MỤC LỤC
- Để phát hành trái phiếu quốc tế buộc phải có sự xếp hạng tín nhiệm của một công ty xếp hạng uy tín mà chi phí cho việc mời công ty đó thường không rẻ và việc mời các công ty xếp hạng thường là công ty nước ngoài sẽ cần nhiều thời gian để đưa ra xếp hạng. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu quốc tế sẽ đa dạng hóa các nguồn vốn vay, tạo kênh huy động vốn trung dài hạn, nếu được quản lý thận trọng, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh tài chính quốc gia, hình thức huy động mới này sẽ tạo động lực thúc đẩy tiến trình tự do hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. - Phải xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngay tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế: Với hình thức huy động vốn qua thị trường trái phiếu quốc tế, một lượng vốn lớn sẽ được thu về trong một thời gian ngắn, cho nên, cần có kế hoạch cụ thể để giải ngân ngay cho đầu tư, tránh ứ động vốn sẽ làm tăng chi phí, gây nên lãng phí trong đầu tư.
Từ những phân tich trên ta có thấy rằng phát hành trái phiếu quốc tế có những khó khăn và thuận lợi nhất định, nếu như có phương án phát hành và sử dụng vốn vay hợp lý thì việc làm này sẽ mang lại hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển mạnh hơn; nếu sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả, nó sẽ tác động tiêu cực đến đến nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển kinh tế của quốc gia. Do đó, phát hành trái phiếu quốc tế là việc làm cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa vào các yếu tố khách quan như điều kiện thị trường tại thời điểm phát hành cũng như các điều kiện chủ quan như tính hấp dẫn của trái phiếu, sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư quốc tế….
Bên cạnh đó, Ông Jon Pratt – lãnh đạo Thị trường vốn châu Á của Ngân hàng Credit Suisse First Boston (CSFB) nhận định rằng đây là một đợt phát hành trái phiếu quốc tế tạo bước ngoặt đặc biệt và tạo nền tảng quan trọng cho các đợt phát hành sau vì sự thành công của đợt phát hành này đã có ý nghĩa tác động đến các nhà đầu tư quốc tế để họ xây dựng các hạn mức tín dụng đầu tư vào Việt Nam trong tương lai. Trong khi đó, đối mặt với sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng và tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ, Tổng thống Obama đã đề xuất đưa ra một số quy định hạn chế các định chế tài chính nắm giữ các khoản đầu tư rủi ro: Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ được quyền kiểm tra bất cứ tập đoàn ngân hàng và tài chính nào có tài sản lớn hơn 50 tỷ USD; đồng thời có quyền buộc các ngân hàng phải cắt giảm hoặc đình chỉ các hoạt động giao dịch nhiều rủi ro; các tập đoàn tài chính lớn phải ký quỹ 50 tỷ USD dự phòng nhằm giải cứu chính nó khi bị thua lỗ,…Ngoài ra thị trường tài chính quốc tế cũng đang lo ngại về các biện pháp thắt chặt kinh tế của Trung Quốc. - Thứ hai, về phía Việt Nam, dù hơn Indonesia và Philippines một bậc ở Bảng xếp hạng tín nhiệm của S&P, nhưng không được đánh giá cao bằng hai nước này, vì chưa có đà lên hạng: Việt Nam phát hành trái phiếu, khi tình hình lạm phát và sự định giá thấp đồng tiền, khủng hoảng cán cân thanh toán và dự trữ của Việt Nam sụt giảm, ảnh hưởng tới lòng tin của nhà đầu tư trong đợt phát hành lần này.
- Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực nhằm củng cố uy tín trước khi phát hành trái phiếu trong bối cảnh lạm phát ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư như: tổ chức quảng bá tại các thị trường châu Á (Hồng Kông), châu Âu (London) và châu Mỹ (Boston, New York),…Trái phiểu Chính phủ Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm từ những luồng vốn chất lượng. - Có thể nói vụ Vinashin sẽ có ảnh hưởng lâu dài và lan rộng, nó làm ảnh hệ số tín nhiệm của Vịệt Nam giảm, điều này khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam càng khó khăn hơn ( phải trả lãi suất cao hơn so với các công ty, doang nghiệp các nước trong cùng khu vực). - Ngày 12/5/2011, Công ty Hoàng Anh Gia Lai, mã chứng khoán là HAG, đã chính thức là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế bằng cách đánh giá hệ số tín nhiệm mà không có sự bảo lãnh của một tổ chức nào thuộc chính phủ.
Phải nói rằng việc phát hành trái phiếu quốc tế nếu sử dụng đúng và trọng điểm là môt kênh huy động rất tốt và Việt Nam vay được dễ dàng trên thị trường tài chính quốc tế, nhưng điều quan trọng là cần thận trọng trong cách sử dụng, phải sử dụng nguồn vốn có được vào những công việc gì cho hiệu quả, cũng như thanh tra giám sát nguồn vốn vay ấy thật thực chắt và chặt chẽ.
- Với mục đích tăng thêm lợi ích kinh tế của mình, các nước viện trợ sẽ yêu cầu các nước nhận viện trợ từ từ dỡ bỏ các hàng rào thuế quan bảo hộ ngành công nghiệp còn non trẻ trong nước và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của nước tài trợ như Việt Nam mở cửa đối với mặt hàng ôtô của Nhật Bản và Mỹ vào năm 2006, thực hiện cam kết thuế đối với khu vực ASEAN. - Việc giải ngân chậm trễ luôn được đề cập đến mà nguyên nhân cụ thể là do sự phức tạp của quy trình và thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ; việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu, năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý còn nhiều hạn chế. Mặc dù Việt Nam đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư như sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài nhưng dòng vốn FDI vẫn chủ yếu đến từ các nước châu Á và FDI đầu tư vào các vùng không đồng đều mà chỉ Chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai do các địa phương này có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, dân cư, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ và lao động.
Môi trường đâu tư tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: thủ tục hành chính rườm rà, nạn quan liêu tham nhũng lan rộng và các vụ “chạy chức” mới được phát hiện gần đây cũng làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư. Khi thu hút đầu tư nước ngoài chúng ta ít nhận thấy những mặt trái của vấn đề là các luồng vốn này sẽ kéo theo các khoản vay không nhỏ, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng và chúng ta trở thành “bãi rác công nghiệp” cho các máy móc công nghệ lỗi thời từ các nước khác đem vào.
Mỗi thị trường lại có những đặc điểm riêng của mình với những ưu, khuyết khác nhau.Tuy nhiên thị trường trái phiếu châu Âu hiện nay đang chiếm ưu thế và dành được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư lẫn các tổ chức phát hành do có đặc ưu việt của nó.Trái phiếu châu Âu chiếm hơn 80%. Trước tình cảnh đó, nhiều quốc gia đã chuyển sang sử dụng một ngoại tệ khác thay thế để dùng trong trao đổi buôn bán như Euro, bảng Anh… Bên cạnh đó, việc lựa chọn phát hành trái phiếu quốc tế bằng một ngoại tệ khác đôla Mỹ cũng giúp chúng ta đa dạng hóa danh mục ngoại tệ mà mình đang nắm giữ nhằn phân tán rủi ro trong trường hợp đôla Mỹ mất giá khi vay hoặc tăng giá quá cao khi chúng ta phải trả nợ. Nên phân bổ nguồn vốn vay hiệu quả, sử dụng nguồn vốn vay này để phát triển các thế mạnh hiện có của đất nước, tránh đầu tư dàn trải, nên tập trung đầu tư vào các ngành có lợi thế về xuất khẩu có hiệu quả, trong đó đẩy mạnh sử dụng lao động để tạo công ăn việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Xây dựng sức mạnh cho thương hiệu Việt Nam không chỉ là việc tuân thủ các nguyên tắc, luật lệ quốc tế, thanh toán trái phiếu đúng hạn mà còn là cách ứng xử lịch thiệp, cư xử có văn hóa và chuyên nghiệp với các đối tác, xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam thanh bình, ổn định về chính trị, tăng trưởng nhanh và ổn định về kinh tế cùng với môi trường sống và làm việc thân thiện, hiếu khách. Bờn cạnh đú, việc chớnh phủ cần củng cố hệ thống phỏp lý rừ ràng, tạo một mụi trường đầu tư minh bạch và hệ thống thông tin rộng khắp cũng như dẹp bỏ được nạn tham ô, hối lộ cũng góp một phần vô cùng quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh một nướcViệt Nam hiệu quả trong kinh doanh và lành mạnh, ổn định trong xã hội.