Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang qua các chỉ số cơ bản

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU

Mục tiêu nghiên cứu

    Đồng thời, thông qua việc phân tích tài chính còn giúp cho các nhà đầu tư bên ngoài, các cơ quan chức năng, cũng như những đối tượng khác, quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể biết được tình hình lợi nhuận, doanh thu, chi phí, khả năng sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả không?. Nhận thức đuợc tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính, em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

    Phương pháp luận

    • Một số vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
      • Các tỷ số tài chính

        Thông qua phân tích báo cáo tài chính các nhà phân tích có thể biết được sao cho quá trình điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tìm được lợi nhuận tối đa, khả năng thanh toán nợ của công ty từ đó các nhà phân tích có thể có những quyết định đúng đắn trong việc điều hành doanh nghiệp cũng như có những quyết định đầu tư vào doanh nghiệp một cách đúng đắn. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như thu tiền bán hàng, thu từ các khoản nợ phải thu, chi trả nợ cho nhà cung cấp, chi trả lương công nhân viên, hoạt động này có ý nghĩa quyết định trong việc xác định lãi lỗ ròng trong doanh nghiệp.

        Hình 01: Sơ đồ DUPONT
        Hình 01: Sơ đồ DUPONT

          Lịch sử hình thành và phát triển

            Các giám đốc chức năng: Công ty có 07 Giám đốc chức năng chịu trách nhiệm điều hành và triển khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực cho Ban Tổng Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Công ty và cổ đông. Công ty hiện có 11 phòng chức năng và 6 Xưởng sản xuất (Xưởng Non Betalactam: sản xuất thuốc viên, cốm, bột thuộc nhóm Non - Betalactam; Xưởng Betalactam: sản xuất thuốc viên, cốm, bột thuộc nhóm Betalactam; Xưởng Thuốc nước: sản xuất các sản phẩm thuốc nước, thuốc kem - mỡ, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, sirô; Xưởng Viên nang mềm: chuyên sản xuất thuốc viên nang mềm;. Xưởng Bao bì: sản xuất, in ấn bao bì sản phẩm, vật phẩm quảng cáo; Xưởng Chế. biến dược liệu - hóa dược: cung cấp dược liệu, hóa dược, sản xuất các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên), thực hiện các quyền và trách nhiệm được giao theo yêu cầu chức năng quản lý của Công ty, chịu sự điều hành trực tiếp của các Giám đốc chức năng.

            Hình 02: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Dược Hậu giang
            Hình 02: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Dược Hậu giang

            Phân tích tài sản – nguồn vốn của công ty 1. Phân tích tình hình tài sản

              Trong năm 2008, lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu ổn định và xuống thấp nên công ty bắt đầu chuyển qua dạng tiền gởi thanh toán, một mặt để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động chi trong năm 2008 như: công ty phải chi trả cổ tức và công ty phải trả tiền trước cho một số hợp đồng đặt mua hàng của công ty nước ngoài nên khoản phải trả trước cho người bán tăng 1.020% trong năm 2008. Công ty đang có chính sách mở rộng thị trường khắp ba miền Bắc - Trung - Nam và cả nước ngoài nên công ty cho những khách hàng lớn và có tiềm năng có thể kéo dài thời gian trả nợ, nên khoản phải thu của khách hàng tăng 53% trong năm 2007, đến năm 2008 thì thị trường của công ty đã thực sự phát triển nên công ty hạn chế bán chịu mà thay vào đó công ty khuyến khích các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc nhanh chóng thanh toán tiền hàng bằng cách tăng chiết khấu thanh toán lên, bình thường công ty cho hưởng chiết khấu thanh toán tiền mặt là 1%.

              Bảng 02: TÌNH HÌNH TÀI SẢN DÀI HẠN NĂM 2006 – 2008
              Bảng 02: TÌNH HÌNH TÀI SẢN DÀI HẠN NĂM 2006 – 2008

              Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

              Khối lượng sản phẩm của công ty tiêu thụ được nhiều là do trong hai năm 2007 và 2008, đặc biệt là năm 2007 công ty đã không ngừng phát triển thị trường tiêu thụ ra khắp ba miền Bắc – Trung – Nam và thị trường nước ngoài, bằng việc tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, quảng cáo giới thiệu sản phẩm ở những hội chợ trong nước và quốc tế. Tốc độ của lợi nhuận trước thuế tăng chậm lại chủ yếu là do tốc độ tăng của tổng doanh thu chậm lại, trong khi đó tốc độ tăng của chi phí có cao hơn nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng của lợi nhuận, không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận vì tốc độ tăng của chi phí cao hơn doanh thu ít, đôi khi có những khoản chi phí tốc độ tăng thấp hơn của doanh thu.

              Hình 03: Đồ thị Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Lợi nhuận sau thuế
              Hình 03: Đồ thị Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Lợi nhuận sau thuế

              Phân tích tình hình lưu chuyển tiền

                Đồng thời trong năm 2007 công ty đang mở rộng thị trường tiêu thụ, nên công ty chấp nhận để những Chi nhánh, Đại lý, Hiệu thuốc có thể chậm thanh toán tiền hàng, do đó các khoản phải thu của khách hàng trong năm 2007 tăng lên, làm cho luợng tiền thu về tăng, nhưng tăng với tốc độ không quá cao. Qua bảng số liệu 08 cho ta thấy trong hai năm 2006 và 2007 thì dòng tiền từ hoạt động tài chính là dương, chứng tỏ một phần lượng tiền thực tế trong công ty có được do việc huy động từ việc phát hành cổ phiếu, và từ việc đi vay nợ, nhưng vay nợ chiếm một khoản nhỏ, để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

                Bảng 06: TÌNH HÌNH LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NĂM 2006 – 2008
                Bảng 06: TÌNH HÌNH LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 – 2008

                Đánh giá tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính 1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

                  Sở dĩ ROS giảm nhẹ là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, nhìn vào những bậc tiếp theo của sơ đồ ta thấy nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn doanh thu là do các loại chi phí như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác và chi phí thuế thu nhập đều tăng nhanh, trong khi đó tổng doanh thu tăng không đủ để bù đắp cho sự tăng lên của chi phí, do đó làm cho lợi nhuận sau thuế giảm. Như vậy, qua sơ đồ ta có thể thấy doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế liên tục tăng qua ba năm, lợi nhuận mà chủ sở hữu nhận được trên 17% số vốn bỏ ra, tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, qua đó ta thấy được vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên và công ty sử dụng nguồn vốn này là chủ yếu, công ty vẫn sử dụng nguồn vốn đi vay nhưng không phải là chủ yếu, điều này giúp cho công ty có thể đi vay nợ từ bên ngoài một cách dễ dàng, nhà đầu tư cũng có thể yên tâm với đồng vốn của họ khi họ đầu tư vào Dược Hậu giang.

                  Hình 06: Đồ thị thể hiện tình hình tỷ lệ nợ qua ba năm 2006 - 2008
                  Hình 06: Đồ thị thể hiện tình hình tỷ lệ nợ qua ba năm 2006 - 2008

                    Đánh giá tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu giang 1. Những mặt đã đạt được

                      Ta thấy tỷ trọng khoản phải thu là tương đối lớn, sở dĩ khoản phải thu liên tục tăng là do công ty đang mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường tiêu thụ được mở rộng nên các chi nhánh hiệu thuốc chưa trả tiền kịp, đồng thời do chính sách mở rộng thị trường của công ty nên công ty đã nới rộng đối với việc thu tiền hàng của khách hàng. Tổng chi phí tăng là do những khoản chi phí như: chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất thuốc, chi phí bán hàng cụ thể là những khoản chi cho nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí lãi vay tăng, đặc biệt đáng chú ý là chi phí lãi vay trong năm 2007 là 15.394 triệu đồng, chi phí lãi vay tăng không phải do khoản đi vay tăng lên mà do lãi suất đi vay cao.

                      Một số giải pháp

                        Bên cạnh nguồn nguyên liệu công ty nhập khẩu từ những nước lớn và có uy tín thì công ty nên tìm kiếm những nguồn nguyên liệu từ những nhà cung ứng khác để giảm chi phí nguyên vật liệu xuống, nhưng đồng thời công ty cũng cần đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm. Công ty cần dự trữ một số loại nguyên liệu thực sự khan hiếm, đồng thời công ty nên thương lượng với những nhà cung cấp về giá và kí hợp đồng mua hàng với trong một thời gian nhất định hoặc cả năm để tránh biến động về giá làm giá vốn hàng bán tăng.

                        Kiến nghị

                        Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lí chất lượng sản phẩm dược, đặc biệt đối với những sản phẩm mới tung ra thị trường thì cần được kiểm nghiệm kỹ, đảm bảo không có nhiều tác dụng phụ đối với những bệnh nhận dùng thuốc. Khuyến khích những nhà sản xuất thuốc có những chính sách ưu đãi, cũng như mở rộng công tác tăng cường hiểu biết của người dân về việc sử dụng thuốc đối với nhân dân vùng sâu vùng xa và vùng có nhiều người đồng bào dân tộc.