MỤC LỤC
Cơ cấu kinh tế của thành phố Đồng Hới trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, phù hợp dần với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong các năm từ 2006 đến nay, thành phố đã xác định công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị là mục tiêu quan trọng và đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực thực hiện: Dự án vệ sinh môi trường, khu đô thị mới, các siêu thị, khách sạn; hệ thống vỉa hè, công viên, cây xanh, cấp thoát nước, điện, đường, trường, trạm.
Trong ngành chăn nuôi cơ cấu cũng có thay đổi giữa tỷ lệ các nhóm vật nuôi, đàn gia súc, gia cầm có chuyển đổi mạnh về cơ cấu vật nuôi hình thức nuôi và áp dụng khoa học trong chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi đa dạng, phong phỳ, chất lượng vật nuụi được cải tạo và nõng cấp rừ rệt nhất là đàn bò và đàn lợn. Cơ cấu nghề nghiệp có nhiều đổi mới và chuyển dịch theo hướng đánh bắt xa bờ, chú trọng nghề khai thác các đối tượng xuất khẩu, ngư dân đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị ngư cụ, chuyển đổi nghề nghiệp, năng lực khai thác tăng lên đáng kể.
Đã thành lập và phát triển đa dạng các mô hình đánh bắt hải sản, chú trọng mở rộng ngư trường, kết hợp khai thác đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái biển. Tuy nhiên, kết quả nuôi trồng thuỷ sản chưa ổn định, rủi ro còn khá cao do việc nuôi trồng còn mang tính tự phát, thiếu quy trình kỹ thuật và hệ thống cấp thoát nước chưa đồng bộ.
Công nghiệp thành phố đã chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở công nghiệp, thực hiện tốt chính sách khuyến công, ứng dụng tiến bộ KHKT, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Công nghiệp liên doanh với nước ngoài đang hình thành và phát triển, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến lương thực - thực phẩm, bước đầu nhịp độ phát triển tuy còn chậm song đã góp phần vào tổng giá trị chung sản lượng công nghiệp trong Thành phố.
Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa thực sự vững chắc và cơ bản: thương mại nội địa tuy có phát triển nhưng vẫn còn ở mức thấp, chưa tạo được nguồn hàng ổn định chất lượng cao, lưu thông hàng hóa và cơ cấu tiêu dùng còn thể hiện trình độ sản xuất và mức sống dân cư thấp. Tuy nhiên, công tác quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch, các điểm du lịch còn chậm và còn nhiều hạn chế (so với yêu cầu và lợi thế phát triển, đặc biệt là các loại hình du lịch thế mạnh của địa phương như du lịch biển và du lịch sinh thái).
Thông tin địa lý bao gồm hai loại dữ liệu: Không gian và phi không gian.Theo nhiều tác giả (ERSI, 1990;. Aronoff, 1993), GIS đã được các nhà địa lý “thai nghén” vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XIX và hệ thống thông tin địa lý đầu tiên ở cấp quốc gia đã ra đời ở Canada năm 1964 với tên gọi là CGIS (Canada Geographic Information System). Với những ưu thế nổi trội, GIS là một hệ thống có khả năng quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý chính xác các lớp thông tintrong mối quan hệ tương tác không gian giữa các đối tượng địa lý có khr năng bổ sung, đo đạc và tự động tính toán chính xác về mặt định lượng các đối tượng trên bản đồ cùng với các thuộc tính của chúng, đồng thời có thể đưa ra các tính toán dự báo phục vụ cho quy hoạch.[2].
Ứng dụng GIS với mức độ phức tạp hơn là dùng khả năng phân tích của GIS để mô hình hóa các tiến trình xói mòn đất, sự lan truyền ô nhiễm trong môi trường khí hay nước, hoặc sự phản ứng của một lưu vực sông dưới ảnh hưởng của một trận mưa lớn. Thông tin địa lý GIS đã được công nhận là một hệ thống với nhiều lợi ích không chỉ trong công tác thu thập, đo đạc địa lý, quản lý mà còn hỗ trợ rất có hiệu quả trong công tác điều tra tài nguyên thiên nhiên, phân tích hiện trạng và dự báo xu xu hướng diễn biến tài nguyên môi trường. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ GIS và viễn thám đã và đang mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau và phục vụ đắc lực cho nhiều ngành khoa học, đặc biệt những ngành liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Trong công tác cảnh báo và phòng chống thiên tai như công tác phòng chống bóo, nhờ cụng nghệ GIS và viễn thỏm, con người cú thể gần như tận mắt theo dừi quá trình hình thành cũng như đường đi, phạm vi ảnh hưởng của các cơn bão, nhờ đó tránh được những thiệt hại cho con người. GIS và viễn thám cũng được coi là công cụ khá phổ biến trong xây dựng các thông tin về vùng hạn hán và cảnh báo nguy cơ cháy rừng rất hiệu quả, điển hình là các nước khu vực Bắc Mỹ, Nhật Bản, Úc… Kết hợp ảnh viễn thám và hệ thống định vị toàn cầu GPS, các điểm cháy rừng các khu vực có nguy cơ cháy được dự báo một cách chính xác. Tóm lại, với những thành tựu đã đạt được cùng với việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật hiên đại khác, cho thấy công nghệ GIS và viễn thám đã trở nên phổ biến và có vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Sau khi Đồng Hới được công nhận là đô thị loại ba và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố đã quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế; mở rộng đô thị và ưu tiên công tác quy hoạch, quản lý, thực hiện quy hoạch, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị được đảng bộ và nhân dân Đồng Hới xác định là nhiệm vụ mang tính đột phá trong nhiệm kỳ 2005- 2010 nhằm tạo tiền đề đưa Đồng Hới lên thành đô thị loại II vào năm 2015. Sử dụng đất nông nghiệp phải gắn liền với việc phát triển toàn diện, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc điểm tự nhiên, đất đai, nguồn nước để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất. Đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, các cụm điểm tiểu thủ công nghiệp như Quang Phú, Thuận Đức,… đưa ngành công nghiệp thành phố Đồng Hới phát triển với nhịp độ khoảng 15 - 16% hàng năm, nâng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn lên 40 - 41%.
- Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, về giá ưu đãi khi thuê đất, khuyến khích các nhà doanh nghiệp trong nước và ngoài nước mạnh dạn triển khai các dự án đầu tư tại các khu công nghiệp. - Huy động vốn đầu tư phát triển các ngành: Trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp và cổ phần hoá doanh nghiệp, thu lại nguồn vốn cho ngân sách nhà nước để tái đầu tư phát triển các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố: Trong nông nghiệp, lâm nghiệp thực hiện việc giao đất, giao rừng để tự đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại. Xây dựng bản đồ HTSDĐ và bản đồ biến động sử dụng đất từ ảnh viễn thám, ứng dụng công nghệ tin học kết hợp với công tác giải đoán ảnh cho hiệu quả công việc cao, tiết kiệm thời gian hơn các phương pháp khác, đơn giản trong quy trình thành lập, dễ cập nhất thông tin đáp ứng được nhu cầu của các cấp quản lý Nhà nước về đất đai.