MỤC LỤC
Bởi một phần lợi nhuận sau thuế sẽ được bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Xét đến khoản mục phải nộp ngân sách Nhà nước, ta thấy có sự tăng lên, điều này chứng tỏ được phần nào trong năm hoạt động doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cũng như đánh giá được tình hình thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Cú nhiệm vụ theo dừi tỡnh hỡnh nhập – xuất – tồn cỏc loại nguyờn vật liệu, ghi chép và tính toán đúng đắn chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ và phân bổ hợp lý cho các đối tượng tập hợp chi phí, cung cấp số liệu cho kế toán giá thành. Cú nhiệm vụ theo dừi sự biến động nhập – xuất – tồn trong kho thành phẩm, giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ, phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản chi phí bán hàng, doanh thu, chiết khấu và đôn đốc việc thu nợ khách hàng, việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Công ty CP Tràng An là một doanh nghiệp cổ phần hóa với 51% vốn của Nhà nước nên về cơ bản Công ty thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước về hạch toán trong doanh nghiệp SX và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và các tổ chức liên quan. + Chứng từ gốc sau khi được kiểm tra, được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, định kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, lập các chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ được kiểm tra xong và chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển đến kế toán viên với đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo ghi vào nhật ký chuyên dùng, sau chuyển đến kế toán tổng hợp ghi vào nhật ký chứng từ và vào sổ cái.
Với những yếu tố trên sẽ tác động rất lớn đến các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty như chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, hiệu quả sử dụng vốn trong năm hoạt động, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh cũng như mức độ hoàn thành kế hoạch của Công ty trong năm 2008. Do vậy, công tác phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa được tiến hành thường xuyên mà chủ yếu chỉ được thực hiện một lần vào thời điểm cuối năm và thường chỉ phân tích các chỉ tiêu tổng quát nhất về tình hình tài chính cũng như các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Đây là mức tăng khá cao đối với doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong thời kỳ nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, sự sụp đổ của các ngân hàng và lạm phát tăng cao. Vì thế để đánh giá được khái quát hơn tình hình sử dụng tài sản như thế nào, Công ty đã tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trên hai góc độ chính là: hiệu quả sử dụng tổng tài sản và đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (cụ thể là tài sản cố định), đồng thời phân tích tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho. Như vậy, nếu xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần hay chỉ tiêu sức sinh lời của doanh thu, ta thấy rằng việc giảm sức sinh lời của doanh thu trong năm 2008 không thể phản ánh được rằng trong kỳ hoạt động Công ty làm ăn không có hiệu quả.
Từ đây có thể khẳng định rằng trong năm 2008, Công ty chú trọng vào việc tăng doanh số bán nhưng đồng thời cũng tăng các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và mức tăng của các chi phí này cao hơn mức tăng của doanh thu nên tốc độ tăng của lợi nhuận bị giảm. Việc phân tích này nhằm xem xét và đánh giá xem chi phí mà Công ty bỏ ra trong kỳ hoạt động kinh doanh như vậy đã hiệu quả hay chưa với việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu chi phí kinh doanh với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế qua các năm. Ngoài ra, ta có thể kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với tổng chi phớ Cụng ty bỏ ra trong kỳ kinh doanh để hiểu rừ hơn trong năm hoạt động Công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ 1 đồng chi phí bỏ ra.
Tuy Công ty chưa thực sự chú ý đến công tác phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng, nhưng đến cuối niên độ kế toán phòng Tài chính – Kế toán của Công ty cũng đưa ra được một số chỉ tiêu nhằm đánh giá tổng quát tình hình tài chính của Công ty trong năm. Mặt khác, do chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh chưa được xây dựng một cỏch rừ ràng, cụ thể mà mới chỉ thực hiện mang tớnh chủ quan, đơn lẻ, khụng liờn quan đến nhau nên chưa xác định được các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu đặt ra, và cũng không xác định được mối liên hệ ảnh hưởng của các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh tính phức tạp, đa dạng của nội dung phân tích. Như trên đã đưa ra, do chưa nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của công tác phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng nên các nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho các nhà quản trị ra quyết định nhằm hướng tới đạt kết quả kinh doanh với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng.
Tóm lại, trên đây là những hạn chế cơ bản nhất về công tác kế toán nói chung cũng như công tác phân tích nói riêng, ta thấy rằng: Kế toán của Công ty còn nhiều thiếu sót nhất định, công tác phân tích chưa được chú trọng, còn nhiều khiếm khuyết, thông tin phục vụ cho phân tích cho hiệu quả kinh doanh còn phiến diện.
Trong công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An mới chỉ sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống, nên kết quả đạt được chỉ mang tính chung chung mà chưa tìm ra được nguyên nhân nào gây ra việc tăng hay giảm của các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Vì vậy trong quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng hiệu quả VCSH thì Công ty nên phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE để thấy được đâu là nhân tố chính làm cho chỉ tiêu ROE tăng trong năm qua và mức độ tăng này đã thực sự là tốt cho Công ty hay chưa. Tù bảng trên ta cũng thấy được các khoản mục vốn vay bình quân, chí phí lãi vay, lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều tăng lên nhưng khi tính các chỉ tiêu hệ số thanh toán chi phí lãi vay và hệ số lợi nhuận trên vốn vay lại giảm.
Ngoài ra, KTQT cũng được hiểu là việc thu thập, xử lý thông tin về các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm cung cấp cơ sở cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, việc phân tích này được các nhà quản trị sử dụng vào thời điểm cuối kỳ nhằm so sánh giữa số lượng bán ra với chi phí thực tế đã bỏ ra, tức là so sánh chi phí thật với chi phí dự toán mà doanh nghiệp đã ước tính theo sản lượng thực tế. Với Công ty CP Tràng An thì việc áp dụng KTQT chi phí trong hoạt động quản lý còn là vấn đề mới mẻ, chưa được triển khai một cách đồng bộ và khoa học, ở một mức độ nhất định nào đó Công ty cũng tiến hành vận dụng một số nội dung trong công tác lập dự toán, tính giá và kiểm soát chi phí nhưng chưa khai thác và phát huy hết ưu thế của loại công cụ quản lý khoa học này.