MỤC LỤC
Cùng với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình PGD Sa Đéc đang ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng qua khả năng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán…tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế địa phương, góp phần trong công cuộc phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Hiện nay, nền kinh tế của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng qua 3 năm 2005, 2006, 2007 có nhiều biến động như giá xăng dầu, phân bón, lương thực, giá mặt hàng thủy hải sản liên tục tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. PGD Sa Đéc với đặc trưng là một NHTM chuyên doanh trong lĩnh vực đầu tư và phát triển kinh tế đã từng bước bám sát yêu cầu phát triển các mục tiêu kinh tế để hỗ trợ vốn, khai thác các thế mạnh, các nguồn lực của địa phương, thúc đẩy kinh tế địa phương.
Do đặc điểm của kinh tế khu vực nên việc bổ sung nguồn vốn lưu động, vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, nhà xưởng…bằng các hình thức tín dụng ngắn, trung dài hạn đang là nhu cầu cần thiết của các thành phần kinh tế đang hoạt động trên địa bàn. Qua bảng số liệu cho ta thấy DSCV của tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, trung bình khoảng 89%/Tổng DSCV của PGD Sa Đéc qua 3 năm, còn DSCV của tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng khiêm tốn hơn trung bình chỉ khoảng 11%/Tổng DSCV của PGD. Hơn nữa, PGD còn thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế đang hoạt động, mở rộng đối tượng cho vay, lựa chọn những khách hàng có uy tín, mở rộng tín dụng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, góp phần làm cho DSCV của PGD có xu hướng tăng qua 3 năm 2005, 2006, 2007.
Trong thời gian qua việc PGD cho vay trung hạn đối với các loại hình doanh nghiệp, nhờ đó đã giúp cho các doanh nghiệp này có thể bổ sung thêm vào nguồn vốn của mình để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đầu tư hạ tầng, máy móc, mở rộng quy mô hoạt động. - Vay tiêu dùng CBCNV: Với hình thức này NH đã giúp cho phần lớn CBCNV cải thiện và nâng cao đời sống, giúp họ có thêm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cần thiết để họ có thể yên tâm công tác. - Vay kinh doanh cá thể: Việc cho vay này giúp cho phần lớn các hộ kinh doanh có thêm vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, hoặc mở rộng việc kinh doanh của mình, hoặc vay để đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy xới….
Nợ quá hạn là những khoản nợ khách hàng vay NH, do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà đến hạn không trả được, nếu không được NH gia hạn nợ thì toàn bộ dư nợ đó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, chịu mức lãi suất phạt cao hơn mức lãi suất trong hạn. Ngoài ra, còn có những khoản nợ khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho NH không kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả kinh doanh của NH cũng vì vậy mà giảm đi, xuất hiên tiềm ẩn nhiều rủi ro. - Môi trường kinh doanh của các thành phần kinh tế có nhiều biến động, kinh doanh chủ yếu dựa vào quan hệ cung cầu theo từng thời điểm trên thị trường nên dễ xảy ra tình trạng nợ quá hạn, nhưng nhìn chung qua nợ quá hạn trung hạn của PGD Sa Đéc cho thấy được PGD đó xỏc định rừ những đối tượng nào cần đầu tư để cú hiệu quả và những đối tượng nào cần hạn chế cho vay.
Nguyên nhân của việc sụt giảm liên tục như thế là do khách hàng đã phát huy được đồng vốn vay từ NH, có thể trả nợ đúng hạn ( một số khách hàng còn trả trước hạn), và do các năm qua nhà vườn vừa trúng mùa lại bán được giá nên nhu cầu vay vốn NH giảm, vì thế làm dư nợ trung hạn của đối tượng này giảm qua các năm. Nguyên nhân do địa phương chủ yếu tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh chế biến thủy hải sản, chế biến gạo, chế biến lương thực phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước như: Công ty CP thủy sản Việt Thắng, Công ty CP XNK Sa Giang, Công ty TNHH Ngọc Đài…nên nhu cầu vay vốn để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh là rất lớn. Nguyên nhân vì ngành này nhu cầu vay ngắn hạn là chủ yếu, nên dư nợ trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp, với môi trường kinh doanh là mua bán trao đổi hàng hóa trong lưu thông NH đã giúp cho khách hàng này có thêm vốn để mở rộng việc mua bán của mình đạt hiệu quả cao.
Việc NH cho vay đối với các doanh nghiệp, cá thể hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất kinh doanh như mua xe tải, xà lan…Tương tự như thương nghiệp ngành này chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên dư nợ của trung hạn có xu hướng giảm. Tuy nhiên với việc cấp tín dụng trung dài hạn cho các khách hàng có nhu cầu vay cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của địa phương, thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế, với thời hạn vay dài nên khách hàng có thể yên tâm kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất và có lãi để có thể hoàn trả cho NH đúng thời hạn. Nói tóm lại, qua bảng số liệu về tình hình dư nợ trung dài hạn qua 3 năm 2005, 2006, 2007 của một số ngành nghề, đối tượng kinh tế cho thấy PGD Sa Đéc ngày càng hoạt động có hiệu quả, vị trí của NH ngày càng được nâng cao, được nhiều khách hàng biết đến.
Vả lại khách hàng vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có tính cạnh tranh cao trên thị trường, giá cả nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro mà CBTD thường rất khó phát hiện. NH đã đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần làm phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, giúp cho các ngành nghề kinh tế ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. Qua đó cho thấy doanh số cho vay của PGD chưa cao so với tổng nguồn vốn của PGD, nguyên nhân do PGD chỉ mới được thành lập cách đây không lâu nên vai trò của PGD chưa được khách hàng biết đến nhiều.
Mặt khác, đối tượng đầu tư của PGD còn hạn chế, không phải nhu cầu vay nào cũng được đáp ứng, một phần do thực lực tài chính vững mạnh của các doanh nghiệp nên ít có nhu cầu vay trung dài hạn (vì có lãi suất cao), đã làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay của PGD. Nếu tỷ lệ này cao, thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng triệt để nhưng nếu quá lớn thì cho thấy khả năng huy động của NH thấp. Nhìn tổng quát số liệu cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn trung hạn/Tổng dư nợ qua 3 năm cho thấy NH đã kiểm soát tình trạng nợ quá hạn tốt, không để quá cao.
Góp phần xây dựng hệ thống BIDV phát triển bền vững, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế, cùng các tổ chức tín dụng khác đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu sau: Tiếp tục tăng trưởng và phát triển, lấy an toàn và hiệu quả là mục tiêu xuyên suốt, cải tiến và nâng cao quản trị điều hành, tăng cường huy động vốn và dịch vụ tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. + Củng cố và hoàn thiện hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh như vận hành có hiệu quả mạng máy tính đảm bảo cho công tác thanh toán kịp thời và nhanh chóng. + Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện có, hoàn thiện hơn nữa cung cách phục vụ, tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh.
+ Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tích cực thu hồi nợ quá hạn, phải luôn phấn đấu giữa mức dưới 3%. + Giữ vững khách hàng truyền thống, tăng cường tìm kiếm khách hàng mới, đa dạng hóa các khách hàng thuộc mọi lĩnh vực đầu tư để phát triển. + Nâng cao công tác quản trị điều hành, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh mà chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp giao, ngày càng nâng cao hơn nữa đời sống của cán bộ công nhân viên ngân hàng.