Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại Công ty cổ phần Sông Đà 2: Đề xuất giải pháp và áp dụng thực tiễn

MỤC LỤC

Kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại CTCP Sông Đà 2

Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất thông thường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, CTCP Sông Đà 2 phải có các yếu tố đầu vào bao gồm vật liệu, máy móc, lao động… Vì vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Còn đối với các tổ, đội đơn vị trực thuộc không có bộ phận kế toán riêng (hạch toán theo hình thức tập trung) thì các nhân viên kế toán đội (hay còn gọi kế toán công trình) chỉ làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu sau đó hàng tháng tập hợp chứng từ gửi về phòng Tài chính – Kế toán Công ty. Trong tổng chi phí sản phẩm xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn, vì vậy, việc hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa quan trọng để xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất cũng như tính chính xác của giá thành sản phẩm.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp như: xi măng, cát, đá dăm…Nó không bao gồm vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và quản lý công trình. Vật liệu phụ là các vật liệu như các phụ gia bê tông, dây điện, vật liệu hút ẩm, vật liệu chống thấm…Chi phí nhiên liệu bao gồm giá trị của các loại xăng, dầu chạy máy, than, củi…phục vụ cho việc vận hành máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Vì vậy, việc hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng.

Công ty không thực hiện việc thu mua vật tư về tập trung tại khi Công ty mà thường liên hệ trực tiếp với các chi nhánh của nhà cung cấp quen thuộc tại nơi thi công công trình, tổ chức các kho bãi ngay chân công trình nhằm đáp ứng kịp thời cho sản xuất, tiết kiệm chi phí vận chuyển không cần thiết phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh phân tán, địa bàn hoạt động rộng khắp. Trờn Phiếu xuất kho, cột đơn giá và thành tiền thì phải chờ cuối tháng, khi chứng từ được tập hợp gửi về phòng Tài chính - Kế toán, kế toán mới tính ra giá thực tế vật liệu xuất kho và ghi vào Phiếu xuất kho.

HÌNH THỨC VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO KHOÁN

Chi nhánh được xây dựng trên cơ sở ĐMXD cơ bản của Bộ xây dựng và kiểm tra thực tế tại hiện trường. - Đơn giá: Vật tư, nhân công, máy thi công được thanh toán theo đơn giá giao khoán. - Giá trị vật tư, ca máy thi công đội ứng của Chi nhánh sẽ được trừ vào giá trị Quyết toán.

- Trường hợp một số vật tư, ca máy nhỏ lẻ giao cho đội mua, giá cả được thanh toán theo dự toán chi phí được duyệt. + Chi phí quản lý đội: Chi phí lán trại, lương đội trưởng, kỹ thuật, bảo vệ và một số chi phí khác (photo, văn phòng phẩm..). Khối lượng thanh toán là khối lượng thanh quyết toán được chủ đầu tư chấp thuận.

Hàng tháng hai bên tiến hành tạm xác nhận khối lượng thực hiện cho bên B. Khi có hồ sơ thanh toán được Chủ đầu tư chấp nhận, hai bên cùng nhau đối chiếu khối lượng thanh toán, bên A thanh toán cho bên B theo khối lượng được chấp thuận nhân với đơn giá giao khoán, giá trị thanh toán theo tỷ lệ phiếu giá của Chủ đầu tư.

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Công ty không tổ chức đội máy thi công riêng mà tùy theo nhu cầu sử dụng của từng công trình, Công ty sẽ gao cho các đội tự quản lý, điều hành dưới sự giám sát của các phòng, ban trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, trong trường hợp cần gấp mà Công ty không kịp điều động xe hay nơi thi công địa hình hiểm trở, khó khăn tron việc di chuyển xe, máy thì có thể thuê ngoài máy thi công tại nơi thi công để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Còn các chi phí khác phát sinh trong quá trình sử dụng máy như chi phí nguyên vật liệu đã được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lương công nhân điều khiển máy cũng được hạch toán vào chi phí công nhân trực tiếp và chi phí khác được hạch toán vào chi phí sản xuât chung.

Chi phí sử dụng máy thi công được ghi nhận theo số tiền đi thuê phải thanh toán (không bao gồm thuế GTGT) do Công ty thường thực hiện phương thức thuê trọn gói tức thuê máy bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng(công nhân vận hành máy, nguyên nhiên vật liệu…), được thuê khoán theo giờ công. Do số tiền thuê được tính trên số giờ công máy làm việc nờn trong quỏ trỡnh thuờ cỏc tổ, đội phải theo dừi chặt chẽ hoạt động của từng mỏy thụng qua Bảng theo dừi hoạt động của mỏy thi cụng thuờ ngoài. Cuối thỏng, kế toỏn tập hợp cỏc Hợp đồng thuờ mỏy và Bảng theo dừi hoạt động máy thi công thuê ngoài từ các đội thi công để làm cơ sở lập Bảng tổng hợp chi phí máy thi công thuê ngoài cho từng công trình, hạng mục công trình.

Trên cơ sở số liệu Bảng kê trích khấu hao TSCĐ và Bảng tổng hợp chi phí máy thi công thuê ngoài, kế toán tiếp tục phản ánh chi phí sử dụng máy thi công trong tháng vào sổ Nhật ký chung (Mẫu biểu số 2.9) và Sổ Cái TK 623 (Mẫu biểu số. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, liên quan gián tiếp đến các đối tượng xây lắp. Nhân viên phân xưởng hay nhân viên quản lý công trình cũng là những công nhân trong biên chế của Công ty, được trả lương theo thời gian : Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, các cán bộ kỹ thuật, giám sát thi công.

Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công do các tổ, đội gửi về, kế toán tính ra lương phải trả và tiến hành lập Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân biên chế cho từng công trình, hạng mục công trình (Mẫu biểu số 2.13). Sau đó, kế toán tiến hành tổng hợp hợp lương biên chế toàn chi nhánh và trích lập các khoản trích theo lương quy định thông qua Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương khối công nhân biên chế ( Mẫu biểu số 2.14). Và cũng giống như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trên cơ sở Giấy đề nghị cung ứng vật tư đã được ký duyệt (Biểu mẫu số 2.4), mỗi lần xuất CCDC thủ kho có trách nhiệm lập phiếu xuất kho ( Biểu mẫu số 2.6).

Trong CTCP Sông Đà 2 các chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh thường bao gồm: chi phí điện, nước chi phí thuê lán trại, vận chuyển máy móc..Các chi phí bằng tiền khác như: chi phí tiếp khách, chi phí giao dịch. Hàng tháng, kế toán tập hợp các hóa đơn mua ngoài là Hóa đơn bán hàng của người bán và tiến hành lập Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài làm cơ sở hạch toán vào Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết TK 6277 và Sổ Cái TK 627. Cuối mỗi quý cán bộ Phòng Kỹ thuât, Phòng Kinh tế kế hoạch, Chủ nhiệm công trình cùng với bên chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu, đánh giá khối lượng công trình hoàn thành và kiểm kê, đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang cuối quý cho các công trình, hạng mục công trình cụ thể.

Trong đó, Phòng Kinh tế - Kế hoạch có trách nhiệm lập Phiếu dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ và Phiếu dự toán khối lượng xây lắp dở dang, kế toán tính ra giá trị thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ và lập Bảng kê chi phí sản xuất xây lắp dở dang cuối mỗi quý cho từng công trình. Sau khi phản ánh xong các nghiệp vụ phát sinh, nhiệm vụ đặt ra cho kế toán là phải tiến hành tổng hợp chi phí để nhà quản trị có thể biết được tổng chi phí đã thực hiện trong kỳ là bao nhiêu.

Biểu số 2.16: Bảng tính lương công nhân thuê ngoài.
Biểu số 2.16: Bảng tính lương công nhân thuê ngoài.