Đặc điểm hồi ký trong bộ ba hồi ký của Anh Thơ

MỤC LỤC

Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nhằm

Lấy đặc điểm hồi ký của Anh Thơ làm đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát, tìm hiểu bộ ba hồi ký của Anh Thơ gồm: Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú, Bên dòng chia cắt, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2002 (gộp chung 3 tập). Ngoài ra, luận văn còn tham khảo mảng sáng tác của Anh Thơ, các bài nghiên cứu và phê bình văn học về Anh Thơ để hiểu hơn hồi ký của nhà thơ này.

Cấu trúc luận văn

Hồi ký Anh Thơ - một hiện tượng độc đáo trong văn học Việt Nam đương đại

Điều này đã được minh chứng trong thời gian qua, công chúng đã nồng nhiệt đón nhận hàng loạt các tác phẩm hồi ký, tự truyện: Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú, Bên dòng chia cắt (Anh Thơ), Hồi ký Trần Văn Khê (Trần Văn Khê), Hồi ký Quách Tấn (Quách Tấn), Hồi ức về cha tôi: Ưng Bình Thúc Gia Thị (Tôn Nữ Hỉ Khương), Viết về bè bạn, Rừng xưa xanh lá, Một thời để mất (Bùi Ngọc Tấn), Những năm tháng quân ngũ (Hồ Bắc), Lưu Hữu Phước: Lên đàng (Lưu Hữu Phước), Mất để mà còn (Hoàng Minh Châu), Hơn nửa đời hư (Vương Hồng Sến), Trọn đời vì nghĩa cả (Trần Tử Bình), Hồi ký (Trần Văn Giàu), Hồi ký điện ảnh (Đặng Nhật Minh)…. Đi chợ, đi bộ, làm hàng xáo nuôi cái năng khiếu quan sát mà chính ngay tác giả cũng không biết đó là cái kiểu bẩm sinh ấy; Những ngày học luật thơ Đường trong sách Văn đàn bảo giám lấy trộm của cha, và những bài thơ đầu tiên được bạn bè khen, được ông chủ báo Đông Tây “bói cho là sẽ thành thi sĩ”… Bà đã trở thành một gương mặt nổi bật của tao đàn Anh Hoa ở thị xã Bắc Giang và tên gọi “nàng thơ áo trắng sông Thương” cũng được bạn bè dành tặng riêng cho bà từ đó.

Hiện thực dân tộc, đất nước qua cái nhìn hồi cố của người kể

Tác giả kể: “Tụi Tàu Tưởng kéo từ Lạng Sơn về tỉnh mình, lấy danh nghĩa là quân đồng minh vào tước khí giới của tụi Nhật, đồng thời đưa một lũ phản động về, đòi chia ghế chính phủ, đòi phát triển Việt Nam Quốc dân Đảng… Việt Nam cách mệnh đảng (bọn Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam tức Nhất Linh)… Nhà ấy (NXB Đời. “Tôi lo sợ cố nghe xem cô phát thanh viên nói gì vì vừa hôm qua cô báo tin Bác Hồ mệt nặng… Thế là Bác đã mãi mãi ra đi “Liên lạc của Hội Nhà văn Việt Nam đến gọi tôi mau đến cơ quan để cùng Ban Chấp hành Hội đến Ba Đình viếng Bác. Trong thời gian chưa đầy một tháng, từ Tây Nguyên - Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, đến đồng bằng Trung Bộ - Nam Trung Bộ - Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn thành phố Huế, mười hai tỉnh, hàng chục quận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục vạn quân Nguỵ [74, 1108].

Với bộ ba hồi ký Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú, Bên dòng chia cắt, Anh Thơ đã tái hiện một cách đầy đủ, khái quát, chân thực hiện thực đất nước trong suốt chặng đường đấu tranh đánh Pháp, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Hồi ký Anh Thơ với kỷ niệm về một thời kỳ hoạt động cách mạng và văn học

Anh Thơ đã từng được nghe kể về Việt Minh qua hình tượng nữ chiến sĩ cỏch mạng Hà Thị Quế, một nữ tướng Việt Minh, giỏi vừ, khi là một sư nữ khoác tay nải đi quyên giáo, khi là một cô gái tân thời đi với bạn trai, một đêm hạ đồn Yên Thế giắt hai lá cờ sau lưng như nữ tướng Phàn Lê Huê, nhảy vào vọng gác dí sung vào lính gác, gọi cả đồn ra hàng. Với năng lực của mình, Anh Thơ được mời vào biên chế Ty Bình dân học vụ, rồi chuyển sang Ty Văn hoá “tha hồ đem khả năng sáng tác ra phục vụ nhân dân” với những bài ca dao động viên quần chúng vừa chiến đấu vừa sản xuất, khuếch trương những thắng lợi của ta trên các mặt trận và nói lên những thất bại thảm hại của địch. Ghi nhận sự xung kích đón đầu này, Hoàng Minh Châu đã có sự so sánh thú vị: “Trước đây, Anh Thơ ngồi trong cửa sổ tìm thơ (có lẽ vụng, vì sợ bố chưa hiểu lòng con) hoặc là dạo quanh một vùng để cảm tác, thì giờ đây, chị vào hẳn cuộc đời và mỗi chặng đường sau đã đem tới cho chị cách nhìn toàn vẹn sâu lắng” [48, 62].

Chuyến đi đầu tiên lên nông trường Mộc Châu, Anh Thơ bị thu hút ngay trước hình ảnh của các anh lính Điện Biên năm xưa xung phong ở lại làm kinh tế dù không ít nhớ miền xuôi, gặp cô kỹ sư chăn cừu, từng được du học ở Liên Xô, một nhân vật phụ nữ mới, tạm gác hạnh phúc riêng làm giàu cho đất nước, tâm huyết tạo được giống cừu Hoàng Thị Loan, hoàn toàn Việt Nam.

Chân dung của Anh Thơ qua hồi ký 1. Anh Thơ trong cuộc sống đời thường

Tôi không thể ngờ bà lại có một dáng vẻ rất thân mật, dễ gần, như những người cán bộ đã qua kháng chiến chống Pháp bình thường mà tôi thường gặp, rất dung dị, rất gần gũi, gặp ai cũng chỉ vài câu chuyện, bà đã khiến người đối thoại với mình, có thể nói hết chuyện riêng tư, các việc chung mình đang quan tâm với bà” [48, 106]. Cùng quan điểm, nhà thơ Trinh Đường có suy nghĩ: “Trong nghề ai cũng biết rằng, viết bài trước đã khó, viết bài sau không giống bài trước càng khó, đằng này chỉ viết tranh thủ lúc ông bố ngủ, trong vòng một tháng, chị đã sáng tác luôn một hơi những ba mươi bài…Việc này chỉ có thể thực hiện được đối với một người đã có một bản lĩnh nghệ thuật nhất định” [48, 82]. Sau khi đạt giải thưởng thơ Tự lực văn đoàn năm 1939, Anh Thơ chính thức trở thành một nhà Thơ mới sánh ngang cùng lớp đàn anh Thế Lữ, Huy Cận, Bàng Bá Lân… Và một điều không ngờ, bà có được thư mời của thi sĩ Quỳnh Dao lên Hà Nội hợp tác làm báo Đông Tây, góp phần “xây dựng nền quốc văn Việt Nam ngày một phong phú và đổi mới”, như lời Quỳnh Dao nói.

Khẳng định về điều này, trong Điếu văn của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đọc tại lễ tang, nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhấn mạnh: “Sức sống tâm hồn tài năng của chị là một điển hình về sự vươn lên của một phụ nữ trong chế độ mới… Lúc còn sống, hạnh phúc lớn nhất của chị là được hoạt động, được sáng tạo, thì khi chị mất đi, những trang sách của chị đang tiếp tục sống với bạn đọc, kể lại với hậu thế về một người phụ nữ tài năng, giàu nghị lực, một hồn thơ nồng ấm và sâu nặng với quê hương, đất nước” [48, 156].

Giọng điệu trần thuật 1. Khái niệm giọng điệu

Bê-lin-xki coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu trong việc tạo ra tác phẩm đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần tuý trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành” [20; 45]. Anh Thơ nhớ về mẹ, một hình mẫu người phụ nữ đẹp người đẹp nết bằng những tình cảm thân thương, gần gũi: “Mẹ tôi người đẹp, mặt trái xoan, mũi dọc dừa, tóc đen lánh, lại quăn quăn giữa hai đường ngôi, và quăn cả chiếc đuôi gà, như một mảnh trăn bán nguyệt, buông sau vành khan trắng. Được bạn rủ đi buôn tận Thái Bình, Anh Thơ không hào hứng, nhưng khi nhắc đến bãi biển Đồng Châu, như một lưỡi dao xoáy mạnh vào vết thương lòng, Anh Thơ lại thèm muốn mãnh liệt được trở lại nơi hò hẹn, để sống lại kỷ niệm đẹp.

Như vậy, với thể loại hồi ký, thể loại thông thường cái “tôi” được đặt lên trên, thế nhưng với giọng điệu thân mật, tự nhiên bình dị, người đọc đã bị cuốn hút vào thế giới hoài niệm của tác giả bằng những hình ảnh mang hơi thở tự nhiên của cuộc sống.

Ngôn ngữ trần thuật

Bức tranh phong cảnh trở nên đượm buồn vì nhuốm màu tâm trạng của chính tác giả khi vừa tiễn biệt mối tình đẹp: “Tôi nhìn ra mặt sông Hồng mịt mù, trời cũng mịt mù; xa xa chỉ có một ngôi sao lẻ loi ở phía ven sông. Như vậy, nhìn một cách tổng quát, ngôn ngữ kể là ngôn ngữ chủ đạo trong hồi ký Anh Thơ, tuy nhiên tác giả đã kết hợp uyển chuyển, nhuần nhị giữa ngôn ngữ kể và tả nhằm tạo nên bức tranh thiên nhiên, con người, cuộc sống hoàn mĩ nhất, chân thực, sinh động nhất. Chính vì thế, khi đọc hồi ký Anh Thơ chúng ta không nhận thấy sự khô cứng mà sắc sảo, không đơn thuần thuật lại các sự kiện mà sử dụng tối đa lối dùng từ, đặt câu để biểu đạt một cách tối ưu, truyền cảm nhất, tác động mạnh đến tri giác người đọc.

Chất thơ trong văn xuôi nói chung, trong các tác phẩm hồi ký nói riêng chính là tính chất trữ tình, tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp tâm trạng, cảm xúc với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó nhằm khơi gợi những rung động thẩm mỹ và tình cảm nhân văn.