Ý nghĩa của việc chuẩn bị hỏi cung đối với quá trình điều tra vụ án

MỤC LỤC

Ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can

Là một biện pháp điều tra quan trọng, như tất cả các biện pháp điều tra khác, hỏi cung bị can cũng được tiến hành theo những trình tự, thủ tục nhất định và mỗi khâu của quá trình đó đều mang một ý nghĩa thiết thực đối với công tác điều tra. Chuẩn bị hỏi cung bị can được hiểu như là cơ sở, là tiền đề để ĐTV lựa chọn và tiến hành các thủ thuật hỏi cung phù hợp, các phương pháp tác động đến bị can, giúp bị can có thái độ hợp tác tích cực với CQĐT trong công cuộc điều tra làm rừ sự thật của vụ ỏn. Đối với những vụ ỏn mà bị can là cỏn bộ trong ngành như Thẩm phán, Công an, Kiểm sát viên… hoặc bị can là người có tiền án, tiền sự… thì việc chuẩn bị cho cuộc hỏi cung mà đặc biệt là sự nghiên cứu kỹ về nhân thân, đặc điểm tâm lý của những bị can đó sẽ đảm bảo cho tiến trình hỏi cung được thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.

Thực tế cho thấy, có những vụ án mà ĐTV đã không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, không thu thập thêm tài liệu có liên quan và đặc biệt là đã bỏ qua việc tìm hiểu nhân thân bị can nên khi tiến hành hỏi cung đã không giữ được bình tĩnh trước thái độ lì lợm của bị can cùng với sự nôn nóng muốn nhanh chóng tìm ra chân tướng của vụ án nên ĐTV đã có những hành động trái pháp luật như mớm cung, dụ cung hoặc bức cung để buộc bị can phải khai báo. Cuối cùng đã dẫn đến mục đích của hỏi cung bị can không đạt được, sự hợp tác của bị can không thành khẩn và tiến trình điều tra vụ án hình sự bị trì trệ, kéo dài. Chuẩn bị hỏi cung bị can còn là cơ sở để ĐTV có thời gian tiếp cận, thu thập và nghiên cứu được đầy đủ các tài liệu có liên quan và trên cơ sở đó lựa chọn được những tài liệu có giá trị chứng minh cao nhất để chuyển hóa thành chứng cứ xác thực, đấu tranh với bị can.

Đứng trước thực tế như vậy, để phát huy hơn nữa vai trò, ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can đối với hoạt động hỏi cung bị can thì ĐTV cần phải nâng cao và hoàn thiện về kỹ năng, nghiệp vụ, tuân thủ nghiêm chỉnh quy định pháp luật về hỏi cung bị can và đảm bảo nguyên tắc pháp chế.

THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ HỎI CUNG BỊ CAN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Thực trạng chuẩn bị hỏi cung bị can

Trước tình hình đó, đồng chí Phó trưởng phòng PC16 đã chỉ đạo, yêu cầu các ĐTV dày dạn kinh nghiệm, từng điều tra nhiều vụ án nghiêm trọng và phức tạp phải nghiên cứu và nắm thật chắc về nhân thân cùng các mối quan hệ anh em, bạn bè, tình cảm trai gái của Thuận để từ đó phát hiện được những chi tiết dẫn đến nguyên nhân phạm tội của hắn. Đồng thời, ĐTV cũng hiểu khỏ rừ về cuộc sống, bản chất của con người hắn, nắm được động cơ không muốn thành khẩn khai báo về hành vi giết người của y là: trong lúc nóng giận đột xuất có lỡ đánh chết em thì bà con dòng họ, dư luận đời thường có thể chấp nhận được dù sau đó có phải chịu một bản án khắt khe nhất, nặng nề nhất, chứ với tội giết cha, giết mẹ thì chẳng còn gì để nói. ĐTV chỉ có thể phát hiện được những vướng mắc trong tư tưởng của bị can - là nguyên nhân khiến bị can không thành khẩn khai báo hoặc từ chối khái báo, thậm chí tiêu cực tự sát, khi nghiên cứu một cách cặn kẽ, tỉ mỉ mọi đặc điểm nhân thân bị can, nhất là hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội của bị can.

Vụ án này cho thấy, ĐTV đã thực hiện việc hỏi cung bị can có thể chỉ mang tính thủ tục, sự chuẩn bị của ĐTV trước khi hỏi cung như nghiên cứu hồ sơ vụ án, kết luận giám định pháp y, biên bản khám nghiệm tử thi, bản lời khai của nhân chứng…, nghiên cứu nhân thân, hoàn cảnh sống của gia đình bị can… hầu như không được thực hiện. Nó được thể hiện ở hai khía cạnh cụ thể là: trình độ chung của ĐTV còn khá thấp so với yêu cầu của hoạt động điều tra; nhiều ĐTV nhận thức không đúng đắn về vai trò của việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết như nghiên cứu và sử dụng đặc điểm nhân thân bị can, sử dụng các biện pháp tác động tâm lý phù hợp… đối với kết quả của hoạt động hỏi cung bị can và quá trình điều tra vụ án. Tính đồng bộ và hiện đại của các phương tiện kỹ thuật cần thiết cho nghiên cứu nhân thân bị can, các phương tiện phục vụ lưu trữ, khai thác thông tin về bị can, các phương tiện kỹ thuật để áp dụng biện pháp trinh sát kỹ thuật phục vụ cho hỏi cung bị can, giám định độ tuổi chính xác của bị can, nhất là sự bố trí phòng hỏi cung bị can chưa thực sự phù hợp… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can và điều tra vụ án hình sự trên thực tế.

Nhưng đối với những vụ án phức tạp, nhiều bị can và liên quan tới nhiều đối tượng như vụ án Khánh “trắng”, vụ án Năm Cam, vụ Lê Xuân Trường… thì việc đấu tranh lấy lời khai của chúng là một thực tế không mấy dễ dàng, điều đó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo về mặt tinh thần, vật chất (các nhân chứng, vật chứng…), về kế hoạch hỏi cung thì ĐTV mới có thể buộc bị can thành thật khai nhận hành vi phạm tội của mình.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuẩn bị hỏi cung bị can

Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận một thực tế tồn tại là còn quá nhiều án vẫn tồn đọng ngay từ khâu chuẩn bị hỏi cung bị can, có nhiều vi phạm pháp luật xảy ra trong khi tiến hành hỏi cung do không có sự chuẩn bị tốt từ khâu chuẩn bị hỏi cung; việc lấy lời khai của bị can còn gặp nhiều khó khăn do không có sự hỗ trợ của các lực lượng khác để thu thập những chứng cứ cần thiết hay những vấn đề tương ứng để đấu tranh với bị can. + Việc tổ chức lực lượng có thể được thực hiện thông qua các hoạt động như: Rà soát tổng thể lực lượng làm công tác điều tra trong cơ quan Cảnh sát điều tra (số người đã được bổ nhiệm ĐTV, số người chưa được bổ nhiệm ĐTV;. trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; sức khỏe; phẩm chất, đạo đức, nhân cách của. ĐTV); tiến hành phân loại và tổ chức lực lượng. Thứ ba, cần hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho việc chuẩn bị hỏi cung bị can như, các phương tiện phục vụ lưu trữ, khai thác thông tin về bị can và nhất là chuẩn bị được phòng hỏi cung lý tưởng… Bởi kinh nghiệm hỏi cung bị can ở nước ta cũng như trên thế giới đã khẳng định: Phòng hỏi cung phù hợp hay không phù hợp cũng quyết định tới thái độ khai báo của bị can.

Tuy nhiên hiện nay, khoa học điều tra hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự không quy định cụ thể về tiêu chuẩn của phòng hỏi cung, nhưng thông qua các tài liệu nghiên cứu về hỏi cung bị can cũng như thực tiễn hỏi cung bị can cho thấy giải pháp hữu hiệu để có thể tiến hành hỏi cung thuận lợi và đạt được hiệu quả cao thì phải chuẩn bị được phòng hỏi cung với những điều kiện lý tưởng. Như vậy, thời gian để ĐTV giải quyết một vụ án thường là ngắn so với tính chất phức tạp của vụ án (theo thống kê trên thì trung bình là 2-3 ngày/vụ), nhất là đối với những vụ án mà bị can bất hợp tác với CQĐT hay những bị can có nhiều tiền án, tiền sự thì thời gian đó gần như là không thể để ĐTV có thể lấy lời khai và tìm ra sự thật của vụ án một cách nhanh chóng. Trong khi hoạt động hỏi cung bị can ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, chưa có những máy móc phụ trợ cao cấp giúp phát hiện tâm lý tội phạm (như máy phát hiện nói dối…) thì ĐTV phải cố gắng bằng khả năng và kinh nghiệm của mình, vận dụng một cách linh hoạt việc ứng dụng tâm lý học để phục vụ cho hoạt động hỏi cung bị can.

Để có thể vận dụng một cách có hiệu quả phương pháp trên, ĐTV phải luôn tìm tòi học hỏi để nắm vững đường lối, chủ trương, nguyên tắc công tác, có trí thức nghề nghiệp vững vàng, nắm vững phương pháp, chiến thuật và thường xuyên rèn luyện óc phán đoán nhanh nhậy, tinh thần dũng cảm, ngoan cường, khắc phục khó khăn, hăng say với công việc, không chịu bó tay trước mọi tình huống.