Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD tại trường THPT Nam Đàn 2, tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

- Tác giả đã tiến hành khảo sát đối tượng học sinh tại trường THPT Nam Đàn 2 và có giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh. - Nếu thực trạng nhận thức về truyền thống cách mạng của thanh niên học sinh được nhỡn nhận rừ từ cỏc cấp, cỏc ngành và cú những giải phỏp thớch hợp, được áp dụng rộng rãi thì giáo dục truyền thống cách mạng đem lại hiệu quả cao.

Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương

Cơ sở lý luận của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT hiện nay

    Lòng yêu nước, thương người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn thử thách: “Yêu nước, thương người là sự cao quý của tư tưởng và tâm hồn Việt Nam, là giá trị nhân cách của con người Việt Nam, đó là truyền thống dân tộc trải qua bao biến thiên của lịch sử vẫn tồn tại một cách bền bỉ và tỏa sáng rạng rỡ trên gương mặt tinh thần của cả dân tộc”[2; 48]. Đánh giá sự thắng lợi lịch sử của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Báo cáo chớnh trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đó ghi rừ: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” [8; 471].

    Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT hiện nay

      Hàng năm các em học sinh được tham gia thi báo tường, báo ảnh, hội trại “thanh niên làm theo lời Bác”, tham quan các khu di tích lịch sử văn hoá như: Khu di tích Kim Liên, nhà tưởng niệm cụ Phan Bội Châu, nhà tưởng niệm đồng chí Trần Phú (Đức Thọ- Hà Tĩnh), nhà tưởng niệm đồng chí Lê Hồng Phong, Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, khu di tích ngã ba Đồng Lộc, khu di tích Truông Bồn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau hai lăm năm đổi mới đất nước Việt Nam đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế tăng trưởng liên tục, đời sống nhân dân được cải thiện, từ chỗ là một nước thiếu lương thực phải nhập khẩu, nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Thanh niên học sinh trường THPT Nam Đàn 2 đa số các em đều sinh ra trong những gia đình nông dân nghèo, đời sống kinh tế - xã hội còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ, chất lượng văn hóa còn thấp so với học sinh các trường khác trong huyện, trong tỉnh.

      Thứ hai, trong hoàn cảnh quốc tế hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa cơ hội với đủ mọi màu sắc không ngừng tiến hành những âm mưu thâm độc nhằm đầu độc, tước vũ khí tư tưởng của thanh niên, đánh lạc hướng cuộc đấu tranh của thế hệ trẻ, bôi nhọ quá khứ vẻ vang của dân tộc cũng như các vị anh hùng tiền bối, kích động tinh thần dân tộc hẹp hòi nhằm chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Trong đó Nam Đàn là cái nôi của cách mạng, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng dùng mọi thủ đoạn để tiêm nhiễm thanh niên xa rời lý tưởng, sống không có mục đích, phương hướng, chúng làm xấu đi hình ảnh quê hương Nam Đàn đối với du khách, chúng đang thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”.

      Bảng tổng hợp khảo sát về nêu tên những chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
      Bảng tổng hợp khảo sát về nêu tên những chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta.

      Giáo án thực nghiệm nội, ngoại khoá 1. Giáo án thực nghiệm nội khoá

      Trong hai lần chống chiến tranh phá hoại ác liệt của giặc Mỹ, mặc dù gian khổ, thiếu thốn, khó khăn chồng chất, song nhân dân luôn phát huy ý chí quyết chiến, quyết thắng, lòng yêu quê hương, yêu đất nước, yêu CNXH, đã hun đúc nên nguồn sức mạnh to lớn” [30; 125]. Nam Đàn là một trong những huyện của Nghệ An có nhiều khu di tích lịch sử văn hoá - cách mạng được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng công nhận như: Khu di tích Kim Liên (nhà quê nội, nhà quê ngoại Bác Hồ, mộ bà Hoàng Thị Loan, nhà thờ họ Hoàng Xuân và nhà thờ họ Nguyễn Sinh); Di tích Phan Bội Châu (nhà lưu niệm và bia dẫn tích); Đền Tán Sơn và mộ đồng chí Lê. - Về phía HS: GV cho học sinh tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sưu tầm các bức ảnh về hoạt động cách mạng của Người ở trong và ngoài nước, các tác phẩm của Người có giá trị nghệ thuật cao, có tác dụng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh; các bài hát, bài thơ nổi tiếng ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh.

      - Về phía GV: Chuẩn bị các tư liệu về chủ tịch Hồ Chí Minh, các tranh ảnh, băng hình, bài hát, bài thơ ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh; Các địa danh nơi Người sinh ra, hoạt động cách mạng và sau này là chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Về những người có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của Người. Đối với tiết ngoại khoá được tổ chức tại lớp, giáo viên có thể cho học sinh chơi các trò chơi mang tính chất “học mà chơi, chơi mà học” như: Hái hoa dân chủ, trò chơi ô chữ, trò chơi tiếp sức kết hợp với phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, đóng vai.

      Tiến hành thực nghiệm 1. Cách tiến hành

      Ca khúc này có nhiều thanh niên biết vì đây là bài “Đoàn ca” của đoàn viên thanh niên được hát lên trong những buổi sinh hoạt đoàn, bốn câu thơ trên là điệp khúc cuối của bài hát. Song ở mỗi bài dạy, mỗi tiết ngoại khoá với nội dung và phương pháp đổi mới đã kích thích được tinh thần học tập của các em đặc biệt là các bài học có nội dung về giáo dục truyền thống cách mạng giúp các em hăng say hơn trong việc học tập, ham học hỏi tìm tòi, sáng tạo những phương pháp học tập mới để làm sao có hiệu quả nhất. Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra trong các năm học vừa qua, cả giáo viên và học sinh đều làm chủ về tiết học, cụm từ “thầy đọc trò chép” mang tính một chiều không còn thay vào đó là cả giáo viên và học sinh cùng làm việc, giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau có sự giao lưu học hỏi về kiến thức, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.

      Thông qua các tiết học ngoại khoá làm cho tinh thần người học được thoải mái, hình thức tổ chức rất phù hợp với tâm lý của tuổi trẻ, tạo cho các em tự khẳng định mình trước đám đông, sống hoà nhập với cộng đồng, có trách nhiệm với mọi người trong xã hội. Do vậy giáo viên cần triển khai rộng phương pháp này để bài dạy thêm hiệu quả, nâng cao được chất lượng giáo dục, thu hút được người học, nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng cho học sinh đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

      Phương hướng giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trường THPT thông qua môn GDCD

      Nghị quyết Trung ương 4 (khoỏ VII) của Đảng đó chỉ rừ: “Sự nghiệp đổi mới cú thành cụng hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên”. Như vậy, từ trước đến nay, qua các thời kỳ cách mạng cho thấy Đảng ta luôn luôn coi trọng công tác giáo dục truyền thống cho thanh niên, trong đó có thanh niên học sinh nhằm bồi dưỡng cho thanh niên về lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, hướng tới mục tiêu xây dựng những lớp người kế tục trung thành tuyệt đối theo lý tưởng: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Chính vì vậy, khi nước nhà bị xâm lăng, chân lý và lý tưởng cách mạng mà thanh niên hướng đến không gì khác ngoài tranh đấu xả thân cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ quốc; và hôm nay, trong thời kỳ cách mạng mới, nhiệm vụ chính trị cao cả của thanh niên là cùng với toàn Đảng, toàn dân tộc ra sức phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

      Với phương châm “Hành động vì một môi trường xã hội lành mạnh cho tuổi trẻ”, cùng với thanh niên cả nước, thanh niên huyện Nam Đàn đang ra sức học tập, lao động, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng là tuổi trẻ quê hương Bác Hồ: “Rèn luyện thanh, thiếu niên thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phát động và đẩy mạnh thực hiện phong trào “Tuổi trẻ quê Bác thắm mãi sức thanh xuân” [23; 70]. Ngoài gia đình nhà trường là môi trường thứ hai để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, việc giáo dục của nhà trường đối với thế hệ trẻ hôm nay giữ một vị trí và vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ nhà trường là một chủ thể giáo dục có tổ chức chặt chẽ, được sự lãnh đạo của Đảng, nắm vững quan điểm và đường lối giáo dục, có đội ngũ chuyên gia sư phạm.