MỤC LỤC
Sau hơn 9 năm hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Ninh Bình, phần lớn các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước sau khi hoàn thành đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, song cũng không ít dự án đi vào hoạt động kém hiệu quả dẫn đến phát sinh nợ quá hạn trong thời gian dài, nợ quá hạn và nợ xấu chiếm tới 20% tổng dư nợ tín dụng đầu tư, tăng trưởng tín dụng âm ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh. Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ chi nhánh NHPT Ninh Bình cùng sự chỉ đạo sát sao của NHPT Việt Nam, của các cấp đảng ủy, chính quyền tại địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành có liên quan, chi nhánh đã khẳng định và thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng trong chuyển dịch và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng đầu tư là sự thỏa mãn yêu cầu hợp lý của khách hàng với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản nhưng vẫn tuân thủ đúng quy định của tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. - Đối với nền kinh tế: khoản tín dụng trung, dài hạn có chất lượng phải hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, vừa thúc đẩy tiêu dùng, thu hút tối đa nguồn vốn trong nước, đồng thời tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế.
Thẩm định trong hoạt động cho vay là việc xem xét, đánh giá hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, kết hợp với thu thập các thông tin khác để đưa ra kết luận về khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng cũng như hiệu quả của phương ỏn vay, từ đú nờu rừ ý kiến về việc đồng ý hay khụng đồng ý cho vay và đưa ra các điều kiện vay vốn. Một nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng ổn định, không bị ảnh hưởng xấu bởi khủng hoảng, lạm phát là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh đạt lợi nhuận cao, khả năng trả nợ (gốc và lãi) của doanh nghiệp không bị biến động, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, lợi tức của ngân hàng thu được bị giới hạn bởi lợi nhuận của doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng, nên với mức lãi suất cao các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không có khả năng trả nợ ảnh.
Đặc điểm của hoạt động này là cần lượng vốn lớn và dài hạn, nên nếu chính sách về tài sản bảo đảm, thời hạn vay… không được xác định phù hợp với đặc điểm của dự án, lĩnh vực ngành nghề hoạt động của dự án thì sẽ dẫn đến các kết cục: Một là, các chủ đầu tư không đáp ứng được các điều kiện đặt ra (ví dụ: yêu cầu về tài sản bảo đảm vượt quá khả năng…) và sẽ không triển khai được dự án; Hai là, các điều kiện quá nới lỏng dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng.
Nợ xấu năm 2013 giảm xuống là do dự án “nhà máy Xi măng Tam Điệp” được cơ cấu nợ và đưa số nợ này chuyển về nhóm 1, do được cơ cấu nên công ty thực hiện tốt việc trả nợ theo phương án cơ cấu của chi nhánh, bên cạnh đó, chi nhánh cũng tích cực đốc thu các dự án lớn, đặc biệt dự án khó khăn là dự án “Nhà máy xi măng Vinakansai Ninh Bình”. - Nguyên nhân từ cơ chế chính sách của nhà nước thời kỳ này, năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó, cắt giảm đầu tư công đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, đá…). Trên thực tế, NHPT không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực của nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo để tòa án xử lý…cùng các quy định khác dẫn đến tình trạng ngân hàng không thể giải quyết dứt điểm được nợ xấu tồn động, tài sản tồn đọng.
Chỉ có năm 2013, không hoàn thành kế hoạch được giao do dự án “Nhà máy sản xuất phân Đạm từ than cám công suất 1760 tấn ure/ngày”, nhà thầu không đáp ứng được các yêu cầu ghi trong hợp đồng nên chưa thể giải ngân; do nguồn vốn giải ngân gặp khó khăn nên chưa giải ngân hết cho chương trình kiên cố hóa kênh mương (KCHKM).
- Ngoài việc phải quan tâm phân tích đánh giá năng lực tài chính, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng theo đúng quy trình thẩm định, Chi nhánh cần phải tìm hiểu kỹ tư cách, uy tín của khách hàng trong kinh doanh thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng, tìm hiểu mối quan hệ của khách hàng với các bạn hàng, qua đó cũng có thể đánh giá được mức độ tín nhiệm cũng như nguồn thu của khách hàng có đảm bảo thanh toán đúng hạn hay không nhằm hạn chế việc cho vay đầu tư ra nhưng không thu được nợ do khách hàng cố tình chây ì không trả nợ cho chi nhánh. - Để rút ngắn thời gian thẩm định, nâng cao chất lượng thẩm định dự án thì hoạt động thẩm định của ngân hàng nên được bắt đầu và phối kết hợp với chủ đầu tư từ khi việc lập dự án được tiến hành; phân công chức năng, nhiệm vụ rừ ràng giữa cỏc phũng trong chi nhỏnh, xử lý tỡnh huống mới phỏt sinh kịp thời, quyết liệt; tổ chức cách thức thẩm định ngay từ đầu đối với dự án cụ thể, kiểm soát quá trình phối hợp thẩm định, tăng cường công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để không ngừng tìm kiếm và xây dựng các mô hình hợp lý cho. Tổ chức việc giám sát khách hàng nghiêm túc và tỉ mỉ thông qua việc xem xét các đặc tính quan trọng nhất của khoản vay bao gồm: tình trạng tài sản bảo đảm, tính pháp lý của hợp đồng tín dụng, hợp đồng sửa đổi, bổ sung để đảm bảo chi nhánh có toàn quyền xử lý tài sản thế chấp của doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng không trả được nợ vay cho chi nhánh.
- Hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo, chuẩn hóa bảng biểu tạo sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện, ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo khai thác có hiệu quả, tránh lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này, khi cần có thể truy xuất dữ liệu đầy đủ, nhanh chóng, thuận tiện và thật sự có giá trị giúp cấp quản lý, điều hành nắm chắc tình hình, phân tích sâu, đánh giá đúng bản chất vấn đề để có giải pháp ngăn ngừa được rủi ro.
- NHPT cần đề xuất với các cấp có thẩm quyền phân cấp cho NHPT một số các chức năng, thẩm quyền để NHPT chủ động hơn điều chỉnh lãi suất, cơ chế chính sách ban hành kịp thời theo từng thời điểm..Đồng thời nghiên cứu thêm cơ chế khuyến khích ưu đãi phụ trợ về lãi suất huy động vốn cho các khách hàng lớn, có quan hệ tín dụng tốt để chủ động nguồn vốn về lâu dài cho các dự án TDDT. Đề nghị các sở, ban ngành hỗ trợ giới thiệu cho Chi nhánh các dự án TDĐT; tạo điều kiện hỗ trợ các chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ thủ tục vay vốn TDĐT, nhất là các thủ tục về đầu tư xây dựng, đất đai, cấp mỏ, đánh giá tác động môi trường, hồ sơ thủ tục bảo đảm tiền vay. Trong điều kiện hiện nay với sự bung ra các cơ chế mới của hàng loạt ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận và phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội thì việc nâng cao chất lượng tín dụng vẫn là biện pháp được ưu tiên hàng đầu.
Với tinh thần làm việc nghiêm túc trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Ninh Bình, rút ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị phù hợp, luận văn đã cố gắng giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư tại chi nhánh.