Biến đổi cơ cấu đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình giai đoạn 2001 - 2002

MỤC LỤC

Biến đổi cơ cấu nguồn nhân lực tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình

Tình hình đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình từ năm (2001-2002)

Họ luôn phải đảm bảo chức năng quan trọng trực tiếp xây dựng kế hoạch sản lượng bán, vận tải, hao hụt hàng năm và dài hạn, chủ trì phối hợp xây dựng dự án kế hoạch toàn diện hàng năm hoặc dài hạn của công ty báo cáo Tổng công ty; xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh, tạo nguồn; phân phối nguồn hàng cho các đơn vị; nghiên cứu thị trường; tiếp thị và bán hàng..Chính những yêu cầu đó mà số lượng phòng kinh doanh có xu hướng tăng do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên sâu về kinh doanh, nhạy bén với thời cuộc, hiểu biết về thị trường. Với cơ cấu đội ngũ cán bộ công nhân viên như hiện nay những năm qua Công ty đã hoạt động một cách có hiệu quả, tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng mở rộng các cửa hàng bán xăng dầu, thu hút một khối lượng lao động lớn đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh hàng năm.

Cơ cấu giới của đội ngũ công nhân viên chức lao động

    Cùng với việc tổ chức sắp xếp lại khối gián tiếp các phòng ban ngày càng có xu hướng giảm nhẹ đã thực sự làm cho guồng máy kinh doanh của ngành xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình hoạt động một cách nhịp nhàng, đồng bộ đạt hiệu quả cao, phù hợp với tổ chức quản lý và điều kiện kinh doanh của ngành mình. Mặt khác, hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty diễn ra trên địa bàn ba tỉnh, khoảng cách giữa các chi nhánh xăng dầu, các cửa hàng, các cây xăng là rất lớn, phân bổ ở những vùng sâu, vùng xa như ở Hoà Bình, Sơn La chính vì thế với điều kiện làm việc thường xuyên phải xa nhà, phải đi công tác nên công việc này thường phù hợp với nam giới hơn nữ giới. Theo xu hướng chung của toàn xã hội trong những năm gần đây lực lượng lao động nữ ngày càng có xu hướng tăng lên, không những ở bộ phận trực tiếp sản xuất - kinh doanh chủ yếu sử dụng đến sức lao động chân tay, mà ở những bộ phận là công tác quản lý lãnh đạo nữ giới cũng đã có mặt đông hơn họ chiếm tỉ lệ ngày càng đông và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong xã hội.

    Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công nhân viên chức lao động

    Tuy nhiên, mô hình giới tính có sự dịch chuyển trong khoảng thời gian từ năm 2001-2003 lao động nữ có xu hướng giảm ở các khâu như kho xăng, tổ sửa chữa, bảo vệ và tạp vụ,ngược lại tỉ lệ nam giới lại có xu hướng tăng ở các khâu này. - Nhóm 3: Từ 51->60 tuổi là nhóm lao động bắt đầu có sự suy giảm về sức khoẻ, năng suất làm việc, nhưng bù lại họ có rất nhiều kinh nghiệm quý báu đã được tích luỹ trong những năm công tác, họ có thể đưa ra được các giải pháp giải quyết với những biến động xảy ra đối với Công ty và truyền thụ cho lớp trẻ những kỹ năng, kỹ xảo trong nghề nghiệp và dạy họ cách giải quyết nhanh các tình huống có thể xảy ra trong khi làm việc để họ xử lý một cách nhanh nhất tránh rủi ro có thể đến với họ tạo ra sự an toàn cao trong công việc. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức bộ máy và nhân sự năm 2003, qua báo cáo hàng năm thì độ tuổi trung bình của lao động thuộc khối văn phòng Công ty là 38.8 tuổi và độ tuổi trung bình của lao động thuộc khối trực tiếp kinh doanh là 26.2 tuổi.

    Cơ cấu trình độ học vấn của đội ngũ công nhân viên chức Công ty

      Số lao động chưa tốt nghiệp PTTH giảm xuống phần lớn số lao động này rơi vào những lao động có độ tuổi 50 trở lên và số lao động này chủ yếu làm những công việc như đứng bán hàng, làm tạp vụ, vệ sinh cơ quan. Nó chứng tỏ một điều là những lao động trẻ ngày càng có trình độ học vấn cao vì họ cho rằng chỉ có học tập nâng cao trình độ học vấn là cơ sở để họ có thể đứng vững và tự khẳng định được mình trong xu hướng phát triển chung của toàn xã hội và đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Như vậy, có thể thấy trình độ học vấn của đội ngũ nhân lực Công ty là tương đối cao tập trung ở hai độ tuổi 18-30 và 31-50 tuổi nghĩa là lao động càng trẻ thì tương ứng với nó là trình độ học vấn càng cao, đây là nguồn nhân lực đáng quý cho quá trình phát triển của Công ty vì những lao động này vừa có sức khỏe, trình độ chuyên môn tay nghề cao, và có niềm hăng say đối với công việc, ham học hỏi, sáng tạo.

      Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên chức

        Theo điều tra xã hội học thu được thì đối cán bộ công nhân viên chức tổ chức thi nâng bậc lương Bậc 1,2: là một năm thi tay nghề một lần; Bậc 2,3 là hai bậc hai năm thi một lần và Bậc 4,5,6 là ba năm thi một lần, Bậc 6 là bậc cao nhất trong bảng thi nâng bậc lương( tay nghề) của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Công ty. Hơn bao giờ hết, những lao động nhất là những lao động trong doanh nhiệp Nhà nước như Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình phải là những người có trình động giác ngộ tư tưởng chính trị cách mạng cao, đặc biệt là những hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự ý thức về sứ mệnh của giai cấp công nhân, những người được trang bị lý luận vững vàng. Con số bình quân là (87.7%) lao động chưa qua đào tạo lý luận chính trị .Trong một công ty Nhà nước mà số lượng cán bộ công nhân viên chưa qua đào tạo lý luận như vậy là điều đáng để chúng ta phải quan tâm, suy nghĩ đây là một con số tương đối cao, đòi hỏi trong những năm tới phải có một định hướng đào tạo trình độ lý luận chính trị cho người lao động.

        Bảng trên cho ta thấy trong tổng số 17 lao động tốt nghiệp trình độ Đại  học/Cao đẳng thì có 7 lao động chiếm (41.2%) ở độ tuổi 18-30 và (23.5%)  lao động ở độ tuổi 31-50, còn ở độ tuổi 51-60 tỉ lệ này chiếm (35.3%)
        Bảng trên cho ta thấy trong tổng số 17 lao động tốt nghiệp trình độ Đại học/Cao đẳng thì có 7 lao động chiếm (41.2%) ở độ tuổi 18-30 và (23.5%) lao động ở độ tuổi 31-50, còn ở độ tuổi 51-60 tỉ lệ này chiếm (35.3%)

        Cơ cấu trình độ Ngoại ngữ và Tin học

          Qua bảng số liệu cho thấy có 5% là lao động biết sử dụng tin học thành thạo phục vụ cho công việc chuyên môn, qua nghiên cứu thì số lao động này làm việc tại phòng vi tính của Công ty, số lao động biết soạn thảo văn bản chiếm 25% đều làm công tác văn phòng. Nhìn chung trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của lãnh đạo Công ty, cùng với sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên chức toàn Công ty, từ năm 1991-2003 sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển Công ty đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh cải thiện điều kiện vật chất, đời sống tinh thần cho cán bộ nhân viên, 100% lao động được bố trí công việc thường xuyên, không có lao động không được bố trí công việc, đây là mục tiêu phấn đấu hoạt động của Công ty qua các năm. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ công nhân viên chức Công ty còn thấp, chưa được quan tâm đúng mức, số lượng lao động chưa qua đào tạo chính trị chiếm tỉ lệ rất cao (87%), số lao động qua đào tạo chính trị chủ yếu tập trung tại bộ phận gián tiếp ( khối văn phòng công ty) còn phần lớn công nhân là chưa qua đào tạo lý luận chính trị, nếu có chỉ qua khoá đào tạo Sơ cấp tức là đào tạo cơ bản chưa có chuyên sâu.

          KHUYẾN NGHỊ

          - Thường xuyên làm công tác lý luận cho cán bộ công nhân viên đặc biệt là những cửa hàng xăng dầu ở vùng xâu, vùng xa, và các chi nhánh đóng tại các tỉnh xa như Hoà Bình, Sơn La, nhằm mục đích ổn định lòng người để họ thấy rằng các cấp lãnh đạo rất quan tâm đến đội ngũ cán bộ công nhân viên chức công tác xa nhà. - Cần phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng và công tác tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, nhất là công tác xây dựng, phát triển Đảng viên mới để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho người lao động. - Cần cải thiện một bước môi trường làm việc, tạo bầu không khí thoải mái hơn nữa đối với người lao động, nhất là cần có chế độ ưu đãi người lao động làm việc trong môi trượng độc hại như ở các kho xăng, cửa hàng bán xăng dầu.