só các doanh nghiệp được hỏi.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO - PHÁT TRIỂN NNL TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
Muốn làm được điều này trước tiên doanh nghiệp phải xác định cái mà doanh nghiệp nhận được sau quá trình đào tạo.
Về thời gian, các doanh nghiệp cần có các kế hoạch bố trí các khoá học sao cho hợp lý, không ảnh hưởng tới công tác sản xuất của doanh nghiệp.