MỤC LỤC
Qua hai khâu kiểm soát để chuẩn bị cho cuộc kiểm toán, ta có thể thấy rằng Công ty VAE đã có những bước vượt trội hơn so với các công ty kiểm toán trong nước đồng thời có khả năng cạnh tranh với các hãng nước ngoài trên thị trường Việt Nam về thời gian cũng như chất lượng dịch vụ. Xây dựng kế hoạch kiểm toán: trong giai đoạn này, kiểm toán viên phải đưa ra được đánh giá về rủi ro tiềm tang và số dư các tài khoản và được ghi chép trên các giấy tờ làm việc ứng với từng phần hành cụ thể như tiền mặt là 1100, tiền giử ngân hàng là 1200, TSCĐ là 1300 và các khoản mục khác. Trong bản kế hoạch kiểm toán, người lập phải đưa ra những thong tin như người thực hiện, nhiệm vụ của từng người, thưòi gian kiểm toán tại đơn vị, các trang bị cần thiết… Ví dụ kiểm toán viên Thủy lập bảng kế hoạch kiểm toán BCTC cho kỳ kế toán từ 1/1/2005 đến 31/12/2006 tai Công ty cổ phần văn phòng phẩm XYZ, Hà Nội.
Sau khi lập kế hoạch kiểm toán một cách tổng quát, kiểm toán viên phải tìm hiểu khách hang chi tiét hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh , quy trình kế toán, tiến hành phân tích sơ bộ để từ đó xác định các tài khoản trọng yếu, mức độ sai sót tiềm tang và đánh giá từng mức độ rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện, rồi xác định rủi ro kiểm toán trong cuộc kiểm toán có thể chấp nhận được. - Làm bằng chứng: cũng như yêu cầu chung đối với hồ sơ kiểm toán thì việc sử dụng hồ sơ kiểm toán cũng nhằm thỏa mãn các yêu cầu của một bằng chứng kiểm toán, có thể chứng minh cho tất cả các công việc mà KTV và trợ lý đó làm và cũn trỡnh bày tài liệu một cỏch đầy đủ khoa học, rừ rang hơn nâng cao sức thuyết phục của bằng chứng. Trong thực hiện kiểm toán các KTV không được sử dụng giấy tờ làm việc nào khác, chỉ có giấy tờ của VAE mới được lưu vào hồ sơ kiểm toán của Công ty, ngoài ra các giấy tờ ghi chép khác không được coi là bằng chứng kiểm toán, hay sử dụng tài liệu để làm soát xét.
Thí dụ như khi kiểm tra phần hành tiền thì tờ lưu trữ các thông tin về đơn vị tiền tệ hoạch toán, ngoại tệ sử dụng, tỷ giá giao dịch của NHNN, các số hiệu tài khoản ngân hàng mà Công ty thực hiện giao dịch, biên bản kiểm kê tiền, giấy báo nợ hay có của ngân hàng. Công việc của KTV: trong suốt thời gian kiểm toán, chị Nuyễn Hồng Vân và Chị Trinh sẽ thực hiện kiểm toán và hoàn thiện giấy tờ làm việc các phần hành như Giá vốn hàng bán, giá thành sản phẩn, doanh thu, Báo coa, Lập kế hoạch, vốn chủ sở hữu đây là những phần hành phức tạp. Các yêu cầu về hình thức đối với giấy tờ làm việc là phải có đầy đủ tên người lập, ngày soát xét; phải có nội dung soát xét, tên khách hang, tài khoản kiểm tra…Về nội dung, chị Trinh sẽ kiểm tra tính đầy đủ của các thong tin phản ánh trên giấy tờ làm việc như nội dung cấu thành số dư tài khoản tiền, các bước kiểm toánáp dụng, phát hiện của KTV, đánh giá, kết luận và gợi ý điều chỉnh của KTV, giải thích các ghi chú kiểm tra.
Tức là chủ nhiệm kiểm toán sẽ soát xét tất cả các tờ tổng hợp của từng khoản mục trên BCTC, kết luận của kiểm toán viên đối với ừng phần hành, chương trình kiểm toán đối với từng phần hành đã được thực hiện, các công việc do KTV thực hiện mà chưa được soát xét.
Như đã được đề cập trong mục trên Công ty cũng lập ra quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán sau mỗi mùa kiểm toán. Trong năm 2005, Công ty thực hiện kiểm tra chọn mẫu cuộc kiểm toán với số lượng là 120 Hồ sơ kiểm toán, ví dụ như Hồ sơ kiểm toán của Công ty dược phẩm ABC, Công ty giấy A, Công ty dầu khí B, Công ty sản xuất giầy thể thao và một số hồ sơ khác. Với tình hình thực tế về công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của Công ty VAE như đã nêu trên tuy chưa thể hiện đựoc thực tế của Công ty, nhưng đã phần nào phản ánh về công tác kiểm soát chất lượng.
Tuy nhiên, bên cạnh các công ty kiểm toán nước quốc tế, các công ty kiểm toán Việt Nam mặc dù kinh nghiệm còn hạn chế nhưng hầu hết đều ý thức được chất lượng dịch vụ là thước đo và là nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất quan trọng và tất yếu các Công ty kiểm toán Việt Nam đòi hỏi cần đổi mới và hoàn thiện hơn chất lượng kiểm toán của mình, để tạo lợi thế cạnh tranh với các Công ty kiểm toán nước ngoài. Mặt khác, hoạt động kiểm soát chất lưượng kiểm toán còn cung cấp thông tin để hỡ trợ các bộ phận chức năng của cơ quan kiểm toán Nhà nước tổ chức, cung cấp sự đánh giá trình độ, năng lực kiểm toán viên là cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng và phân công nhiệm vụ phù hợp; cung cấp các chỉ tiêu làm cơ sở trong việc tuyển dụng và đề bạt kiểm toán viên; giúp cơ quan kiểm toán xem xét lại tính đầy đủ và hiệu lực của hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán để tự điều chỉnh kịp thời, sửa đổi bổ xung những nội dung cần thiết trong vcác quy định vè chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn. Một mục tiêu quan trọng nữa là thong qua kiểm soát chất lượng kiểm toán để xử lý các ý kiến bất đồng tranh chấp trong nghề nghiệp và có biện pháp để ngăn ngừa những sai sót, cung cấp những thông tin phản hồi cho các kiểm toán viên biết được kết quả trong cuộc kiểm toán do mình thực hiện.
- Giai đoạn I (2000-2005): giai đoạn chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho hội nhập, củng cố các yếu tố môi trường pháp lý và các điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết khác để phát triển ngành dịch vụ kế toán, kiểm toán theo hướng hội nhập, đồng thời cũng phải phù hợp vói bối cảnh tình hình kinh tế trong nước. Do vậy, phương hướng hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động có những bước thay đổi sau: Thứ nhất là hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cho toàn Công ty và từng cuộc kiểm toán cụ thể; thứ hai thành lập Ủy ban kiểm soát để tiến hành kiểm tra chéo; thứ ba là tổ chức đào tạo và kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực và đạo đức kiểm toán viên nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp các trình độ; ngoài ra còn phối hợp chặt chẽ với các Công ty thành viên khác để nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng hoạt động. Thiết lập được một quy trình kiểm soát chất lượng khấ chặt chẽ: từ khâu chuẩn bị lập kế hoạch đến kiểm soát sau cuộc kiểm toán, tạo thành một chu trình khép kín và kiểm soát được chất lượng tôt, có sự tham gia của các thành viên Ban Giám đốc, các chủ nhiệm kiểm toán và các kiểm toán viện.
Vì vậy mà Công ty có những quy định rất rừ ràng về vấn đề này: Hàng năm đều cú chỉ tiờu tuyển nhân viên và các tiêu chuẩn về đội ngũ nhân viên mới, tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng cho nhân viên cũ; Chương trình đào tạo của Công ty đa dạng và thay đổi theo sự thay đổi của nền kinh tế và yêu cầu của Nhà nước ta, Khuyến khích nhân viên và tạo điều kiện để nhân viên tham gia thi tuyển chứng chỉ Kiểm toán viên; trình độ năng lực của nhân viên được đánh giá khách quan;. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho kiểm toán viên, đưa ra những nội dung về chất lượng và quản lý chất lượng kiểm toán vào nội dung đào tạo, bồi dưỡng và thi tuyển kiểm toán viên; tổ chức các cuộc hội thảo hoặc giám sát, điều tra thăm dò lấy ý kiến rộng rãi của công chúng như các tổ chức cá nhân sử dụng kết quả kiểm toán, các chuyên gia tư vấn và các cơ quan quản lý kế toán, kiểm toán về chất lượng cuộc kiểm toán.