Đổi mới quản lý tài chính tại Trường Đại học Luật Huế

MỤC LỤC

Kinh nghiệm quản lý tài chính ở trường Đại học công lập trong nước, ngoài nước và bài học kinh nghiệm

Nguồn thu giảm: Nguồn thu học phí vẫn phải theo các định mức khung rất thấp (trước năm 2010 theo nghị định 70 và sau năm 2010 theo nghị định 49) trong khi nguồn NSNN lại bị cắt giảm nên nguồn thu của trường giảm. Để thực hiện vài trò này, ngoài việc dựa vào các dữ liệu thống kê (số lượng sinh viên, giảng viên…), UGC còn phân tích chi phí và thu nhập của các trường đại học dựa vào các chỉ tiêu kết quả hoạt động (thị phần đào tạo, tỷ lệ tốt nghiệp,…). Các nhà quản lý quận, huyện tiếp tục kiểm soát các chi phí của Nhà trường như: nhà, cửa, lương của giảng viên, các khoản mua sắm ban đầu… Vì vậy, các chuyên gia quản lý tài chính cấp quận, huyện lại tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với Nhà trường trong quá trình tự chủ về tài chính.

QLTC tại trường ĐHCL không chỉ đơn thuần là việc quản lý thu, quản lý chi, trích lập và sử dụng các quỹ mà khi bàn về vấn đề quản lý tài chính cần phải nhận thức rằng nhiệm vụ chủ đạo của nhà trường là nhằm thu lại những giá trị phi tài chính, những giá trị về trí tuệ và sự đóng góp vô hình vào sự phát triển chứ không phải là doanh thu.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ

Thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Luật – Đại học Huế 1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

    - Tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu: Thực tế quy trình tổ chức chứng từ ban đầu tại Trường thời gian qua cơ bản thực hiện tương đối đầy đủ, hợp lý, phù hợp theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, góp phần đảm bảo quản lý tài chính được thông suốt, giảm thiểu các gian lận xảy ra trong quản lý sử dụng tài sản, vật tư, bảo vệ an toàn tài sản của đơn vị, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, cung cấp các thông tin hữu ích đáng tin cậy. Theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN, trong những năm qua, Trường đã thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra tài chính khá đầy đủ, nhằm kiểm tra việc thực hiện các khoản chi theo đúng chế độ, đúng định mức, đúng mục đích, đúng dự toán được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Tuy nhiên, phần mềm kế toán đang áp dụng hiện nay còn có nhiều nhược điểm do phần mềm được lập trình từ năm 1996, qua quá trình sử dụng có bổ sung nâng cấp, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và các văn bản quy định hiện hành, chính vì vậy còn có nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được hoàn toàn công tác kế toán của đơn vị.

    Trước năm 2011, Đại học Huế giao cho trường trực tiếp thu học phí, trực tiếp quản lý và sử dụng, trích nộp một phần kinh phí điều hành cho Đại học Huế (học phí chính quy: 6%; học phí không chính quy: 3%; học phí sau đại học: 6%; học phí đào tạo từ xa: 14%) để đảm bảo hoạt động thường xuyên của Cơ quan Đại học Huế. Để tăng cường công tác quản lý nguồn thu, đồng thời, để giúp đội ngũ kế toán của trường tin học hóa hoạt động thu học phí, từ năm 2012, trường đã triển khai phần mềm thu học phí tín chỉ qua ngân hàng. Phần mềm thu học phí có nhiều ưu điểm: Thứ nhất, giảm thời gian và công sức cho kế toán thu học phí viết biên lai bằng tay như hiện tại. Thứ hai, sinh viên có thể nộp học phí trực tiếp trên mạng mà không phải đến trường nộp.. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phần mềm thu học phí gặp một số khó khăn:. Thứ nhất, bản sao kê nộp tiền ở ngân hàng không phải là biên lai thu lệ phí. Vì vậy, các đơn vị cũng phải viết biên lai để trả cho sinh viên như trước đây. Thứ hai, việc cập nhật sinh viên nộp học phí của ngân hàng vào hệ thống không tức thời nên kế toán học phí không cập nhật vào phần mềm học phí cho sinh viên được mà phải đợi đến ngày sau. + Lệ phí tuyển sinh: Đại học Huế quản lý tập trung tuyển sinh sau đại học, tuyển sinh đại học hệ chính quy, giao cho Trường tự tổ chức tuyển sinh hệ không chính quy, đào tạo từ xa. Mức thu lệ phí tuyển sinh các hệ được triển khai theo Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT và được sửa đổi, điều chỉnh một số khoản mục theo Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT. Lệ phí tuyển sinh đại học hệ chính quy luôn thu đúng quy định, nếu không đủ bù chi sẽ lấy nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để bù đắp phần thiếu hụt. Tuy nhiên, đối với lệ phí tuyển sinh đại học hệ không chính quy, đào tạo từ xa, cao học, nghiên cứu sinh trường thu cao hơn mức quy định. Điều này cũng xuất phát từ thực tế mức quy định của Nhà nước quá thấp không thể bù chi phí bỏ ra, trường không cân đối được nguồn thu sự nghiệp nên buộc phải thu thêm. Chẳng hạn như mức thu lệ phí nghiên cứu sinh được quy định là 200.000đ/1NCS, trong khi để tổ chức được một hội đồng bảo vệ đề cương phải mời được ít nhất năm thành viên có trình độ tiến sỹ trở lên, ngoài ra còn có bộ phận phục vụ chuẩn bị tài liệu, máy móc.. Nội dung thu vượt đã được đề cập nhiều trong các biên bản thanh tra, kiểm toán nhưng thông thường các đoàn đều xét. đến tính hợp lý của các khoản chi nên không xuất toán mà chỉ đề nghị trường chấm dứt các khoản thu vượt, thu ngoài quy định. - Thu hoạt động dịch vụ: gồm thu tiền gửi xe, cho thuê sân bóng… trường Đại học Luật - ĐH Huế triển khai theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ và quy định của Nhà nước. - Thu sự nghiệp khác: Các khoản thu sự nghiệp khác của Trường gồm:. + Lãi tiền gửi: Thu theo lãi suất quy định của ngân hàng. + Thu sự nghiệp khác: Đại học Huế giao cho Trường ban hành mức thu và định mức chi nhưng phải dựa theo nguyên tắc bảo đảm thu đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ. ĐVT: triệu đồng. tổng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp). Nhằm đạt được mục tiêu các khoản chi phải hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm, tuân theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, Trường đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn cả năm công cụ: văn bản pháp luật; công tác kế hoạch; quy chế chi tiêu nội bộ; công tác kế toán; thanh tra, kiểm tra để quản lý công tác chi ở các đơn vị trực thuộc. Quy trình chi vượt giờ được thực hiện như sau: Căn cứ kế hoạch giảng dạy được phân công cho từng Khoa, trên cơ sở số giờ thực tế giảng dạy của từng giảng viên và số giờ được miễn giảm (do tham gia công tác quản lý, đi học cao học, dạy chuyên ngành Mác Lênin, chủ nhiệm lớp..), giảng viên kê khai khối lượng giờ giảng gửi lên Khoa, Bộ môn để tổng hợp.

    Sơ đồ 2.2: Bộ máy QLTC của Trường Đại học Luật – Đại học Huế 2.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tài chính tại Trường
    Sơ đồ 2.2: Bộ máy QLTC của Trường Đại học Luật – Đại học Huế 2.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tài chính tại Trường

    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT - ĐẠI HỌC HUẾ

    Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Luật - Đại học Huế

    Cán bộ quản lý phải đủ năng lực tương xứng với vai trò, vị trí của một cơ sở đào tạo nòng cốt cho hệ thống giáo dục tỉnh; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý tài chính để cập nhật kịp thời chế độ chính sách mới về quản lý tài chính. Cần nâng cao ý thức trong việc soạn thảo quy chế chi tiêu nội bộ, phải xem nó thực sự là một công cụ rất quan trọng để quản lý tài chính chứ không phải chỉ ban hành mang tính hình thức để đối phó; thường xuyên cập nhật văn bản Nhà nước để điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới quy chế chi tiêu nội bộ. - Công tác hạch toán, lập báo cáo quyết toán: Công tác hạch toán kế toán và lập báo cáo quyết toán cần nghiêm túc thực hiện theo đúng hướng dẫn tại quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý của đơn vị.

    Do vậy, trường cần tiếp tục chú trọng đến việc đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo như: vừa học vừa làm, liên thông, đào tạo từ xa, liên kết đào tạo.., chú trọng đào tạo các ngành học theo nhu cầu xã hội từ đó đưa ra mức thu học phí khác nhau để thu hút người học thông qua nâng cao chất lượng và điều tiết mức thu học phí phù hợp với chất lượng cung cấp.