Tín ngưỡng dân tộc của các dân tộc vùng sâu vùng xa và vấn đề tự do tín ngưỡng

MỤC LỤC

TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN - HAI LOẠI TÍN NGƯỠNG CƠ BẢN NHẤT CỦA DÂN TỘC MƯỜNG LÀ TỤC THỜ THẦN VÀ TỔ TIÊN

    Chính những đặc điểm của điều kiện tự nhiên và xã hội là cơ sở để hình thành nên các loại tín ngưỡng… Như ở thời kỳ sơ khai, khi mà cuộc sống của con người rất gần gũi với vạn vật của tự nhiên, con người thường xuyên trực tiếp phải đối phó với thiên nhiên, vì vậy thiên nhiên là đối tượng nhận thức của chính họ. Bước vào thời tiền sử, khi loài người chuyển từ săn bắn, hái lượm sang chăn nuôi, trồng trọt thì môi trường tự nhiên vẫn là yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến các quan hệ của người, với môi trường tự nhiên quy định môi trường nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) và do đó nó định hướng cách ứng xử cho các cư dân làm náyinh những tín ngưỡng đặc thù cho từng vùng từng dân tộc. Sự tồn tại đến tận ngày nay của những câu chuyện huyền thoại giải thích về sự hình thành vũ trụ (quắm tô mương, đẻ đất đẻ nước…) đặc biệt là tục thờ tổ tiên, đất, nước, thành hoàng… ở trong các lễ hội thì ta dễ dàng nhận thẩyằng người Việt Nam xưa đã sử dụng quan niệm hồn linh để diễn tả các nhận thức của mình về hiện thực khách quan mà họ đang sống, xuất phát từ quan niệm hồn.

    Kèm theo còn có các hoạt động lễ hội được tổ chức vào ngày 10 tháng giêng (âm lịch), thường được tổ chức ở giữa cánh đồng từ 11h30  13h30 trưa, trong lễ hội dứt khoát phải mổ trâu, đi kèm với nó là các hoạt động ca hát, với nhiều quần áo Mường cộng với chiêng, kèn, trống… Ngoài ra thường gọi đây là lễ khai hạ (Khánh hạ) dứt khoát phải có lễ này song thì nhân dân mới bắt đầu được làm lụng mọi việc (lên rừng, cấy lúa, xây nhà, cất mả…), lập các đền thờ với ý nghĩa cầu cho mùa màng tươi tốt, bội thu, cầu cho mưa thuận gió hoà…. Cũng ở đây trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 7 (mỗi một tháng một lần)có lễ cầu thành hoàng, thường là mỗi xóm đều có thành hoàng riêng; tháng 1 và tháng 6 thường được gọi là tháng phán tước (mở đầu), còn tháng 2 và tháng 7 thì mới là ngày cúng - thờ chính của nhân dân Mường ở đây ở đây thì cầu giảm bớt sâu bọ, lúa tốt tưới, thờ người có công khai phá ruộng nương. Mặt khác, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã tạo ra nhịp độ căng thẳng trong cuộc sống xã hội, sự cô đơn vô định của con người bên cạnh cái khối lượng vật chất đồ sộ so mình tạo ra… đặc biệt là trong lúcđang vận động và tìm cách khống chế tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ cho con người, chúng ta đã gây ra nhiều hậu quả tại hại, nhất là việc huỷ hoại môi trường sinh thái và phải hứng chịu nhiều đòn giáng trả của tự nhiên.

    Cho nên muốn hạn chế được tiêu cực và phát huy mặt tích cực của tín ngưỡng thì phải có sự hiểu biết toàn diện, sâu sắc về tín ngưỡng và các hạot động của nó, đồng thời phải nắm được vai trò, vị trí, lịch sử của những tác động đó trong quá khứ và hiện tại, từ đó đề ra được con đường đúng, đáp ứng được nguyện vọng của thế giới tâm linh, phù hợp với công cuộc xây dựng đất nước. Nhìn trên lát cắt đồng đại về tín ngưỡng của dân tộc Mường ở (Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ…) thì ta thấy rằng từ xưa thì mọi người, mọi gia đình đều đóng góp lễ vật của mình hoặc gia đình mình để dâng cho thần linh và qua quá trình thờ cúng với một khoảng thời gian quy định, thì các lễ vật lại được chia cho mọi người để lấy may với tư tưởng (được thần phù hộ). Để tạo ra giá trị văn hoá vào thế giới tâm linh, thế giới hữu hình thì con người đã phải trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử và không ít trường hợp con người phải bó tay (đầu hàng) trước sức mạnh của tự nhiên mà phải nhờ đến sự phù hộ che chở của tổ tiên, dòng tộc, thành hoàng các vị thần linh khác trong cuộc sống và trong sản xuất… Họ cầu mong thần linh phù họ cho cuộc sống bình an, cây trồng bội thu, có thành công trong nghê nghiệp, đi.

    Từ Chi (Một con chim đầu đàn về dân tộc học của nước ta) đã chỉ ra rằng : con người cáng sống gần thiên nhiên thì càng có nhiều khả năng đặc biệt, họ như nghe thấy tiếng thì thầm của vũ trụ để dự đoán được mưa nắng, cảm nhận được nhiều sự kiện trời đất (mà công cụ hiện đại còn chưa xác định đựơc).

    ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ

    CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO MỨC SỐNG…

    Vì vậy khi đã nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề tín ngưỡng của dân tộc Mường, từ ý kiến của em thì em mong rằng Đảng - Nhà nước với chức quyền được nhân dân giao phó phải thực hiện - làm sao để làm cho vấn đề tôn giáo tín ngưỡng của nước ta ngày một trong sáng (tránh hiện tượng mê tín dị đoan). Khi mà chúng ta nhắc đến các ngành khoa học, các con người dân tộc, chính sách, hướng phát triển của tín ngưỡng các dân tộc thiểu số thì ta nhận thấy rằng giữa các dân tộc thiểu số có số dân không đều, phân bố rất lộn xộn, phân tán… có sự chênh lệch về trình độ học thức. Nổi lên trong xã hội còn xuất hiện nhiều hiện tượng hầu bóng, lên đồng trong các lễ hội dân gian làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh - các quan niệm về các vị thần linh đây là một vấn đề rất khó phân biệt mà cũng là một hiện tượng mà đang xảy ra nhiều tranh luận, là mê tín hay không mê tín.

    Đặc biệt trong lúc lên đồng, người ta đã lợi dụng để phán bảo gia chủ phải chuẩn bị cái này, chuẩn bị cái kia, nhất là hình thức nhập hồn… Đó là hàng loạt các hình thức mê tín dị đoan đã và đang ký sinh trong đó nếu chúng ta (con người) mà không có những hành động thì khó mà thoát hỏi tình trạng mê tín - Đây là một hiện tượng khá phổ biến của dân tộc Mường, dù là ở Hoà Bình hay Thanh Hoá, Phú Thọ…. + Cần phải có các chính sách thuận lợi (ưu tiên) cho dân tộc ít người và đặc biệt là cho các dân tộc khó khăn trong đó có dân tộc Mường, làm sao để vấn đề này không được mai một, hoặc mất tên trong danh sách các vấn đề cần quan tâm của dân tộc thiểu số nói chung, nâng cao đời sống các dân tộc ít người xa xôi, hẻo lánh, cơ sở kháng chiến cũ… chú ý đến việc di dân để đảm bảo không bị mai một và pha tạp các loại tín ngưỡng không tốt. + Tăng cường phổ cập chữ quốc ngữ cho nhân dân các đồng bào dân tộc thiểu số ; duy trì tiếng nói riêng của dân tộc mình, còn đối với các dân tộc chưa có chữ viết, cụ thể là đối với dân tộc Mường thì trên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mỗi dân tộc trong quốc gia đều có chữ viết riêng cho mình (tức tự lựa chọn).

    Lịch sử đi qua nhiều lớp tín ngưỡng đã lắng đọng, kết tinh, có nhà dân tộc học người Nga nhận định rằng : “những truyền thống này là những viên gạch nền mà thiếu chúng thì chúng ta không thể xây nên ngôi nhà của văn hoá tương lai ; và mỗi viên gạch trong đống cổ kính lâu đời đó, cần được chúng ta xem xét cẩn thận lựa chọn những cái có ích và chết đi những cái có hại”(1). Nhà nước ta có nhiều chính sách hơn nữa về cá nhân trong tín ngưỡng dân tộc như : yêu tiên trong vấn đề quan hệ xã hội, thực hiện dân chủ giữa người Mường với các dân tộc khác, tăng cường các hoạt động hỗ trợ về kinh tế, tri thức khoa học giúp người dân Mường dần đi lên cùng các dân tộc khác, mặt khác phải luôn hình thành trong ý thức của người dân một tư tưởng chín chắn, không khuôn mẫu và mang tính thời đại, để không những dân tộc Mường nói riêng mà cả các dân tộc khác trong nước Việt Nam cùng nhau phát triển và bước vào một thiên niên kỷ mới tràn đầy hạnh phúc.