MỤC LỤC
- Chỉ tiêu công dụng: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho các thuộc tính sử dụng của sản phẩm hàng hoá như giá trị dinh dưỡng, hệ số tiêu hoá, độ bền thời gian sử dụng. - Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng một sản phẩm đẹp phải có tính chân thật, mang trong mình các yếu tố hiện đaị, sáng tạo, đồng thời hình dáng kiểu cách cũng như trang trí hoạ tiết phải thể hiện tính cách dân tộc.
Trong đó sản phẩm sai hỏng bao gồm sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Thiệt hại sản phẩm hỏng + Thiệt hại sửa chữa sản phẩm hỏng sửa chữa được Hh= ì100.
Nhờ khả năng to lớn của tiến bộ khoa học công nghệ đã sáng chế ra những sản phẩm mới, tạo ra và đưa vào sản xuất với công nghệ mới có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn, thay thế nguyên liệu mới tốt hơn và rẻ hơn, hình thành phương pháp và phương tiện kỹ thuật quản trị tiên tiến góp phần giảm chi phí đồng thơì nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống giá cả cho phép các doanh nghiệp xác định đúng giá trị sản phẩm của mình, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược cạnh tranh và tìm mọi cách nâng cao chất lượng sản phẩm mà không sợ bị chèn ép về giá.
Muốn sản phẩm có chất lượng đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế mỗi doanh nghiệp cần có chính sách công nghệ phù hợp cho phép sử dụng những thành tựu khoa học trên thế giới đồng thời khai thác tối đa nguồn công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm với chất lượng cao chi phí hợp lý. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập hệ thống cung ứng nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa người sản xuất và người cung ứng, đảm bảo khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng nơi cần thiết.
Như vậy doanh nghiệp sẽ thu hút được người tiêu dùng và hơn nữa thu hút được cả lực lượng bán hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang bán sản phẩm của doanh nghiệp vì họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn tuy nhiên, nếu định giá so vơi đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp phải khảo sát giá của đối thủ, tìm hiểu các lợi thế của đối thu để xem lợi thế của doanh nghiệp mình có mạnh hơn không. Cạnh tranh bằng thời cơ thị trường được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo đựoc sự thay đổi, từ đó có chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớm hơn các doanh nghiệp khác, tuy nhiên cạnh tranh bằng thời cơ thị trường cũng còn được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp tìm ra được một số lợi thế trong kinh doanh đưa vào khai thác thị trường và làm cho một loạt sản phẩm của các doanh nghiệp khác sớm bị bão hoà.
Nâng cao chất lượng đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quá trình, đổi mới, cải tiến các hoạt động, giảm những lãng phí phế phẩm hoặc công việc phải sửa chữa lại. Tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra càng nhiều hơn các ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm tiêu thụ được nhiều hơn, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng cơ cấu sản phẩm, tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường mới, tăng sức cạnh mạnh kinh tế, nâng cao thu nhập của người lao động, tăng khả năng tái đầu tư phát triển tài sản và quá trình.
-Tổ chức và nâng cao bồi dưỡng đội ngũ lao động, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ công nhân viên, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình công nghệ, kỷ luật lao động trong quá trình sản xuất. -Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải tổ chức, điều tra thăm dò chất lượng sản phẩm trên thị trường, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nói chung và kinh nghiệm về quản lý chất lượng nói riêng, vận dụng vào từng điều kiện của từng doanh nghiệp sao cho sản phẩm của từng doanh nghiệp sản xuất ra ngày càng có chất lượng cao.
-Tổ chức nâng cao chất lượng vật tư, nguyên liệu bằng cách tìm nguồn cung cấp có chất lượng cao. -Tổ chức bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sao cho chất lượng sản phẩm không bị giảm đi trong thời gian bảo quản và mang đi tiêu thụ.
Năm 1968 nhà máy trực thuộc Bộ Lương thực Thực phẩm quản lý; Tháng 6/1970 nhà máy mang tên mới là nhà máy thực phẩm Hải Hà với số cán bộ công nhân viên là 555 người và nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo nha, giấy tinh bột. -Tăng cường chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm nhằm mở rộng thị trường từ nông thôn đến thành thị, từ trong nước đến ngoài nước đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
Tổng Giám Đốc công ty quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định điều hành hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch chính sách, Pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước, tập thể người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kiinh doanh của công ty. Tuy nhiên chúng ta dễ nhận thấy rằng các hệ số thanh toán, hệ số vay trên vốn chủ sở hữu của công ty vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nó chỉ gây ra khó khăn cho công ty trong việc phải trả một khoản lãi tiền vay khá lớn, hàng năm là 650- 700 triệu đồng do đó làm tăng chi phí sản xuất khó khăn trong việc hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận và làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Mở rộng danh mục hàng hoá bằng những sản phẩm mới, củng cố và mở rộng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất bằng cách ký hợp đồng với nhiều bạn hàng để đảm bảo cung cấp đầy đủ, đúng loại nguyên liệu theo yêu cầu của sản xuất, củng cố và hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bên cạnh sự nỗ lực và cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty thì vẫn còn những vấn đề tồn tại mà công ty chưa giải quyết như: thiết bị, phụ tùng thay thế chưa sẵn có, nguyên liệu cung ứng nhiều khi còn chậm, không đúng tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu sản xuất, trình độ công nhân viên còn nhiều hạn chế… Những tồn tại đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.
Nó có sự góp mặt của hàng trăm đơn vị cung cấp bánh kẹo trong nước như công ty đường Biên Hoà, công ty Quảng Ngãi, Hải Châu…Bên cạnh đó còn có các đơn vị tiểu thủ công, các làng nghề truyền thống như: kẹo dừa Bến Tre, bánh đậu xanh Rồng Vàng…kẹo nhập lậu, nguồn sản xuất bất hợp pháp, hàng nhái…Do đó trong những năm gần đây sản phẩm tiêu thụ trong nước ta tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại ta có thể thấy rừ qua bảng sau. -Thứ ba: Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những điều bất cập trong công tác quản trị chất lượng đó là công ty mới chỉ chú trọng đến chất lượng một cách đơn thuần hơn là chất lượng của các sản phẩm vật chất cụ thể như nguyên vật liệu đầu vào hay sản phẩm đầu ra của công ty còn các hoạt động mang tính hỗ trợ cho hoạt động sản xuất chưa được đề cập đến việc quản lý chất lượng cho các hoạt động này.
Dưới tác động của môi trường kinh doanh luôn thay đổi và sức cạnh tranh ngày nay, quan niệm về chất lượng và quản trị chất lượng ở Công ty cần thay đổi kịp thời.Trong bối cảnh quốc tế hoá đời sống kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của thị trường trong nước và ngoài nước, quản trị chất lượng không thể khép kín nội bộ ,biệt lập mà phải luôn gắn với xu hướng vận động của thị trường và tình hình cạnh tranh trong nước, của khu vực và trên thế giới. Việc nhập các dây truyền này tất yếu sẽ làm tăng giá thành sản xuất sản phẩm nhưng chúng ta có thể xem xét việc nhập ở khía cạnh lợi ích mà nó mang lại: Dây truyền mới tốt hơn, đồng bộ hơn sẽ làm cho năng suất tăng lên, chất lượng tăng lên cũng làm giảm được những chi phí sai hỏng… Hơn nữa, Công ty có thể áp dụng biện pháp tính giá chia đều cho các tháng trong quí hoặc năm sẽ giải quyết được việc tăng giá một cách đột ngột làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của Công ty do giá thành cao.