MỤC LỤC
Quản lý thời gian và tiến độ dự án là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và quản lý tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép và những yêu cầu về chất lượng đã định. Trong môi trường dự án, chức năng quản lý thời gian và tiến độ quan trọng hơn trong môi trường hoạt động kinh doanh thông thường vì nhu cầu kết hợp phức tạp và thường xuyên liên tục giữa các công việc, đặc biệt trong trường hợp dự án phải đáp ứng một thời hạn cụ thể của khách hàng.
Quản lý chi phí là quá trình dự toán kinh phí; giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án; phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí nhằm đảm bảo thực hiện hoàn thành dự án trong phạm vi ngân sách đã được hoạch định từ trước. Bao gồm: chi phí nhân công sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí quản lý trực tiếp và những khoản chi phí khác trực tiếp liên quan đến công việc thực hiện dự án.
Để thực hiện dự án cần có máy móc thiết bị, con người, yếu tố tổ chức… Sự hoạt động, vận hành của các yếu tố này không thể thoát ly khỏi môi trường luật pháp, cạnh tranh, khách hàng… Sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó hình thành môi trường, nội dung, yêu cầu và các biện pháp quản lý chất lượng dự án. Quản lý chất lượng dự án là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên, các cấp trong đơn vị, đồng thời cũng là trách nhiệm chung của các cơ quan có liên quan đến dự án, bao gồm: chủ đầu tư, các nhà thầu, các nhà tư vấn, những người hưởng lợi từ dự án….
Quản lý thông tin là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau. Trên cơ sở đó lựa chọn, triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong suốt vòng đời dự án.
Quản lý nhân lực là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu của dự án. Quản lý rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro.
Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức tổ chức quản lý mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự ủy quyền. Mô hình tổ chức “Chủ nhiệm điều hành dự án” là mô hình tổ chức quản lý trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc thuê một tổ chức tư vấn quản lý có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn phù hợp với quy mô, tính chất của dự án làm chủ nhiệm điều hành, quản lý việc thực hiện dự án.
Sự cần thiết của công tác quản lý dự án đầu tư ở Tổng công ty lắp.
Các dự án hoàn thành đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, chủ động phương tiện thi công, năng lực chế tạo…, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng cũng như khẳng định vị thế và năng lực của LILAMA trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, thời gian qua LILAMA cũng gặp phải một số khó khăn, từ khâu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong đó có sự thoả thuận của các Bộ, Ngành, quá trình thoả thuận quy hoạch, khai thác tài nguyên, môi trường, thoả thuận nguồn vốn, giao đất, giải phóng mặt bằng đến tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, giá cả biến động.., đã làm kéo dài thời gian hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, làm ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư cũng như tiến độ triển khai dự án.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, quản lý tiến độ dự án cũng bao gồm các công việc: quản lý các báo cáo, công văn đến đi liên quan đến hoạt động đầu tư của Tổng công ty như xin chủ trương đầu tư trình cơ quan quản lý trực tiếp của Tổng công ty; xin phê duyệt quy hoạch trình Sở kiến trúc quy hoạch phê duyệt; xin thỏa thuận về điện nước, môi trường… Ban quản lý dự án hết sức chú trọng hoàn thành đúng và đầy đủ các thủ tục để tránh ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Đối với bất kỳ một dự án đầu tư nào, bên cạnh việc hoàn thành đúng tiến độ thời gian đã định và quản lý hiệu quả các chi phí thực hiện dự án, công tác quản lý chất lượng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi chất lượng công trình là một giá trị vô hình khó có thể định lượng được, nếu không quản lý tốt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành khai thác dự án, tổn thất lợi ích của các bên liên quan và lãng phí nguồn lực xã hội. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, công tác quản lý chất lượng dự án của Tổng công ty bao gồm rất nhiều công việc như: đánh giá tính khả thi của dự án thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi; xác định các nguồn huy động vốn cho dự án với chi phí huy động vừa phải, phù hợp với dự án; tuyển cán bộ quản lý dự án có năng lực, kinh nghiệm trong các lĩnh vực của dự án; quản lý chất lượng công tác lập kế hoạch thực hiện dự án; quản lý hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.
- Ban quản lý dự án phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát tổ chức những buổi họp, hội thảo với đại diện các đơn vị thi công xây lắp công trình (là các xí nghiệp trực thuộc Tổng công ty hoặc các nhà thầu xây lắp đảm nhận những phần công việc mà Tổng. Nguyễn Tú Anh Lớp Kế hoạch 48A. Phòng quản lý chất lượng. Ban quản lý dự án. Bộ phận giám sát thuộc. Tổng công ty. Đơn vị thi công Tổ chức. tư vấn giám sát. công ty chưa có đủ khả năng chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện) để rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng thi công.
- Trình độ của các cán bộ quản lý dự án trong các lĩnh vực tương đương còn hạn chế nên không thể kiểm soát hết được những thiếu sót về chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng. - Hệ thống định mức tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước đưa ra không đồng nhất, thay đổi theo từng thời kỳ và theo nhiều hạng mục công trình khác nhau, nên chưa thực sự trở thành một cơ sở vững chắc cho các nhà quản lý lấy làm tiêu chuẩn.
Đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu, mở rộng đối tác, thị trường, lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt chú trọng đến các hãng chế tạo thiết bị cho các nhà máy điện, xi măng, các công ty thương mại lớn của thế giới để mở rộng thị trường hoạt động ra nước ngoài thông qua các hợp đồng chế tạo thiết bị xuất khẩu hoặc chúng ta đưa lực lượng lao động, kỹ sư ra nước ngoài để chế tạo thiết bị và lắp đặt công trình, trước mắt tập trung vào thị trường Trung đông, Malaysia, Liên bang Nga. + Tổng công ty phải tích cực đào tạo các cán bộ quản lý dự án (chủ nhiệm dự án và các kỹ sư) kiến thức chuyên ngành của một số ngành quan trọng: xi măng; lọc hóa dầu; nhiệt điện; khí đốt… bằng cách kết hợp với các trường đại học trong nước như: Đại học Bách Khoa, Đại học Xây dựng; Đại học Mỏ địa chất… hoặc cử các cán bộ đi làm việc và học tập ở các nước tiên tiến trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Nga… để khi cần cán bộ quản lý dự án trong các lĩnh vực đó thì có thể điều động ngay mà không cần thuê các chuyên gia trong ngành.