MỤC LỤC
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế phát triển theo xu thế hội nhập, khi thực hiện chức năng quản lý, công đoàn cần chú trọng đến việc phát triển tiềm năng lao động, phát huy sáng kiến, cùng chủ doanh nghiệp tìm nguồn vốn, mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động. Chức năng tổ chức giáo dục, vận động công nhân và người lao động: Một trong những chức năng tiếp theo của công đoàn là tuyên truyền, giáo dục người lao động vững tin vào đường lối, chính sách của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác, đấu tranh với mọi khuynh hướng sai lầm.
Các điều kiện trên có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của công đoàn vì nó là những nhân tố quyết định hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ do tổ chức công đoàn đặt ra trong giai đoạn hiện nay.{14, tr81,82}.
Công đoàn cấp trên cơ sở bao gồm liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các công đoàn tổng công ty, công đoàn ngành địa phương, công đoàn công ty, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung chịu sự chỉ đạo trực tiếp (hoặc phối hợp) của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố (trung ương) và công đoàn ngành trung ương. Với một cơ cấu chặt chẽ thống nhất như vậy, công đoàn có điều kiện thuận lợi trong hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động và đưa chính sách pháp luật vào đời sống, giúp cho đại bộ phận người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt chính sách của nhà nước vì sự phát triển của doanh nghiệp và của xã hội.
Văn kiện đại hội ĐCSVN lần thứ X đã khẳng định: “Vai trò và sức mạnh của các đoàn thể chính là ở khả năng tập hợp quần chúng, hiểu rừ tõm tư và nguyện vọng của quần chỳng, nõng cao giỏc ngộ xó hội chủ nghĩa cho quần chúng, khởi động tinh thần tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của quần chúng..”{3, tr15}. Mối liên hệ mật thiết với quần chúng của công đoàn phải được cụ thể hoá bằng sự tiếp cận, đi lại thăm hỏi trong những dịp hiếu, hỉ, lễ, tết, tổ chức các hoạt động quần chúng, chia sẻ lắng nghe ý kiến của quần chúng đúng như lời dạy của Lênin: “Phải sống sâu vào đời sống công nhân, biết xác định một cách chắc chắn, bất cứ vấn đề nào, trong lúc nào tâm trạng của quần.
Gần đây nhất, trong năm 2006, công đoàn đã tham gia nhiều ý kiến trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động, trong quá trình xây dựng và ban hành Luật bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề, Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật bình đẳng giới, Pháp lệnh dân chủ cơ sở. Hội nghị đã thu hút được 40 đại biểu từ các nước APEC đại diện cho trung tâm công đoàn toàn quốc các nền kinh tế APEC nhằm hướng tới một công đoàn APEC phát triển bền vững và đảm bảo các quyền của người lao động, khuyến khích các nhà lãnh đạo APEC thông qua các biện pháp cụ thể thúc đẩy sự tham gia của công đoàn trong APEC và thành lập diễn đàn APEC.
Chuẩn bị nội dung và dự thảo thoả ước tập thể; thu thập thông tin, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia; cử đại diện có năng lực, trình độ, uy tín và có kỹ năng tham gia thương lượng thoả ước tập thể; chuẩn bị nội dung, hình thức và phương pháp lấy ý kiến tập thể lao động một cách hiệu quả, thiết thực, phù hợp; cử đại diện ký kết thoả ước tập thể; thường xuyờn theo dừi, giỏm sỏt việc thực hiện thoả ước tập thể; kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung thoả ước tập thể. Việc lãnh đạo đình công sẽ do Ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện; hoặc đại diện được tập thể lao động cử ra đối với doanh nghiệp chưa có Ban chấp hành cơ sở (việc này phải được thông báo với công đoàn cấp quận, huyện). Ban chấp hành công đoàn cơ sở có vai trò quan trọng trong việc tổ chức đình công:. i) Ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành lấy ý kiến người lao động dưới nhiều hình thức khác nhau. Thời gian, hình thức lấy ý kiến. do Ban chấp hành công đoàn quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày; i) Ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định đình công bằng văn bản và lập văn bản yêu cầu khi có ý kiến của 50% tổng số người lao động đối với doanh nghiệp. Bộ phận doanh nghiệp có dưới 300 lao động và 75% tổng số người lao động đối với những đơn vị có từ 300 lao động trở lên; iii) Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải cử đại diện trao quyết định đình công và bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh và liên đoàn lao động cấp tỉnh; iv) Đến thời điểm bắt đầu đình công đã được báo trước nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo đình công.
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trong hoạt. ii) Một số văn bản gây khó khăn cho công tác công đoàn tại các doanh nghiệp. Ví dụ, Luật công đoàn chỉ quy định về hoạt động công đoàn ở các quan hệ lao động phát sinh ở các đơn vị Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp mà không có những quy định về vai trò của công đoàn trong các quan hệ lao động diễn ra ở các doanh nghiệp. Một số văn bản dưới luật như Nghị định 06/NĐ-CP ban hành 20/01/1995 quy định chi tiết về an toàn vệ sinh lao động quy định công đoàn không được quyền thanh tra và xử phạt các vi phạm an toàn lao động nên không có cơ sở pháp lý buộc chủ sử dụng thực hiện đúng điều kiện an toàn vệ sinh lao động. iii) Mặc dù đã có những quy định về vai trò hoạt động của công đoàn, song nhiều quy định chỉ mang tính hình thức. Ví dụ, như quyền tham gia xây dựng nội quy lao động, quyền tham gia phiên họp xử lý kỷ luật đối với người lao động. iv) Văn bản quy định về thẩm quyền của công đoàn thì nhiều nhưng thiếu tính hệ thống, nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, nhiều quy định cũn chung chung khụng xỏc định rừ nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn trong từng lĩnh vực cụ thể. v) Một số quy định về quyền của công đoàn chỉ có tính chất là một quyền chính trị hơn là một quyền pháp lý. Đại bộ phận cán bộ công đoàn cơ sở (đặc biệt ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) là kiêm nhiệm, phải trực tiếp lao động, sản xuất, phải trực tiếp lao động, sản xuất phụ thuộc vào doanh nghiệp, không có điều kiện hoạt động, ít có thời gian nghiên cứu các văn bản - chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của công đoàn cấp trên.
Khi bị chủ doanh nghiệp bóc lột nặng nề, chế độ chính sách tiền lương không thoả đáng, người lao động muốn dựa vào một tổ chức nào đó có khả năng bảo vệ quyền của họ.Trong khi đó, tại các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) chưa thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở hoặc đã thành lập rồi nhưng hoạt động kém hiệu quả. Điều tra nghiên cứu năm 1996 của Uỷ ban tư vấn công đoàn (TUAC) phối hợp với tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) cho thấy các công ty đa quốc gia không ngừng đe doạ sắp xếp lại các cơ sở sản xuất kinh doanh của họ hoặc đe doạ rút vốn để ép các công đoàn thoả hiệp.
Công đoàn cần nghiên cứu xây dựng chiến lược đối ngoại của công đoàn phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế góp phần tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật, tài chính trong việc trao đổi kinh nghiệm hoạt động, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công đoàn nhất là về phương thức hoạt động, kinh nghiệm giải quyết xung đột lao động trong nền kinh tế thị trường. Đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, công đoàn phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên, góp phần làm chuyển biến nhận thức của người lao động cũng như người sử dụng lao động, thúc đẩy dư luận xã hội cổ vũ ủng hộ việc thành lập tổ chức công đoàn.
Bằng phương pháp hoạt động chủ yếu là tuyên truyền, vận động, thuyết phục công đoàn phải tuyên truyền cho mọi đối tượng về thời cơ và thách thức khi nước ta gia nhập WTO, giáo dục nhận thức về WTO đồng thời phải gắn liền với việc bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống cho người lao động trong môi trường lao động và tập thể. Cán bộ công đoàn cần phải tìm tòi, lựa chọn những hình thức tuyên truyền phổ biến cho phù hợp với từng đối tượng trong thực tiễn như: tổ chức các đợt học tập, nghiên cứu về thời cơ và thách thức khi nước ta hội nhập quốc tế, tổ chức tọa đàm, trao đổi hội thảo khoa học, tổ chức tiếp xúc đối thoại với người lao động, giao lưu với người lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể.