Dạy học làm văn nghị luận cho học sinh lớp 9 THCS theo hướng giao tiếp: Một số quan điểm cơ bản

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG

Cơ sở lý thuyết

    Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi tiến hành tổ chức dạy học làm văn cho học sinh theo hướng giao tiếp với quan điểm chủ đạo là: bên cạnh kĩ năng tổ chức các yếu tố ngôn ngữ, phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng xử lý các mối quan hệ giữa bài viết và các nhân tố ngoài ngôn ngữ; trước hết là mục đích giao tiếp và đối tượng giao tiếp. Việc luyện cho học sinh viết bài văn bắt đầu từ việc viết đoạn văn có những ưu điểm như: tiết kiệm thời gian (do thời gian dạy học trên lớp có giới hạn), rèn được nhiều kĩ năng cần thiết cho học sinh, cùng lúc rèn luyện được cho nhiều học sinh, tránh được tâm lí ngại viết cho học sinh (các em chỉ phải viết một đoạn với số lượng câu không quá nhiều so với viết cả bài văn).

    Cơ sở thực tiễn

      Trên cơ sở lí luận đã trình bày, chúng tôi xác định mục tiêu chính của việc dạy học phần tập làm văn trong nhà trường THCS hiện nay là: hình thành và rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ (bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết), tập trung nhiều hơn vào hai kĩ năng viết và nói (kĩ năng tạo lập ngôn bản), hướng tới hình thành cho các em năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt. Nhận thức của giáo viên về những tư tưởng chủ đạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt và tập làm văn ở trường THCS hiện nay Những đổi mới về cấu trúc nội dung, chương trình dạy học Ngữ văn THCS (chủ yếu dựa trên quan điểm tích hợp và quan điểm giao tiếp) đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp để đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng dạy học.

      Bảng 1:  Nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ chính của việc dạy học phần tập làm văn trong   nhà trường THCS hiện nay
      Bảng 1: Nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ chính của việc dạy học phần tập làm văn trong nhà trường THCS hiện nay

      Nguyên tắc và phương pháp dạy học làm văn theo định hướng giao tiếp

      Triển khai đề tài “Dạy học làm văn nghị luận cho học sinh lớp 9 THCS theo hướng giao tiếp”, chúng tôi mong muốn phần nào đem đến cho các giáo viên đang tham gia giảng dạy tập làm văn, đặc biệt là làm văn nghị luận hiện nay những cơ sở lí luận cần thiết và định hướng cơ bản cho việc tiến hành dạy học tập làm văn theo quan điểm giao tiếp. Việc dạy học tiếng Việt nói chung cần khai thác vốn tiếng Việt vốn có của các em, từ đó lựa chọn nội dung, tổ chức dạy học sao cho tránh được sự nhàm chán, từng bước giúp học sinh sử dụng có ý thức và hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình, cung cấp cho các em những tri thức, kĩ năng mới một cách tiết kiệm thời gian, hiệu quả.

      Những kĩ năng làm văn nghị luận theo hướng giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh Bài văn ra đời khi người viết, người nói có một cái gì đó cần được viết ra, có thể

      Tóm lại, để rèn luyện cho học sinh kĩ năng triển khai bài viết theo dàn ý đã xác lập, cụ thể là việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ; đặt câu và xây dựng đoạn dưới sự chi phối của các nhân tố giao tiếp (nhân tố nghị luận); chúng tôi sẽ đưa ra những bài tập tình huống để giúp học sinh rèn năng lực giao tiếp bằng văn bản. Theo định hướng giao tiếp, để rèn luyện cho học sinh kỹ năng này, chúng tôi sẽ đưa ra kiểu bài tập tình huống nhận biết (phân tích sự phù hợp giữa bài văn, đoạn văn, câu với các nhân tố giao tiếp) hoặc sửa chữa (chỉnh sửa, điều chỉnh lại bài văn, đoạn văn, câu để phù hợp với các nhân tố giao tiếp) theo bảng trên nhằm giúp các em hiểu và tạo lập được văn bản đạt hiệu quả giao tiếp cao.

      Dạy học phần lí thuyết làm văn nghị luận

      - Phải gợi nhu cầu nhận thức của học sinh: có nghĩa là phải làm nảy sinh ở học sinh sự tò mò, niềm khát khao muốn tìm hiểu, khám phá những hiện tượng, những vấn đề mới lạ đó, từ đó thúc giục các em tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu vấn đề. Mục tiêu mà chúng tôi hướng tới không chỉ là hình thành tri thức khái niệm mà quan trọng hơn là cách thức vận dụng những khái niệm ấy vào trong hoạt động giao tiếp một cách phù hợp nhất với các nhân tố giao tiếp, nhằm đạt được mục đích giao tiếp đề ra.

      Dạy học phần thực hành làm văn nghị luận

      Nghĩa là chúng ta không tổ chức rèn luyện kĩ năng này một cách riêng biệt (tách riêng thành tiết) mà kết hợp và làm cơ sở cho việc rèn luyện các kĩ năng làm văn nghị luận khác. Hướng dẫn học sinh tiến hành lập dàn ý theo chiến lược giao tiếp. Sau khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu đề để xác định các nhân tố giao tiếp của bài làm, giáo viên sẽ tiến hành hướng dẫn học sinh lập dàn ý. Quá trình này bao gồm hai giai đoạn là tìm ý và sắp xếp các ý đó thành dàn ý hoàn chỉnh. Theo định hướng giao tiếp, dù trong giai đoạn nào, học sinh cũng phải luôn chú ý bám sát vào các nhân tố giao tiếp và "chiến lược giao tiếp" mà mình đã đề ra để lập được dàn ý một cách chính xác, logic và đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm ý theo các bước cụ thể sau:. Bước 1: Yêu cầu học sinh nhắc lại luận đề của đề bài. Luận đề của bài viết chính là phần nội dung nghị luận đã xác định được ở khâu tìm hiểu đề. Đây là cơ sở để học sinh xem xét, triển khai thành các luận điểm nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Việc xác định luận đề càng chính xác, cụ thể bao nhiêu thì hiệu quả của bài viết càng cao bấy nhiêu. Bước 2: Hướng dẫn học sinh triển khai luận điểm Có hai trường hợp triển khai luận điểm như sau:. - Trường hợp 1: bản thõn luận đề đó nờu rừ cỏc luận điểm cần triển khai. Ở đõy, học sinh chỉ việc tách các ý trong luận đề để có được các luận điểm. Việc tách ý để hình thành luận điểm không được tùy tiện mà phải tách ý đúng chỗ, thông thường đó là nơi có dấu chấm, dấu phẩy hoặc quan hệ từ. Đây là cách tách ý bằng phân tích đoạn, phân tích câu. Ví dụ : “Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.”. 99) Với đề bài này, chúng ta dễ dàng thấy được luận đề chính là: “Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc”. Hướng dẫn học sinh triển khai bài viết dưới sự chi phối của các nhân tố giao tiếp Rèn cho học sinh kĩ năng triển khai bài làm văn nghị luận theo hướng giao tiếp là phần thể hiện rừ nhất vai trũ của giỏo viờn trong việc xõy dựng những tỡnh huống giao tiếp giả định; tổ chức, định hướng cho các em học tập với các tình huống ấy. Theo định hướng giao tiếp, chúng tôi chủ yếu rèn luyện cho học sinh kĩ năng chuyển đổi kiểu câu, cách diễn đạt trong câu: tùy vào lĩnh vực, phạm vi và mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp mà cùng một nội dung người viết có thể sử dụng những cách diễn đạt, những kiểu câu khác nhau nhằm tạo ra những sắc thái ý nghĩa và sắc thái tình cảm khác nhau.

      Với đối tượng là học sinh lớp 9 THCS, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí và sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi, chúng tôi chủ yếu sử dụng kiểu bài tập cải biến và sửa chữa trên cơ sở bài tập nhận biết để rèn luyện cho các em sự chủ động trong việc tạo lập đoạn văn, văn bản phù hợp với các nhân tố giao tiếp.

      THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. Mục đích thực nghiệm

        Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng các tiết “Phép phân tích và tổng hợp”, “Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” ở lớp 9A và 9D, (trường THCS Lý Thường Kiệt) và lớp 9A1, 9A2 (trường THCS Tô Hiệu) chúng tôi đã tổng hợp, đánh giá kết quả học tập của học sinh các lớp trên thông qua phiếu bài tập do chúng tôi soạn nhằm mục đích kiểm tra xem học sinh có phát huy, vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội được thông qua mỗi tiết học vào việc tạo lập những văn bản cho những tình huống giao tiếp khác nhau hay không. Với đề tài “Dạy học làm văn nghị luận theo hướng giao tiếp cho học sinh lớp 9 THCS” và những gì đã đề xuất, chúng tôi mong muốn đóng góp phần nào vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng phần nào những yêu cầu mà đất nước, xã hội đã đặt ra cho ngành giáo dục - đào tạo.

        Bảng 2:  Kết quả đánh giá học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi dạy hai   tiết thực nghiệm tại trường THCS Tô Hiệu
        Bảng 2: Kết quả đánh giá học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi dạy hai tiết thực nghiệm tại trường THCS Tô Hiệu