MỤC LỤC
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quá trình dạy học lịch sử ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung, việc tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 12 phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 nói riêng.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc xác định và tổ chức cho học viên giáo dục thường xuyên lĩnh hội kiến thức cơ bản, đề tài đi sâu nghiên cứu xác định nội dung kiến thức cơ bản và đề xuất những biện pháp sư phạm chủ yếu để tổ chức cho học viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 – 1945 (Lớp 12). Nhóm nghiên cứu thực tiễn: thông qua quan sát, thăm dò, phỏng vấn giáo viên, học viên; lập phiếu test để đánh giá thực trạng việc dạy và học bộ môn lịch sử hiện nay nói chung, vấn đề tổ chức cho học viên giáo dục thường xuyên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử nói riêng.
Nghiên cứu chương trình, Sách Giáo khoa lịch sử lớp 12 để xác định kiến thức cơ bản cần tổ chức cho học viên lĩnh hội và đề xuất các biện pháp tổ chức lĩnh hội kiến thức. Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trung tâm giáo dục thường xuyên để khẳng định tính khả thi của đề tài.
Sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận.
Như vậy chuẩn kiến thức, kỹ năng là khái niệm không phải để chỉ những kiến thức tiêu chuẩn, mẫu mực, đúng đắn nhất mà bất cứ ai cũng phải tuân thủ, đây là khái niệm để chỉ những yêu cầu tối thiểu nhất cần đạt về kiến thức của các môn học nói chung, của bộ môn lịch sử nói riêng sau một quá trình dạy học trên cơ sở học sinh (học viên) chủ động, tích cực lĩnh hội dưới sự hướng dẫn của người thầy, căn cứ theo phân phối chương trình cho mỗi lớp, mỗi cấp học. Từ xu hướng đổi mới giáo dục nói trên, ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng phải đổi mới phương pháp dạy và học nói chung, trong việc dạy và học lịch sử nói riêng, không thể duy trì mãi lối dạy học theo kiểu “đọc” “chép” mà phải tăng cường các biện pháp dạy học nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan để tạo sự hứng thú trong học tập lịch sử, bước đầu giúp học viên tự giác, độc lập chiếm lĩnh những kiến thức cơ bản nhất của bộ môn.
Kết quả khảo sát vào tháng 3 năm 2012, thông qua dự giờ thăm lớp một số đơn vị như: Dự giờ cô Nguyễn Kim Trang giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 1, cô Nguyễn Thị Như Liêm giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 8, cô Nguyễn Thị Mai Trang giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 10, cô Đỗ Thị Nương giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 12, thầy Nguyễn Văn Mai giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hóc Môn, thầy Nguyễn Văn Gặp giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Củ Chi…đã cho thấy: giáo viên bộ môn lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên nắm vững kiến thức bộ môn, giàu nhiệt huyết và tận tâm với nghề. Thứ ba, giáo viên phải biết sáng tạo trong từng bài dạy, có thể biến những con số, ngày tháng, sự kiện lịch sử khô khan thành những sự kiện gần gũi nhất diễn ra hằng ngày trong cuộc sống của học viên như: gắn với ngày sinh nhật của lãnh tụ, gắn với các ngày lễ lớn trong năm mà họ được nghỉ làm việc (chẳng hạn như ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5 liên hệ với sự ra đời của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh 19/5/1941, ngày Quốc tế Lao động 1/5 liên hệ với mốc mở đầu đợt tấn công thứ 3 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ…).
Chớnh vì vậy, phần chính của luận văn này sẽ tập trung xác định những kiến thức cơ bản trong chương trình Lịch sử Việt Nam (lớp 12) giai đoạn 1919 – 1945 và các biện pháp tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Giúp học viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên biết, hiểu sâu sắc có hệ thống về sự chuyển hoá giai cấp cũng như xã hội Việt Nam sau các đợt khai thác thuộc địa của Pháp, từ đó thấy được sứ mệnh của giai cấp Công nhân Việt Nam trong sự vươn lên nắm lấy sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Ví dụ, khi dạy bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935, người thầy hướng dẫn cho học viên khai thác hình 32 trang 93 trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12 để thấy được phong trào đã lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia như: công nhân, nông dân, trí thức, dẫn đầu là cờ đỏ sao vàng tức là phong trào này chịu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, ở vấn đề 1 còn giúp học viên nhận biết được sự lớn mạnh của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam, cộng với những hoạt động tích cực truyền bà Chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc…Từ đó, hiểu được hoàn cảnh ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự ra đời của Đảng là một quy luật phát triển tất yếu của Cách mạng Việt Nam.
Ví dụ, khi dạy bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, ở mục 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, giáo viên cần giúp học viên nắm vững về hoàn cảnh thế giới tác động đến Việt Nam, nội dung chương trình khai thác thuộc địa của Pháp…để giúp học viên hiểu hơn về quy mô, mức độ của chính sách bóc lột của Pháp, giáo viên có thể dành chút thời gian giới thiệu cho học viên hiểu thêm về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 – 1914), việc giới thiệu thêm này sẽ giúp học viên hiểu sâu hơn về bản chất bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây, tức là cột chặt nền kinh tế thuộc địa vào chính quốc. Cho nên, ở hai bài ôn tập: bài 11: “Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000” và bài 27 “Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000” là rất quan trọng và là cơ hội rất tốt để giáo viên tổ chức hướng dẫn học viên củng cố kiến thức cơ bản một cách khái quát nhất, giỳp cỏc em thấy rừ sự “liền mạch” dũng chảy lịch sử của thế giới và của dõn tộc, thấy được cái tổng thể trong mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, mối liên hệ biện chứng, xâu chuỗi giữa các bài học với nhau thông.
Đối với học viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: Chúng tôi chọn 5 lớp thực nghiệm (238 học viên) và 5 lớp đối chứng (238 học viên) ở 5 trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố gồm: hai đơn vị ở ngoại thành là trung tâm giáo dục thường xuyên quận 12 và quận Thủ Đức; ba đơn vị ở nội thành là trung tâm giáo dục thường xuyên quận 1, 2 và trung tâm giáo dục thường xuyên quận Bình Thạnh. Như vậy, ở chương này, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp chủ yếu: vận dụng dạy học nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng, tổ chức cho học viên khai thác kiến thức trong sách giao khoa và các loại tài liệu tham khảo khác, tổ chức cho học viên củng cố kiến thức cơ bản, tổ chức kiểm tra đánh giá và hướng dẫn học viên tự kiểm tra đánh giá theo tinh thần đổi mới…để tổ chức cho học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử, thông qua các hoạt động nhận thức độc lập và sáng tạo của các em.
- Hiểu được sau các đợt khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc, ngoài hai giai cấp truyền thống là Địa chủ và Nông dân, giờ đây đã xuất hiện nhiều giai tầng mới, mỗi giai tầng có những quyền lợi chính trị khác nhau nên sẽ có những thái độ chính trị khác nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Giới thiệu bài mới: Kết hợp với dẫn dắt trong sách giáo khoa và nêu câu hỏi nhận thức, giáo viên có thể dẫn dắt vào bài mới: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Pháp là nước thuộc phe thắng trận, nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng và để bù đắp lại những tổn thất đó, Pháp đã tăng cường khai thác thuộc địa trong đó có Việt Nam.