MỤC LỤC
Dự báo lũ trung hạn ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là dùng các phương pháp truyền thống, gần đây cũng đã áp dụng thử nghiệm một số mô hình thủy văn thông số phân bố trên cơ sở tận dụng các thông tin từ ảnh vệ tinh và đầu vào mưa dạng lưới từ các mô hình dự báo thời tiết, tuy nhiên kết quả dự báo cho 3 ngày, 5 ngày vẫn chưa đạt như mong muốn và vẫn cần phải cập nhật, chỉnh sửa và cải tiến nhiều để nâng cao chất lượng dự báo. Vì nhu cầu này mới chỉ thực sự được hình thành trong những năm gần đây, khi mà các công trình phòng chống lũ như hồ chứa đã được xây dựng; thêm vào đó, các chương trình tính hoặc phần mềm mà các cơ quan nghiên cứu và chuyên môn đang sử dụng lại không quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu theo một chuẩn nhất định, do đó rất khó kết nối, hoặc kết nối dễ gặp lỗi mà chỉ những người làm mô hình mới có thể chỉnh sửa được.
Mô hình ANN được áp dụng ở đây cũng là một trong những dạng lai ghép giữa mạng quen thuộc BPNN được áp dụng nhiều trong thủy văn với thuật toán giải đoán gen GA (Genetic Algorithms). Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định mô hình ANN luôn cho kết quả tốt hơn so với mô hình hồi quy nhiều biến nhờ khả năng giải quyết bài toán có tính phi tuyến. Mạng nơ-ron nhân tạo là một hệ thống xử lý thông tin được xây dựng trên cơ sở tổng quát hoá mô hình toán học của nơ-ron sinh học và phỏng theo cơ chế làm việc của bộ não con người. Mạng nơ-ron nhân tạo được thể hiện thông qua ba thành phần cơ bản: mô hình của nơ-ron, cấu trúc và sự liên kết giữa các nơ-ron, phương pháp học được áp dụng cho mạng nơ-ron. Hiện nay trên thế giới mô hình ANN được phát triển theo các hướng căn cứ vào 2 thành phần nêu trên của mạng nơ ron đó là: i) cấu trúc của mạng nơ ron; và ii) phương pháp học được áp dụng cho mạng nơ ron (thuật toán tối ưu để xác định các trọng số liên kết, và cấu trúc mạng). Trong khi phương pháp Ẩn cho phép đưa ra đường phối hợp dung tích giữa các hồ chứa của hệ thống hơi cứng nhắc thì phương pháp Hiện cho phép xác định sự phối hợp cân bằng giữa các hồ chứa một cách mềm dẻo hơn và vì vậy sẽ giúp nhiều trong quá trình tối ưu từng bước bằng việc đưa vào các ưu tiên vận hành khác nhau trong từng vùng dung tích của hồ chứa cũng như các ràng buộc về mực nước và lưu lượng ở các vùng ảnh hưởng dưới hạ lưu.
- Các nghiên cứu dự báo lũ trung hạn trên thế giới trong những năm gần đây thường tập trung vào việc sử dụng phương pháp mạng Nơ ron nhân tạo (ANN) với nhiều thuật toán tối ưu khác nhau kết hợp với việc sử dụng các phương pháp thống kê truyền thống, đồng thời mở rộng áp dụng các mô hình thủy văn thông số phân bố dựa trên cơ sở tận dụng các thông tin viễn thám và GIS kết hợp với kết quả dự báo mưa từ các mô hình số trị dự báo thời tiết như MM5, RAMS, HRM, BOLAM .v.v..Luận án đã lựa chọn hướng nghiên cứu lai ghép các mô hình để đảm bảo tính kế thừa và hiện đại trong nghiên cứu, để giải quyết hài hòa giữa tính ngẫu nhiên và tất định trong các đặc trưng thủy văn với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dự báo lũ. Khi xét các quá trình mưa ở khu vực Bắc Trung bộ do xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng cũng như việc phân loại hình thế synop cần đề cập đến nguồn gốc và bản chất cũng như quá trình hình thành phát triển và tồn tại của xoáy thuận, bởi vì sự tồn tại của các xoáy thuận nhiệt đới dưới nhiều dạng khác nhau: xoáy thuận nhiệt đới phát triển ở tầng thấp (như vùng áp thấp chẳng hạn), xoáy thuận chỉ phát triển ở các mực trên cao trong tầng đối lưu (gọi là các nhiễu động xoáy thuận trên cao), xoáy thuận phát triển từ tầng thấp lên cao có khi hết cả tầng đối lưu (như bão, ATNĐ) và các xoáy thuận nhiệt đới liên quan đến hệ thống synop quy mô vừa (như xoáy thuận nhiệt đới trong dải hội tụ nhiệt đới) hay xoáy thuận nhiệt đới kết hợp với nhiều hệ thống thời tiết khác xảy ra cùng thời gian hoặc xen kẽ liên tiếp từ hệ thống này sang hệ thống khác.
Cường suất lũ từ 1m/giờ ở các sông suối nhỏ, (7 8) m/ngày ở các sông lớn, tốc độ dòng chảy lớn nhất ở dòng chính đạt 2 3m/s, khi bão đổ bộ vào hạ du vùng ven biển, di chuyển dần lên thượng nguồn nên diện mưa lớn thường tập trung ở hạ du và trung lưu sông Cả. Theo thống kê trong báo cáo quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước do Viện quy hoạch thủy lợi thực hiện [48], tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất và tổ hợp lũ của lũ trên dòng chính, các dòng nhánh trên lưu vực, lũ lớn nhất trong năm tại Cửa Rào xuất hiện cùng thời gian với lũ lớn nhất trong năm tại Dừa chiếm tỷ lệ 43,3%.
Đặc điểm lũ trên lưu vực là có khi có lũ lớn trên dòng chính nhưng ở dòng nhánh thì lại không có lũ lớn nên việc trích lũ để đưa vào tính toán trong mô hình là độc lập nhau về thời gian, sao cho đảm bảo đối với mỗi lưu vực có ba trận lũ dùng để hiệu chỉnh mô hình, trong đó có một trận lũ lớn, một trận trung bình, một trận lũ nhỏ và một trận lũ để kiểm định mô hình. Bước 5: Áp dụng thuật giải đoán ghen GA vào tối ưu hóa mạng: bao gồm việc kiểm tra các chỉ tiêu cho từng mạng, thay đổi các cấu trúc đã định sẵn để tìm ra mạng phù hợp nhất, tiếp đó thực hiện những thay đổi nhỏ, thực hiện việc kiểm tra chéo giữa các đoạn số liệu khác nhau xem có đạt không, nếu đạt chuyển sang các thế hệ tiếp theo.
Hndantd Hndan_EANN Hndandb. Với các chỉ số được đánh giá trên đây ta thấy các phương án dự báo cho các trạm Dừa, Đô Lương và Nam Đàn là tốt và hoàn toàn có thể sử dụng trong tác nghiệp. Tuy nhiên, ta cũng thấy khi bản thân mô hình EANN đã cho kết quả tốt rồi thì việc áp dụng kết hợp với ARMA cũng không cải thiện được kết quả nhiều hơn nữa như trong trường hợp kết hợp với mô hình thủy văn tất định HEC-HMS đã trình bày ở trên. Nghiên cứu phương án dự báo lũ trung hạn khi các hồ chứa trên. hệ thống hồ chứa và kết nối mô hình này với HEC-HMS được trình bày ở chương IV). Hồ Bản Mồng và hồ Sông Sào mặc dù không có dung tích phòng lũ nhưng chúng nằm trên sông Hiếu và sông nhánh của sông Hiếu, một nhánh lớn đổ vào sông Cả vì vậy cùng với 2 hồ Bản Vẽ và Khe Bố đã hình thành hệ thống hồ chứa song song có quan hệ với nhau trong việc kiểm soát lũ ở hạ lưu tại các điểm kiểm soát lũ Yên Thượng, Nam Đàn.
Nhiệm vụ của công trình thuỷ lợi Sông Sào là cấp nưới tưới cho khu hưởng lợi theo hai giai đoạn (Đông Hiếu và Tây Hiếu) với diện tích 6616ha (trong đó giai đoạn 1 thuộc vùng Tây Hiếu có diện tích tưới 5562ha). Hồ còn có nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho đân cư trong vùng hưởng lợi, nuôi thả cá. Ngoài nhiệm vụ cấp nước tưới, hồ chứa nước Sông Sào còn có nhiệm vụ cắt lũ giảm nhẹ tình trạng ngập lụt cho vùng hạ du, cải tạo cảnh quan môi trường và tạo điều kiện phát triển du lịch. Hồ chứa nước Thác Muối. Dự án thủy lợi - thủy điện Thác Muối là dự án hồ chứa lợi dụng tổng hợp vừa có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp đủ nước cho yêu cầu tưới cho 7212ha, cấp nước sinh hoạt - công nghiệp đồng thời phát điện với công suất lắp máy 23MW. Ngoài ra dự án còn có nhiệm vụ chống lũ cho hạ lưu sông Cả, đẩy mặn, ngọt hoá nguồn nước hạ du sông Cả đồng thời kết nuôi thủy sản, du lịch sinh thái. Nghiên cứu xác định các yêu cầu đối với việc vận hành hệ thống hồ. Trong đó có Phụ lục 1: Nhiệm vụ và giải pháp phát triển thủy lợi cho từng vùng. Nội dung liên quan đến lưu vực sông Cả được trích dẫn trong Hộp 4-1. Tiêu chí cho việc vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ cho lưu vực sông Cả sẽ bao gồm các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên sau:. 1) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tất cả hồ. Vì vậy trong vận hành hệ thống hồ chứa thì quy trình vận hành đảm bảo an toàn cho từng hồ phải có ưu tiên cao nhất. Trong các hồ chứa trên lưu vực sông Cả mới chỉ có 2 hồ chứa là có quy trình vận hành, đó là quy trình vận hành hồ chứa Bản Vẽ do Bộ Công Thương ban hành, và quy trình vận hành hồ chứa nước sông Sào, do UBND Tỉnh Nghệ An ban hành. Các hồ chứa còn lại đều chưa có quy trình vận hành. Với các hồ chứa còn lại, nghiên cứu sẽ sơ bộ xây dựng biểu đồ điều phối sử dụng quy hoạch động với dòng chảy đến hồ ngẫu nhiên được mô phỏng theo Monte Carlo dựa trên chuỗi số liệu dùng để thiết kế hồ chứa. Thêm vào đó, với các hồ chứa có công trình xả lũ bằng tràn có cửa van kiểm soát, nghiên cứu sẽ phải đưa vào giới hạn đóng mở cửa van theo trình tự và các độ mở khác nhau để phản ánh thực tế khi vận hành. 2) Tham gia cắt lũ cho các khu vực hạ lưu của lưu vực sông Cả để đảm bảo mực nước và lưu lượng ở các vị trí kiểm soát như tại trạm thủy văn Nam Đàn không vượt quá tần suất lũ 1% (Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và được trích dẫn trong hộp 4-2). Theo tính toán của Viện Quy hoạch Thủy lợi (2004) trong báo cáo Quy hoạch tổng hợp nguồn nước lưu vực sông. Đây chính là các giá trị sơ bộ ban đầu mà nghiên cứu sẽ sử dụng để kiểm soát lưu lượng và mực nước ở khu vực hạ lưu trong phối hợp vận hành các hồ chứa. Trong quá trình vận hành phối hợp, nghiên cứu sẽ giảm dần, đồng thời phân tích khả năng của các hồ khi vận hành để đưa ra đề xuất. 3) Đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Đây chính là các giá trị sơ bộ ban đầu mà nghiên cứu sẽ sử dụng để kiểm soát lưu lượng và mực nước ở khu vực hạ lưu trong phối hợp vận hành các hồ chứa. Trong quá trình vận hành phối hợp, nghiên cứu sẽ giảm dần, đồng thời phân tích khả năng của các hồ khi vận hành để đưa ra đề xuất. 3) Đảm bảo hiệu quả kinh tế. Vì đây là vận hành hệ thống hồ chứa trong mùa lũ, nên hầu như công suất phát điện của các nhà máy thủy điện đều được đảm bảo, các nhu cầu dùng nước đều được đáp ứng, vấn đề đặt ra là vận hành thế nào để dung tích hồ chứa là lớn nhất có thể ở cuối mùa lũ. Để đáp ứng được tiêu chí này thì việc vận hành hồ chứa theo thời gian thực sẽ là phù hợp nhất và do vậy dự báo mưa lũ phải được tích hợp ngay trong vận hành hệ thống hồ chứa. Trong quá trình vận hành hệ thống hồ chứa tức thời, tùy thuộc vào điều kiện ban đầu của các hồ chứa, vào việc phân tích dòng chảy lũ trên sông, mà người vận hành có thể giảm chỉ tiêu 2 – giảm mực nước và lưu lượng kiểm soát ở hạ lưu đi đến mức phù hợp với tình hình thực tế. Củng cố đê sông Cả, sông La để chống được lũ tần suất 1% tại trạm thuỷ văn Nam Đàn. Hoàn thành công trình Bản Vẽ, xây dựng các hồ Ngàn Trươi, Thác Muối, Bản Mồng, Chúc A .. Điều tiết nước hồ chứa. Chủ đập phải lập quy trình điều tiết nước hồ chứa, quy định việc tích nước, xả nước hồ, trong điều kiện bình thường và trong tình huống khẩn cấp, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Việc điều tiết nước hồ chứa tuân theo các quy định sau đây:. a) Không được tích trữ nước trong hồ vượt trên mức do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định;. b) Trường hợp đập bị hư hỏng hoặc sự cố, có yêu cầu tháo nước để hạ thấp mức nước hồ, phải khống chế tốc độ hạ thấp mức nước sao cho không gây sạt trượt mái thượng lưu đập;. c) Trong mùa lũ, các hồ chứa có nhiệm vụ điều tiết lũ, việc vận hành tích nước, xả lũ phải ưu tiên đảm bảo an toàn đập, thực hiện điều tiết cắt lũ và tích trữ nước hồ theo nhiệm vụ công trình. Chủ đập phải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định về thẩm quyền ra lệnh vận hành và quy trình thao tác, vận hành cửa van của từng công trình (sau đây gọi là vận hành công trình).
Điều tiết nước hồ chứa. Chủ đập phải lập quy trình điều tiết nước hồ chứa, quy định việc tích nước, xả nước hồ, trong điều kiện bình thường và trong tình huống khẩn cấp, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Việc điều tiết nước hồ chứa tuân theo các quy định sau đây:. a) Không được tích trữ nước trong hồ vượt trên mức do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định;. b) Trường hợp đập bị hư hỏng hoặc sự cố, có yêu cầu tháo nước để hạ thấp mức nước hồ, phải khống chế tốc độ hạ thấp mức nước sao cho không gây sạt trượt mái thượng lưu đập;. c) Trong mùa lũ, các hồ chứa có nhiệm vụ điều tiết lũ, việc vận hành tích nước, xả lũ phải ưu tiên đảm bảo an toàn đập, thực hiện điều tiết cắt lũ và tích trữ nước hồ theo nhiệm vụ công trình. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp quy hoạch động với hàm mục tiêu tạm thời là tối ưu hóa sản lượng điện năm và với dòng chảy đến hồ là ngẫu nhiên được mô phỏng theo phương pháp Monte Carlo dựa trên số liệu dòng chảy đến hồ dùng cho thiết kế; các bước thực hiện được tóm tắt trong sơ đồ hình 4-5.
Trận lũ này có đặc điểm như sau: lũ dòng chính tại Cửa Rào lớn ở mức trung bình, lũ bên sông Hiếu thuộc loại lớn, lũ ở khu giữa từ Cửa Rào, Nghĩa Khánh tới Dừa và từ Dừa tới Yên Thượng đặc biệt lớn; Lũ bên sông La thuộc loại lũ lớn, lũ ở hạ du sông Cả thuộc loại đặc biệt lớn. - Lũ ở thượng nguồn tại Cửa Rào và lũ trên sông Hiếu thuộc dạng lũ lớn, lũ khu giữa từ Cửa Rào, Nghĩa Khánh tới Dừa và từ Dừa tới Yên Thượng ở mức trung bình, lũ sông La thuộc loại lớn.
Trong Luận án, mô hình dự báo dòng chảy được tích hợp một cách hoàn toàn/tự động với mô hình vận hành hệ thống hồ chứa vì cả hai mô hình HEC-HMS (mô hình dự báo dòng chảy đến hồ và các nhập lưu khu giữa) và mô hình HEC- RESSIM (mô vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ trên lưu vực sông Cả) đều sử dụng cơ sở dữ liệu dạng chuẩn HEC-DSS. Việc tích hợp được mô hình dự báo mưa với mô hình dự báo lũ và mô hình dự báo lũ với mô hình vận hành hồ chứa phòng lũ cho lưu vực có một ý nghĩa thực tiễn cao và rất tiện lợi nếu tiến hành vận hành hệ thống theo thời gian thực vì ở mỗi bước thời gian các lệnh điều khiển viết cho hệ thống có thể truy cập đến các giá trị mưa, dòng chảy vào các hồ, trạng thái hồ, mực nước và lưu lượng kiểm soát ở hạ lưu trong các file cơ sở dữ liệu *.dss (lu_Sca.dss và he_thong_Song_Ca.dss) để điều khiển việc phối hợp vận hành và đưa ra báo cáo hỗ trợ vận hành (Release Decision Report, xem Hình 4-8 b, c).
Với nghiên cứu vận hành hệ thống hồ chứa, tác giả đã lựa chọn hướng tiếp cận kết hợp giữa mô hình mô phỏng (HEC-HMS, HEC-ResSim) với mô hình điều khiển hệ thống trong đó sử dụng cả hai phương pháp ”Ẩn” và ”Hiện” để xác định các ưu tiên vận hành cho từng hồ trong hệ thống (phân nhỏ các vùng dung tích để vận hành theo các ưu tiên của biểu đồ điều phối của từng hồ sao cho có hiệu quả) và các ưu tiên vận hành kết hợp giữa các hồ với các ưu tiên về ràng buộc về mực nước và lưu lượng của các vùng bị ảnh hưởng dưới hạ lưu để đảm bảo mục tiêu phòng lũ cho các công trình và cho các vùng ảnh hướng dưới hạ du các công trình. Với những hồ chưa có quy trình vận hành, nghiên cứu đã lập chương trình tính theo phương pháp. quy hoạch động với dòng chảy đến hồ là ngẫu nhiên được mô phỏng bằng phương pháp Monte Carlo. Tác giả đã nghiên cứu và tích hợp thành công mô hình dự báo mưa, lũ với mô hình vận hành hồ chứa. Trong đó mô hình dự báo lũ đến hồ chứa, các nhập lưu khu giữa đã được tích hợp hoàn toàn tự động với mô hình vận hành hồ chứa. Đây chính là tiền đề quan trọng hướng tới việc vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ theo thời gian thực. Đây là phương pháp mà các nước tiên tiến trên thế giới đang thực hiện. Những đóng góp mới của Luận án. 1) Xây dựng cơ sở khoa học cho việc vận hành phối hợp các hồ chứa phòng lũ trên lưu vực sông Cả, bao gồm: i) bảng nhận dạng hình thế thời tiết gây mưa lớn trên lưu vực; ii) đặc điểm, tổ hợp lũ và kết quả mô phỏng mô hình toán thủy văn tính toán và dự báo lũ đến các hồ chứa, nhập lưu khu giữa trong hệ thống; và iii) mô hình mô phỏng hệ thống hồ chứa kết hợp với các quy tắc phối hợp vận hành các hồ chứa phòng lũ cho lưu vực. 2) Đưa ra phương pháp áp dụng hiệu quả mạng ANN với thuật toán quét ngược (BPNN) bằng việc sử dụng thuật toán giải đoán ghen GA trong quá trình tìm cấu trúc mạng tối ưu. Xử lý này đã làm cho quá trình luyện mạng nhanh hơn rất nhiều, rất phù hợp cho dự báo tác nghiệp khi liên tục phải cập nhập số liệu mới và luyện lại mạng. Thêm vào đó đã nâng cao được chất lượng dự báo từ các mô hình nhận thức bằng cách áp dụng mô hình ngẫu nhiên ARIMA để dự báo sai số dự báo sau đó dùng để hiệu chỉnh và đưa ra giá trị dự báo. 3) Tích hợp được mô hình dự báo mưa, lũ với mô hình vận hành hệ thống hồ chứa tạo tiền đề cho việc vận hành phối hợp các hồ chứa phòng lũ trên lưu vực theo thời gian thực. Đây là cách mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới đang làm và đang hướng tới, vì vậy cần được thực hiện ở Việt Nam. Hướng phát triển của Luận án. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong nghiên cứu, nhưng NCS thấy những kết quả đạt được trong Luận án mới chỉ là những thành công ban đầu đánh dấu một mức độ trưởng thành trong nghiên cứu khoa học của NCS. Việc tiếp tục nghiên cứu. những vấn đề này và mở rộng hơn nữa kiến thức của mình cần phải được tiến hành trong suốt sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình. Cụ thể: i) nâng cao chất lượng. ‘Bảng nhận dạng hình thế thời tiết’ cho lưu vực sông Cả (và có thể cho vùng khác, lưu vực khác); ii) xác lập quy tắc vận hành tối ưu các hồ chứa phòng lũ cho lưu vực sông Cả (và có thể cho các lưu vực khác); iii) xây dựng bản đồ ngập lụt để cảnh báo ngập lụt cho dân đồng thời sử dụng để kiểm soát lũ hạ lưu trong mô hình vận hành hệ thống hồ chứa. 1) Đề nghị Nhà nước sớm bổ sung mạng lưới quan trắc KTTV, hiện đại hóa hệ thống đo đạc và truyền tin trên lưu vực sông Cả, đặc biệt là ở thượng lưu các hồ chứa, và các lưu vực sông nhánh của lưu vực sông Cả nói riêng và trên các lưu vực sông khác có nhiều hồ chứa khác nói chung để đảm bảo việc vận hành hệ thống hồ chứa được tốt mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Đồng thời có cơ chế chính sách ưu đãi cho cán bộ quan trắc KTTV ở những vùng sâu, vùng xa. 2) Đề nghị có những nghiên cứu chuyên sâu để so sánh lợi ích kinh tế xã hội lâu dài giữa phương án xây dựng hồ chứa nước Bản Mồng hiện nay kết hợp với 6 hồ chứa ở thượng lưu nhưng không có dung tích phòng lũ với phương án trong quy hoạch trước đây với dung tích phòng lũ 305 triệu m3 vì lũ lụt ngày càng xảy ra thường xuyên với mức độ ác liệt hơn do chặt phá rừng khi xây dựng hồ chứa, do biến đổi khí hậu, đặc biệt là đối với các tỉnh Miền trung trong đó có Nghệ An.