Vai trò của Hợp tác xã kiểu mới trong phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Quảng Nam

MỤC LỤC

Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

Nhà nước ban hành các chính sách trợ giúp kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng và phát triển, thông qua việc giúp đỡ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ứng dụng KH-CN, nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển, giải quyết nợ tồn đọng trước đây, khuyến khích việc tích luỹ và sử dụng có hiệu quả vốn tập thể trong HTX; Phát huy vai trò Liên minh HTX Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia kinh tế tập thể, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát của các thành viên, ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí. Thứ năm: Nghị quyết 13/NQ/TW chỉ rừ phương chõm phỏt triển kinh tế tập thể trong thời gian tới: Phát triển HTX phải theo phương châm tích cực, chủ động, nhưng phải vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đa dạng về mô hình, vì hiệu quả thiết thực, trước hết là vì sự phát triển của sức sản xuất, triệt để tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, nhất quyết không nóng vội, chủ quan duy ý chí, áp đặt; Nhưng cũng yêu cầu cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần khắc phục sự buông lỏng lãnh đạo, bị động ngồi chờ, để mặc sự phát triển tự phát của nền kinh tế, mà chậm trể trong việc nắm bắt và đáp ứng những đòi hỏi của nhân dân về phát triển kinh tế tập thể.

Khái niệm, đặc trưng hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp - Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp

Khác với HTX kiểu cũ, thành viên HTX chỉ gồm các cá nhân, HTX kiểu mới là một tổ chức kinh tế do các thành viên, bao gồm cả cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân (người lao động, cán bộ, công chức, các hộ sản xuất, kinh doanh, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế..), cả người có ít vốn và người có nhiều vốn có nhu cầu tự nguyện cùng nhau góp vốn hoặc có thể góp sức lập ra và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình theo quy định của pháp luật về HTX, HTX không thủ tiêu tính tự chủ SX-KD của các thành viên, mà chỉ làm những gì mỗi thành viên riêng lẻ không làm được hoặc làm không có hiệu quả để hỗ trợ cho các thành viên phát triển. Với những đặc trưng trên, HTX kiểu mới trong nông nghiệp không chỉ dừng lại chỉ sản xuất nông nghiệp mà còn cả làm dịch vụ, ngành nghề, SX- KD tổng hợp… hoàn toàn khác với mô hình HTX kiểu cũ được xây dựng trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây, có các đặc trưng là tập thể hoá toàn bộ tư liệu sản xuất, không thừa nhận vai trò của kinh tế hộ, phủ nhận kinh tế hàng hoá, tổ chức hoạt động theo địa giới hành chính, sản xuất tập thể, tập trung, phân phối theo ngày công lao động, thực hiện quá nhiều trách nhiệm xã hội; mô hình HTX được áp dụng nhất loạt trong cả nước, ít chú ý đến đặc điểm của từng nơi….

Vai trò hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiêp đối với sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

+ CNH, HĐH chu trình của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp từ sản xuất, chế biến, lưu thông trên cơ sở ứng dụng các thành tựu KH-CN với nội dung và mức độ thích hợp, đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất sinh học, tăng năng suất lao động, đảm bảo hiệu quả sản xuất cao, tiến tới một nền nông nghiệp sản xuất hữu cơ, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng sản lượng nông nghiệp, phục vục công nghiệp hoá. Theo tinh thần của Hội nghị TW5 (khoá IX), CNH-HĐH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng QHSX phù hợp;.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp,

Tuy nhiên, nhân tố văn hóa không dừng lại ở cách hiểu thông thường, mà còn là hiểu biết về bản chất và yêu cầu đối với người thành lập, tham gia loại hình tổ chức HTX, nghĩa là khả năng của những xã viên trong việc hợp tác cùng nhau để phát triển HTX của họ, có thể coi đó là văn hóa HTX, thiếu nhân tố này thì cho dù trình độ văn hóa thông thường có cao bao nhiêu đi nữa cũng khó mà phát triển được HTX. Để thoát khỏi tình trạng sản xuất thuần nông, tự cung tự cấp, manh mún, hiệu quả thấp, chưa khai thác tốt tiềm năng đất đai, HTXNN nhất thiết phải có giải pháp nâng cao năng lực của kinh tế hộ, năng lực quản lý, kinh doanh của mình, tập trung đất đai và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô lớn.

Kinh nghiệm của một số nước

Rừ ràng là ở một số nước cụng nghiệp húa như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó HTXNN, một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế hộ nông dân và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào HTX tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hàn Quốc Mặc dù vai trò của ngành nông nghiệp Hàn Quốc trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã có sự thay đổi nhanh chóng trong những năm gần đây (năm 1960 nông nghiệp chiếm 50% GDP và 50% lực lượng lao động; năm 1999, chỉ còn chiếm 4,4% GDP và 11,6% lao động) nhưng Chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp.

Một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở trong nước

Thành công của mô hình HTX này là đã chuyển bớt diện tích lúa sang rau an toàn, chú ý sản xuất giống lúa thơm để phục vụ cho thành phố, xã viên được hưởng lợi do HTX dịch vụ với giá thấp hơn thị trường, chú ý đến hoạt động phúc lợi cho xã viên và cộng đồng, tích luỹ HTX tăng, chú ý công tác đào tạo cán bộ, đoàn kết trong lãnh đạo. Bên cạnh các hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho xã viên, HTX đã sản xuất lúa giống, lúa thơm và rau hàng hoá xuất khẩu, tổ chức các nghề mới như mộc, mây tre, thêu, may; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây con; xây dựng mô hình hộ gia đình chăn nuôi lợn hướng nạc; hoạt động xã hội có hiệu quả; liên kết nhằm tạo vốn để hỗ trợ xã viên tham gia các chương trình phát triển kinh tế hộ và nông thôn.

Một số vấn đề trong thực tiễn và kinh nghiệm rút ra từ các mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở trong và ngoài nước

- Kinh nghiệm từ các mô hình HTXNN trong và ngoài nước đều cho thấy: HTXNN vốn có mục đích, tổ chức và phương thức hoạt động không giống với các loại hình doanh nghiệp khác và có vai trò, vị trí quan trọng đối với khu vực kinh tế nông thôn; Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm giúp đỡ để HTXNN phát triển theo luật định; hoạt động kinh tế của HTXNN là dịch vụ cho yêu cầu sản xuất và của xã viên; để phát triển tự chủ và bình đẳng, HTXNN hiện nay cần được quan tâm đầu tư hỗ trợ về vốn, KH-CN, đào tạo cán bộ, đồng thời phải từ bỏ sự can thiệp của Đảng và chính quyền địa phương vào công việc của HTX. Thành lập và hoạt động trên cơ sở Luật HTX và điều lệ HTX đã được hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH; Mục đích hoạt động kinh tế là tạo điều kiện cho hộ xã viên thoát khỏi tình trạng kinh tế tiểu nông manh mún, chậm phát triển để sản xuất hàng hoá quy mô lớn, sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao; Có năng lực về vốn, cán bộ, chất lượng lao động dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật; Hợp tỏc và liờn kết phải thể hiện rừ sức mạnh về quy mô, trình độ khoa học và hiệu quả đạt được; Các tiêu chí thể hiện kết quả và hiệu quả về KT-XH của xã viên và cộng đồng trong địa bàn của HTX được nõng lờn rừ rệt và hơn hẳn so với mức bỡnh quõn của địa phương trong huyện, hoặc vùng thậm chí có thể là cả khu vực nông thôn trong nước.

Vị trí địa lý và tiềm năng phát triển tỉnh Quảng Nam - Điều kiện tự nhiên

Quảng Nam cũng khá phong phú, phân bổ đều khắp, có núi đá vôi ở huyện Đông Giang, Nam Giang, đá Tràng Thạch huyện Đại Lộc với trữ lượng lên đến hàng trăm triệu tấn, có mỏ đá ở huyện Quế Sơn, Đại Lộc trên 10 triệu tấn, mở vàng Bồng Miêu, vàng sa khoáng có đều khắp trên dãi đất các huyện miền núi phía tây của tỉnh, có mỏ silicát trên 150 triệu tấn ở huyện Thăng Bình, Núi Thành. + Làng nghề truyển thống: có nhiều làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử văn hoá lâu đời độc đáo như: tơ lụa Mã Châu, nhôm đồng Phước Kiều, trống Lâm Yên, mộc chạm trổ Kim Bồng, nước mắn Tam Áp, làng hương Quán Hương - Thăng Bình.

Tình hình sản xuất nông nghiệp và nông thôn Quảng Nam Quảng Nam là một tỉnh mà nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ

Nhiều hộ đã phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng, đã đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, hình thành các trang trại, có phương thức tổ chức sản xuất phù hợp với nguồn vốn và trình độ công nghệ lấy ngắn nuôi dài, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo ra những sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú, thích nghi với thị trường, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, Quảng Nam đã bê tông hoá được hàng nghìn km đường giao thông nông thôn, hàng trăm km kênh mương thuỷ lợi; xây dựng tầng hoá nhiều trường học, trạm xá và các nhà văn hoá, khu vui chơi; điện lưới được kéo về tận thôn, xóm…tạo điều kiện phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu cuộc sống và sinh hoạt phong phú, lành mạnh của người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Tình hình chuyển đổi và phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo Luật hợp tác xã 1996

Tập trung xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất phục vụ sản xuất để tạo điều kiện cho sự phát triển HTX như xây dựng mới và nâng cấp các công trình điện trạm bơm, kiên cố hoá kênh mương, phát triển ngành nghề… Điển hình như HTX Duy Sơn 2 huyện Duy Xuyên.Tháng 6/1996, Duy Sơn 2 là HTX điểm của tỉnh thực hiện chuyển đổi HTXNN từ mô hình cũ sang mô hình mới, Duy sơn 2 là đơn vị đầu tiên được chọn làm điểm của tỉnh về chuyển đổi đăng ký HTX theo Nghị định 16/CP của Chính phủ và Luật HTX. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, qua 4 năm chuyển đổi còn không ít HTXNN vẫn lúng túng và tồn tại nhiều mặt làm hạn chế sự phát triển sản xuất của địa phương, như: Quy mô hoạt động một số khâu dịch vụ giảm dần và thiếu ổn định, chủ yếu là dịch vụ thuỷ lợi và điện; những dịch vụ thiết yếu cho sản xuất như: bảo vệ thực vật, làm đất.

Các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Trước những khó khăn của khu vực kinh tế tập thể nói chung và HTXNN nói riêng, khi chuyển sang cơ chế mới, Đảng và Nhà nước đã kịp thời có những chủ trương, chính sách phù hợp như ra Chỉ thị 68 của BBT TW Đảng khoá VII, tiếp đó là Nghị quyết 13 BCH Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, luật HTX 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2003, chính phủ có Nghị định 02, 15,16 và Nghị định 177 thực hiện Luật HTX 2003. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã đề ra nhiều cơ chế khuyến khích kinh tế HTX phát triển, chỉ đạo lồng ghép các nguồn lực đầu tư trong địa bàn để tạo điều kiện cho các HTX tăng cường cơ sở vật chất, giúp HTXNN tăng quy mô kinh doanh, dịch vụ như: Chương trình kiên cố hoá kênh mương, thuỷ lợi hoá đất màu; chương trình phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại;.

Tình hình tổ chức quản lý các hợp tác xã nông nghiệp

Đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý, sửa đổi, bổ sung Điều lệ HTX phù hợp với Luật HTX năm 2003 cho cán bộ chuyên trách HTX và Chủ nhiệm các HTX để thông qua Đại hội xã viên HTX hằng năm.

Tình hình hoạt động hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp Trên cơ sở đó, các HTXNN đã tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả

Ngoài việc tập trung làm tốt các khâu dịch vụ nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất của hộ xã viên như thuỷ lợi, làm đất, cung ứng vật tư, tín dụng, các chương trình khuyến nông, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, tiêm phòng gia súc… các HTX đã thực hiện liên doanh, liên kết, phát triển ngành nghề, giải quyết lao động địa phương, tăng thu nhập cho xã viên và tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản… Nhiều HTX vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Nhà nước thông qua liên doanh, liên kết để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất các ngành hàng có thị trường tiêu thụ ổn định và thu hút nhiều lao động như dệt vải, may mặc, chế biến hải sản, nông sản, mây tre, đan… Bên cạnh đó, các HTX đã phối hợp với các ngành chức năng, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất như: kiên cố hoá kênh mương, xây dựng mới và nâng cấp công trình điện, trạm bơm… nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng phục vụ. Duy Phước (huyện Duy Xuyên); HTX Đại Hiệp, Đại Nghĩa, Đại Hồng, Đại Hoà, Đại Minh (huyện Đại Lộc); Điện Phước1, Điện Quang, Điện An 1,2 (huyện Điện Bàn)… Những HTX tiêu biểu này đã thực hiện tốt các dịch vụ nông nghiệp, phục vụ kinh tế hộ phát triển, bên cạnh đó còn phát triển ngành nghề công nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương như mây tre, đan, may mặc, dệt, giày da, thủ công mỹ nghệ, chế biến hải sản, sản xuất gạch bán tuy nen….

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả phân loại chất lượng HTXNN qua các năm
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả phân loại chất lượng HTXNN qua các năm

Đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

Khi chuyển sang cơ chế mới, cán bộ thuộc doanh nghiệp nhà nước được đào tạo và đào tạo lại, thành phần kinh tế tư nhân nhiều lợi ích thiết thực nên đã tuyển dụng có chọn lọc những người có trình độ, năng lực, còn HTX trong thời gian dài chưa được quan tâm công tác cán bộ và đào tạo cán bộ một cách đúng mức, hụt hẩng, chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới theo nền kinh tế thị trường. Một bộ phận cán bộ các cấp, các ngành chưa thật sự tin tưởng vào vai trò, vị trí và xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế HTX trong cơ chế thị trường, định hướng XHCN, không ít nơi cấp uỷ Đảng và chính quyền còn chưa hiểu sâu sắc HTX là tổ chức kinh tế tự chủ, chưa phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa mô hình HTX kiểu mới với mô hình HTX kiểu cũ, chưa hiểu hết những đặc trưng của mô hình HTX, thậm chí không ít cán bộ khuyến cáo cho những người có ý tưởng thành lập HTX nên thành lập Công ty hoặc khuyên HTX nên “ chuyển lên” Công ty để hoạt động dễ hơn.

Quan điểm phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp - Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là

Phát huy vai trò của Liên minh HTX tỉnh, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia vào HTX, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm công tác kiểm tra, giám sát của các thành viên, ngăn ngừa tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực. - Phát triển HTXNN theo phương châm tích cực nhưng vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đạt hiệu quả thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất; phải tránh duy ý chí, nóng vội, gò ép, áp đặt; đồng thời không buông lỏng lãnh đạo để mặc cho tình hình phát triển tự phát, chậm nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế HTX của nhân dân.

Mục tiêu

Căn cứ chủ trương của Đảng và Nhà nước, ban hành các chính sách trợ giúp các HTXNN trong quá trình xây dựng và phát triển thông qua việc thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển, giải quyết nợ tồn đọng, khuyến khích việc tích luỹ và sử dụng có hiệu quả vốn HTX. - Tuyên truyền, vận động phát triển HTXNN kiểu mới ở những nơi có điều kiện, không buông lỏng lảnh đạo, đồng thời không nóng vội gò ép, áp đặt, xây dựng HTX không phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất của từng địa phương.

Định hướng phát triển hợp tác xã kiểu mới - Đối với các huyện thị đồng bằng

- Tiếp tục củng cố HTX hiện có, xử lý các HTX yếu kém, đảm bảo các HTX đều có tác dụng tích cực đối với sản xuất, đời sống của xã viên và kinh tế hộ. + Các tổ hợp tác, HTX được hình thành ở huyện miền núi, vùng dân tộc thiểu số phải đóng vai trò quan trọng, dần cải tạo tập quán canh tác cũ, lạc hậu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc thiểu số và cộng đồng dân cư, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước đối với miền núi, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh giảm hộ nghèo xuống dưới 10%, phấn đấu 100% hộ tham gia tổ hợp tác thoát nghèo.

Phương hướng phát triển các loại hình hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

Phát triển linh hoạt, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng ngành, với nhiều cấp độ phát triển, từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động SX-KD của các thành viên để mở mang ngành nghề, vươn lên kinh doanh tổng hợp và hình thành các doanh nghiệp của HTX; Tạo điều kiện cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển. Khác với mô hình hợp HTXNN trước đây, mô hình HTX sản xuất nông nghiệp kiểu mới này chủ yếu thành lập ở vùng có điều kiện phù hợp với sản xuất nông nghiệp (cả nông lâm, thủy hải sản) nhất là vùng có khả năng sản xuất kinh doanh với quy mô lớn hơn mà từng hộ sản xuất sẽ kém hiệu quả.

Giải pháp về nhận thức

Các HTXNN là mô hình tổ chức sản xuất vừa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn, vừa đáp ứng được yêu cầu xã hội, tạo điều kiện cho các hộ nông dân hợp tác cùng nhau phát triển sản xuất nâng cao đời sống, giảm được những hạn chế của sản xuất theo từng hộ nhỏ lẻ, nhất là đối với những hộ nông dân nghèo còn thiếu kinh nghiệm, trình độ sản xuất và vốn đầu tư. Quá trình phát triển đó cần sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp trên nhiều phương diện: tạo hành lang pháp lý cho HTXNN kiểu mới ra đời và hoạt động; hỗ trợ về tài chính; hỗ trợ về KH-CN; hỗ trợ về đào tạo nhân lực HTX;.

Thúc đẩy phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá làm cơ sở phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp

Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được cải thiện trên cơ sở một quy hoạch phù hợp sẽ tạo điều kiện trực tiếp nâng cao khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng thâm canh trong nông nghiệp, giảm thiểu các chi phí sản xuất có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động SX-KD của vùng, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và đời sống của các hộ gia đình nông dân. Lựa chọn các hình thức chuyển giao phù hợp với trình độ dân trí và tập quán vùng trên cư sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài và của các vùng như: xây dựng các mô hình trình diễn cây trồng, con vật nuôi để tuyên truyền, khuyến cáo; tập huấn, hướng dẫn để hộ nông dân làm theo đem lại hiệu quả kinh tế cao ngay trên mảnh ruộng, ô chuồng nhà mình.

Hoàn thiện mô hình và phương thức quản lý nội bộ hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

- Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống và tăng thu nhập của các hộ gia đình nông thôn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ phân công lao động trong nông thôn tạo điều kiện phát triển kinh tế các HTX trong hệ thống phân công lao động. Vai trò lãnh đạo của Đảng ở đây, là qua mỗi nhiệm kỳ hoạt động của HTX, cấp uỷ Đảng của địa phương, đơn vị cú trỏch nhiệm theo dừi, tạo điều kiện, bồi dưỡng cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu thực tế đồng thời đảm bảo để sau mỗi nhiệm kỳ bầu lại Đại hội xã viên thực sự thể hiện được quyền của mình trong việc giới thiệu và bỏ phiếu lựa chọn người vào bộ máy quản lý, tránh.

Hoàn thiện hệ thống các chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Căn cứ vào nội dung và phương thức đưa tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong thời gian qua, đặc biệt từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về KH- CN, Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn; Chương trình hành động số 10/CTr-TU của Tỉnh uỷ Quảng Nam về việc thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về Giáo dục đào tạo, KH-CN giai đoạn 2002-2007 và Chiến lược phát triển KH-CN Quảng Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020 nhằm tạo nên những bước đột phá cả về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi hộ nông dân đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, hiện đại hoá từng bước các khâu chăm sóc nuôi dưỡng như chuồng lồng, máng ăn, máng uống tự động, trồng cỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung thức ăn tinh…Ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào nhân giống con vật nuôi, tạo ra giống gia súc, gia cầm có năng suất cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội và xuất khẩu.

Đẩy mạnh liên kết giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã với các hợp tác xã trong vùng

Về phía Nhà nước, việc tạo điều kiện vật chất-kỹ thuật và tài chính, đổi mới phương thức tổ chức quản lý và hạch toán kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực đã nêu góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí sản xuất và dịch vụ giúp cho HTX có điều kiện giảm nhẹ chi phí và đóng góp các hộ nông dân là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực và cấp bách. Thực tiễn vấn đề này, các HTXNN Quảng Nam hiện đang đẩy mạnh phong trào liên doanh, liên kết giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các thành phần kinh tế khác và thông hợp đồng hợp tác liên doanh, liên kết đã giúp cho các HTX phát huy được tiềm năng thế mạnh sẵn có của đơn vị mình như về đất đai, mặt bằng, nhà xưởng, về nguyên liệu, lao động có điều kiện để đầu tư đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến hiện đại.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

Đối với các cán bộ trực tiếp quản lý và tiến hành hoạt động kinh doanh trong các HTX nông nghiệp những nội dung chuyên môn sau đây có thể là những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu cụ thể đối với hoạt động của các HTX như: Những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, kinh tế nông nghiệp nông thôn; Cách lập kế hoạch hoạt động kinh doanh; Cách tìm kiếm các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động của HTX; Cách tính toán chi phí và giá thành các dịch vụ của HTX; Phương pháp kế toán hoạt động của các HTX và cách lập các báo cáo tài chính, xác định lỗ lãi trong hoạt động kinh doanh; Cách nắm bắt cơ hội kinh doanh; Cách khai thác thị trường, phương pháp làm việc với các nhà cung cấp và các khách hàng; Những kiến thức cần thiết liên quan đến hợp đồng kinh tế và các loại Luật pháp có liên quan đến hoạt động của các HTX. Đặc biệt cần tạo nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN theo 2 giai đoạn, trong giai đoạn đầu, khi HTXNN còn nghèo, ít vốn, Nhà nước nên hỗ trợ 100% kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN; trong giai đoạn 2 khi HTXNN đã phát triển, vốn của HTX đã dồi dào hơn, nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX được hình thành một phần bằng khoản đóng góp từ quỹ phát triển của HTX, phần khác bằng nguồn kinh phí của Nhà nước.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp được tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện: Phòng chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, Phòng chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện là những cơ quan tham mưu của Sở và Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kinh tế HTXNN. Cùng với hệ thống bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế HTXNN, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp trách nhiệm của các tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên minh HTX trong việc tuyên truyền vận động giúp đỡ phát triển các hình thức kinh tế HTXNN phù hợp với điều kiện thực tiễn, và nhu cầu của nông dân ở từng địa phương.