Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần May và Thương mại quốc tế INDICO

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, những thực trạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP may và thương mại quốc tế INDICO, từ đó đánh giá ưu điểm, nhược điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Kết cấu khóa luận

Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP may và thương mại quốc tế INDICO

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP may và thương mại quốc tế INDICO

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 1. Khái quát về doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp, có nghĩa là chủ doanh nghiệp có trách nhiệm chịu toàn bộ các tài sản của mình trong kinh doanh lẫn ngoài kinh doanh của doanh nghiệp đó và doanh nghiệp tư nhân không đươc phát hành chứng khoán để huy động vốn trong kinh doanh và các doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.  Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác, từ đó giúp cho người quản lý thấy rừ tỡnh hỡnh huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản, kiểm tra các quá trình hoạt động,…đánh giá tổng quát năng lực sản xuất kinh doanh và trình độ sử dụng vốn của công ty.

Sơ đồ 1.1 Mô hình phân tích tài chính Dupont
Sơ đồ 1.1 Mô hình phân tích tài chính Dupont

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu và là chuẩn mực để doanh nghiệp hướng tới, bởi trong nền kinh tế như hiện giờ, muốn kinh doanh thành công thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải hiểu được nguyên tắc “Đừng bán thứ mình có, hãy bán thứ khách hàng cần”. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn, các khâu trong quá trình SXKD, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tốc độ tiêu thụ sản phẩm, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các mục tiêu chiến lược và các chính sách trong kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh đã đề ra.

Tài chính tốt sẽ đảm bảo cho các hoạt động SXKD diễn ra liên tục và ổn định, giúp doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bổ sung nguồn lực cho hoạt động tái đầu tư mở rộng.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ THƯƠNG MẠI

Phân tích khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP may và thương mại quốc tế INDICO

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên do công ty áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng, ưu điểm là thu hút và mở rộng thêm các mối quan hệ với khách hàng mới; nhưng cũng đem lại nhược điểm là tăng rủi ro cho công ty nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn. (Nguồn: Trích bảng CĐKT của CTCP May và TMQT INDICO 2011-2012-2013) Tình hình tài sản ngắn hạn: Trong cơ cấu TSNH của công ty trong 3 năm, hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 50%), tiếp đó là các khoản phải thu ngắn hạn, TSNH khác và thấp nhất là tiền và các khoản tương đương tiền. Chi phí phải trả: là khoản chi phí được thừa nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh bao gồm trích trước tiền lương phải trả cho công nhân, chi phí sửa chữa lớn cho TSCĐ, chi phí lãi tiền vay phải trả,….

Vì vậy công ty cần có chính sách quản lý hàng tồn kho tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thu hồi nợ và xem xét thời điểm thu nợ từ khách hàng có sớm hơn thời điểm phải trả các khoản nợ đến hạn hay không, từ đó có biện pháp phù hợp để đảm bảo khả năng thanh toán. Trong đó hai chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và vòng quay tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến ROA đã được phân tích bên trên, có thể tăng lên bằng cách đưa ra các chính sách sản xuất nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất hoặc đầu tư mua sắm và sử dụng TSCĐ hợp lý. Đặc biệt, chỉ tiêu này được đánh giá càng cao khi tổng số lao động thấp (giảm dần) trong khi lãi ròng hàng năm cao (tăng dần) bởi tính chất tỷ lệ nghịch, cho thấy tầm quan trọng trong quá trình vận hành (ứng dụng công nghệ, máy móc, thiết bị tự động,..) cũng như sự khai thác tối ưu sức lao động của doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản của CTCP May và TMQT INDICO
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản của CTCP May và TMQT INDICO

Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Ở thời điểm hiện tại, CTCP May và TMQT Indico được coi là một công ty trẻ, nguồn lực nội tại chưa đủ mạnh, vì vậy công ty đang sử dụng khá nhiều vốn vay để thực hiện sản xuất kinh doanh. Mặc dù thành lập và phát triển được gần 10 năm, nhưng hầu như trên thị trường không mấy khi thấy xuất hiện cái tên “Chăn ga gối đệm Koala”, sự đầu tư vào hệ thống bán lẻ trên thị trường gần như chưa có. Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu này, công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài, nên nếu nhập về mà không đúng thời điểm hoặc không dự đoán được sự biến động của giá cả sẽ làm cho chi phí đầu vào tăng lên.

Trên cơ sở dựa vào lý luận của chương 1, qua việc nghiên cứu quá trình hình thành phát triển, khái quát hoạt động kinh doanh của CTCP may và TMQT Indico thể hiện qua các tiêu chí tài chính, doanh thu, lợi nhuận; chúng ta rút ra được những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh về định tính cũng như định lượng sát thực tế và những tồn tại, hạn chế trong quá trình SXKD.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP MAY VÀ

Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP May và TMQT Indico

Bên cạnh việc phân chia các nhóm khách hàng, đối với những khoản thu mà công ty nhận thấy khó có thể thu hồi lại, hoặc quá thời hạn thu hồi mà vẫn không thể thu hồi được, công ty có thể áp dụng các biện pháp bán nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Đối với thành phẩm: Sản phẩm xuất kho phải đạt hoặc vượt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, do đó phải bảo quản cẩn thận khi lưu kho; cần kiểm kê thường xuyên để kịp thời phát hiện những sản phẩm bị hư hỏng, không đúng kích thước, chủng loại, đảm bảo tồn kho đủ dùng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đối với công tác lập kế hoạch hàng tồn kho: Kế hoạch cần bám sát nhu cầu thực tế, dự toán chính xác nhằm đảm bảo đủ cho sản xuất không bị đình trệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ theo hợp đồng và cả những nhu cầu tiêu thụ bất thường khác của khách hàng, nhưng không được quá lớn vì nó có ít ích lợi cho công ty.

Hoạt động marketing chỉ thật sự đem lại hiệu quả khi nó được triển khai và phát triển toàn diện từ việc nhận thức vai trò của nó đến việc hoàn thiện hệ thống marketing, tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và đưa ra chiến lược marketing phù hợp.

Kiến nghị

Hoàn thiện hệ thống chương trình đào tạo, dạy nghề thống nhất và chuyên nghiệp trong cả nước ở tất cả các bậc học; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và tăng cường hợp tác quốc tế đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các mô hình xã hội hóa, mô hình đào tạo theo nhu cầu của thị trường, mô hình đào tạo liên kết Doanh nghiệp – Viện – Trường, mô hình liên doanh, liên kết quốc tế,…để cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực đủ về số lượng và cao về trình độ. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước,… Vì vậy, công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm cung cấp cho công ty những giả pháp phù hợp để nâng cao khả năng kinh doanh, là một trong những vấn đề sống còn đối với công ty.

Với thời gian thực tập ngắn ngủi nhưng vô cùng quí giá tại công ty, em đã có được cơ hội không chỉ để áp dụng những kiến thức đã học trong nhà trường mà còn học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm thực tế trong hoạt động kinh doanh của công ty.