MỤC LỤC
Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng tốt, đã ký kết nhiều hiệp định kinh tế thương mại quan trọng và đều là thành viên là ASEAN, WTO, đó là điều kiện tốt giúp môi trường luật pháp của hai nước có sự tương đồng cao. - Môi trường văn hóa xã hội: Đặc điểm và sự thay đổi của văn hóa – xã hội của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khác hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiêp.
- Môi trường cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp Việt Nam khi cùng tham gia vào thị trường Campuchia. Hiện nay, Nhà nước có chủ trương khuyến khích doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu do đó đôi khi có sự cạnh tranh không lành mạnh.
Trong xu thế mới của nền kinh tế thế giới và những tiến bộ không ngừng về khoa học kỹ thuật đã mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam nói riêng và cả Campuchia nói chung trong việc thúc đẩy trao đổi thương mại hai chiều. - Về vị trí địa lý và sự tương đồng về phong tục tập quán: Là hai nước láng giềng với đường biên giới trải dài, Campuchia là đối tác vô cùng thuận lợi của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa bởi lẽ việc trao đổi mua bán được thực hiện một cách dễ dàng do khoảng cách gần về địa lý.
Sự tăng trưởng của khu vực vốn nước ngoài cộng thêm sự hỗ trợ của việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan do Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO từ cuối năm 2006 đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu ở cả hai khu vực đạt kết quả đáng ghi nhận trong những năm trở lại đây. Còn rất nhiều mặt hàng hải sản mà Việt Nam có thế mạnh nhưng chưa được phát huy tại thị trường Campuchia như cá tra, cá basa, tôm đông lạnh… Thu nhập của người dân Campuchia dần được cải thiện trong những năm tới đây vì thế các sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam sẽ dần chỉ đáp ứng như cầu của tầng lớp có thu nhập trung bình. Trong 536 triệu US$ tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia năm 2005, nhóm hàng sản phẩm công nghiệp chiếm khoảng 50,3%, nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu chiếm khoảng 41,5%, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản và thực phẩm chỉ chiếm khoảng 8,2%.
Thể hiện ở số liệu xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp luôn chiếm số lớn như sắt thép và các sản phẩm hàng tiêu dùng như mỳ ăn liền, xe đạp, dệt may… Những mặt hàng này là những mặt hàng trong nước đang được thúc đẩy phát triển sản xuất để dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2020. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia góp phần phát triển quan hệ biên mậu của hai nước, đồng thời góp phần mở giao lưu kinh tế giữa hai nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra một số chuyển biến về đời sống xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí, cũng cố an ninh quốc phòng tại khu vực biên giới giữa hai nước. Các chính sách chung để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, các cơ chế hợp tác kinh tế thương mại, các chính sách đối với chợ biên giới và các chính sách áp dụng thí điểm áp dụng tại các khu vực cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), Hà Tiên (Kiên Giang) đã có tác dụng tốt thúc đẩy hoạch định thương mại hàng hoá qua biên giới Việt Nam – Campuchia phát triển.
Trước mắt, sự thâm hụt này có thể được bù đắp bằng nguồn vốn vay, viện trợ chính thức từ nước ngoài và nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhưng trong trung hạn và dài hạn, thâm hụt kéo dài có thể tạo ra một sức ép đối với nền kinh tế Campuchia và có thể buộc Chính phủ Campuchia phải có những chính sách thắt chặt nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa. Những lĩnh vực mà chính phủ Campuchia ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: các ngành công nghệ cao, các ngành thu hút nhiều lao động, các ngành có định hướng xuất khẩu, nông nghiệp, năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường và các dự án đầu tư nằm trong những khu vực khuyến khích đặc biệt do chính phủ quy định. Có thể chính phủ Campuchia sẽ có những biện pháp khuyến khích nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo trong nước để thỏa mãn nhu cầu của thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu nhưng kết quả của các biện pháp này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc thực thi của các chính quyền ở cấp địa phương.
Về nhập khẩu, với việc Campuchia đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và tham gia vào các thỏa thuận thương mại khu vực trong khuôn khổ ASEAN, các rào cản về thuế quan và hạn chế nhập khẩu sẽ tiếp tục được dỡ bỏ. Về triển vọng đầu tư, để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm cho người dân, ổn định tình hình chính trị - xã hội, chắc chắn chính phủ Campuchia sẽ phải kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là vào các ngành có khuynh hướng xuất khẩu như dệt may, giày dép, thuỷ sản, thực phẩm chế biến và các ngành công nghiệp mà trong nước chưa sản xuất được. Để thực hiện được mục tiêu này, chính phủ Campuchia sẽ phải phải cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng một khuôn khổ luật pháp minh bạch hơn và hạn chế tệ tham nhũng trong những lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Một số hình thức có thể áp dụng là xuất nhập khẩu trực tiếp với các khách hàng Campuchia (tiểu ngạch và chính ngạch), xây dựng hệ thống đại lý, mở chi nhánh, đầu tư cơ sở sản xuất ở Campuchia và đặc biệt là thiết lập hiện diện thương mại tại Campuchia (xây dựng mạng lưới tiêu thụ, phân phối, v.v.). Nếu thắng thầu các doanh nghiệp Việt Nam không những cung cấp được các dịch vụ mà còn cung cấp một khối lượng hàng hoá rất lớn trong một khoảng thời gian dài, các doanh nghiệp Việt Nam đã có kinh nghiệm trong đấu thầu quốc tế tại thị trường Lào, và đây là một hướng mới để phát triển thương mại hàng hoá với thị trường Campuchia trong thời gian tới. Để có thể thâm nhập sâu, tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam cần tính đến khả năng thiết lập hiện diện thương mại tại Campuchia nhằm phân phối, tiêu thụ không chỉ hàng xuất khẩu của Việt Nam mà còn hàng của các nước khác vào Campuchia.
- Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ ưu đãi cần thiết để các doanh nghiệp tư nhân, thương nhân và hộ cá thể phát triển như các chính sách hỗ trợ về vay vốn, cho thuê đất để xây kho bãi, tạo điều kiện thuận lợi trong vấn đề cấp giấy phép kinh doanh, mở văn phòng đại diện, tham gia các hội chợ triển lãm, hỗ trợ về nghiệp vụ, về đào tạo nhân lực, về hoạt động xúc tiến và đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hải quan và một số các chính sách về tài chính khác. - Thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường Campuchia, đặc biệt là các thông tin về các quy định, các cơ chế, chính sách có tác động đến hoạt động thương mại hàng hoá với Campuchia và hoạt động đầu tư vào Campuchia cũng như các thông tin dự báo tình hình thị trường giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, các hộ cá thể vốn ít có khả năng thu thập và xử lý thông tin thị trường, có điều kiện đưa ra các quyết định để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Tổng cục Hải quan cần phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ/Ngành liên quan nghiên cứu để đề xuất phương án: nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế đối với cặp cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp) - Bon Tia Chak Cray (Pray Veng); nâng cấp từ cửa khẩu phụ lên cửa khẩu chính các cặp cửa khẩu: Mỹ Quý Tây (Long An) - Xom Rông (Svay Riêng), Đắc Ruê (Đắc Lắk) - Co Nhec (Mon Dun kiri), Giang Thành (Kiên Giang) - Ton Hon (Kam Pốt), Chợ Đình (Kiên Giang) - Thnôt Choong Srong (Kam Pốt).