Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa

MỤC LỤC

Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD

Thực chất khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD là biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. + Trong khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó (cả trong lý thuyết và thực tế thì hai đại lượng này có thể được xác định bằng đơn vị giá trị hay hiện vật) nhưng nếu sử dụng đơn vị hiện vật thì khó khăn hơn vì trạng thái hay đơn vị tính của đầu vào và đầu ra là khác nhau còn sử dụng đơn vị giá trị sẽ luôn đưa được các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD

Chỉ tiêu doanh lợi

Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của số vốn kinh doanh, phản ánh mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng. Chỉ tiêu doanh lợi tính cho số vốn của doanh nghiệp được tính tương tự nhưng thay đại lượng VKD (vốn kinh doanh) bằng đại lượng VTC (vốn tự có).

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh kinh tế

SVLĐ: số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm, cho biết trong một năm vốn lưu động quay được mấy vòng, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Các chỉ tiêu này cho biết khả năng khai thác nguồn nguyên liệu, vật tư của doanh nghiệp, giá trị chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã giảm được chi phí cho nguyên vật liệu dự trữ, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi nguyên vật liệu, giảm bớt sự ứ đọng của nguyên vật liệu, tăng vòng quay của vốn lưu động.

Tác động của CPH đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 1. Những tác động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD

Những vấn đề còn vướng mắc phát sinh trong CTCP làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp tiến hành CPH xong nhưng rất nhiều vấn đề doanh nghiệp cũ để lại cần giải quyết làm ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch SXKD như vấn đề thanh toán nợ của doanh nghiệp chưa xong và quy tình xử lý cũng rất phức tạp vì quyền hạn và trách nhiệm với khoản nợ ấy đã thay đổi so với trước, người đứng ra nhận trỏch nhiệm cũng khụng rừ ràng mà hay đựn đẩy trỏch nhiệm giữa cỏc bộ phận với nhau (khó khăn trong vấn đề đòi nợ, trả lãi). Một vấn đề khác phát sinh cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp sau CPH là bất cập trong chế độ hạch toán, kế toán của CTCP, chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính nên công tác hạch toán ở CTCP vẫn gặp nhiều vướng mắc, vướng mắc trong việc hạch toán, quản lý phần vốn nhà nước cũng như phần vốn của các cổ đông như thế nào cho phù hợp, các khoản thuế được miễn giảm, hay phần lợi nhuận để lại để bổ sung vốn, điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty, vấn đề trích lập các loại quỹ, phân phối lợi nhuận sao cho phù hợp.

Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 1. Lịch sử hình thành và phát triển

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc

- Đại hội cổ đông thường niên mỗi năm họp một lần do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động của và kết quả kinh doanh, báo cáo của các kiểm soát viên; thông qua đề nghị của Hội đồng quản trị về quyết toán năm tài chính, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận, chia cổ tức và trích lập sử dụng các quỹ; quyết định phương hướng, nhiệm vụ SXKD và đầu tư của năm tài chính mới; Quyết định về việc tăng giảm vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần và phát hành cổ phiếu; xem xét sai phạm và quyết định hình thức xử lý đối với thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty; ấn định mức thù lao và quyền lợi của Hội đồng quản trị và kiểm soát viên; thông qua điều lệ bổ xung sửa đổi nếu cần. - Đại hội cổ đông bất thường được triệu tập khi phát sinh những vấn đề bất thường ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của công ty, Đại hội cổ đông thông qua nghị quyết tại các phiên họp hoặc bằng văn bản có chữ ký của tất cả các cổ đông hoặc bằng hỏi ý kiến thông qua thư tín.

Đặc điểm cơ cấu vốn, cổ phần, cô phiếu và cổ đông

- Cổ phiếu ghi danh, là cổ phiếu thuộc các chủ sở hữu là nhà nước, thành viên hội HĐQT, người lao động nghèo trong công ty được mua với giá ưu đãi trả dần trong 10 năm khụng phải trả lói suất cú ghi rừ số cổ phiếu, loại cổ phiếu và số tiền đóng góp; việc chuyển nhượng các cổ phiếu ghi danh phải tuân thủ các điều kiện của bản điều lệ công ty và các quy định khác của pháp luật. Cổ đông được chia cổ tức tương ứng với phần vốn góp, được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần, được mua bán, chuyển nhượng và thừa kế cổ phần theo điều lệ công ty và phù hợp với pháp luật; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông trong thời hạn ít nhất 6 tháng có quyền đề cử người vào HĐQT hay Ban kiểm soát; khi công ty giải thể được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với cổ phần của mình; được thông tin thường xuyên hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của công ty; cổ đông được ứng cử vào HĐQT khi là đại diện pháp nhân có từ 25% vốn điều lệ trở lên hoặc ít nhất 0.5%.

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 1. Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty

Đến nay công ty đã có hệ thống xe khách phủ kín nhiều tỉnh thành, các tuyến xe chạy Bắc nam, hệ thống xe bus (tuyến khu công nghiệp Quang Minh- Vĩnh Yên), đội xe du lịch chất lượng tương đối tốt đưa khách đi lữ hành dài ngày nội địa và đang có kế hoạch mở rộng các tuyến du lịch quốc tế. Đây là lĩnh vực kinh doanh liên quan đến hoạt động chính của công ty là vận chuyển hành khách, mục đích chủ đạo vẫn là tăng doanh thu hàng năm cho công ty, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong công ty, tạo ra lực lượng bổ sung có trình độ, doanh thu hàng năm là trên 300 triệu đồng.

Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH

Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty Bước sang hoạt động là CTCP, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đã có

Thị trường hay khách hàng chủ yếu của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc bao gồm: lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển từ tỉnh Vĩnh Phúc đi các tỉnh và khu vực lân cận nơi có tuyến xe của công ty hoạt động và ngược lại; Lượng khách đi du lịch, tham quan nghỉ mát trên địa bàn toàn quốc; lượng hành khách thường xuyên đi chuyến xe bus dọc tuyến đường từ tỉnh Vĩnh Phúc xuống Hà Nội. Các luật giao thông đường bộ, nghị định 92 của Chính phủ, các Quyết định 4127, 4128 của Bộ Giao thông vận tải được các cơ quan quản lý nhà nước thực thi một cách rất đồng bộ, kiên quyết nên hoạt động kinh doanh đã đi vào nề nếp hơn, giảm được các xe dù chạy vòng vo, xe không vào bến đón trả khách, giảm tai nạn.

Thực trạng hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sau CPH

Thêm vào đó trong thời gian gần đây lực lượng phương tiện vận tải khu vực tư nhân phát triển mạnh do Nhà nước bỏ hình thức giấy phép tuyến, xe của công ty mỗi chuyến đi đều bị kiểm soát chặt chẽ theo chế độ tài chính kế toán đã quy định hoá đơn chứng từ đầu vào phải đầy đủ, còn xe tư nhân chỉ nộp thuế tháng. Qua khảo sát các chuyên gia cũng cho biết tốc độ gia tăng giá trị gia tăng là 26%, trong khi đó tốc độ gia tăng tài sản là 20%, nghĩa là tốc độ tăng đầu vào chậm hơn tốc độ tăng đầu ra, như vậy hoạt động kinh doanh của các CTCP là có hiệu quả.

Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH

Doanh thu hàng năm tăng và tương đối ổn định mặc dù mức tăng không đều và còn ở mức thấp, hàng năm công ty đều có lợi nhuận trước thuế và hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; tuy nhiên lợi nhuận ròng các năm còn ở mức thấp và có những năm còn mang dấu âm, cần chú ý đến điều này để phân tích hiệu quả hoạt động SXKD của công ty; thu nhập của người lao động có sự cải thiện qua các năm, nếu nhìn ở mức độ tổng hợp so với thị trường lao động chung thì mức thu nhập này là thấp, đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn. Trong thời gian tiếp theo đó, cụ thể là trong năm 2003 và năm 2004, do phương hướng của công ty là mạnh rạn đầu tư trang thiết bị và đặc biệt là tiến hành đổi mới những phương tiện vận tải đã lạc hậu khó có thể phục vụ tốt cho công việc SXKD, những thiết bị phục vụ cho công tác đại tu lắp ráp phương tiện phục vụ hoạt động sản xuất của công ty nên chi phí của công ty đã tăng đáng kể tăng cao hơn mức doanh thu nên sau khi thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước lợi nhuận ròng của.

Bảng 4: Kết quả SXKD, lao động, thu nhập qua các năm sau CPH
Bảng 4: Kết quả SXKD, lao động, thu nhập qua các năm sau CPH

Kế hoạch SXKD, các chế độ chính sách đối với nhà nước

Công ty có kế hoạch về phương tiện nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng các phương tiện cho các kế hoạch luồng tuyến của công ty, nhằm đảm bảo kế hoạch doanh thu đã đề ra. Trước hết, để đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng phục vụ công ty đã đăng ký phải thay thế từ 7 đến 10 xe đã xuống cấp, không còn đủ tuổi hoạt động, có thể thực hiện trog vòng 1- 2 năm tới.

Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc

Giải pháp về phía công ty Giải pháp về vốn và tài chính

Bên cạnh đó, công ty nên tích cực xây dựng mối quan hệ với các ngân hàng hoạt động trong tỉnh, nhất là những ngân hàng mà công ty tiến hành hoạt động vay vốn như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc; Ngân Hàng Công thương bằng các hành động cụ thể như trả lãi đúng và đủ thời hạn, cung cấp thông tin tài chính lành mạnh và minh bạch, tạo lòng tin cho các ngân hàng thì việc vay vốn sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn. Tình trạng này kéo dài là không tốt, xong vì do chưa đến kỳ thanh lý nên công ty vẫn để lưu hành.Ngoài ra còn một bộ phận thiết bị ở bộ phận dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng đã quá cũ như máy phun sơn xe, hay kích xe loại lớn không đảm bảo năng suất và an toàn lao động Công ty nên mạnh rạn đầu tư để phục vụ kinh doanh về lâu dài, tăng năng suất nhằm tăng doanh thu cho công ty dẫn đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế liên quan đến doanh thu và chi phí sẽ có xu hướng biến đổi theo chiều hướng khẳng định hiệu quả hoạt động SXKD của công ty là tốt hơn.

Giải pháp về phía Nhà nước và các cấp ngành có liên quan 1.Giải pháp về vốn

Đề nghị Nhà nước thực hiện nghiêm túc, đồng bộ trên địa bàn mà phương tiện vận tải của công ty tham gia hoạt động các luật Giao thông đường bộ, Nghị định 92 của Chính phủ, các Quyết định 4127; 4128 của Bộ Giao thông vận tải để hoạt động giao thông vận tải đi vào nề nếp hơn, giảm các xe dù của tư nhân chạy vòng vo đón khách, trả khách dọc đường không vào bến bãi, tranh giành hành khách đi xe thiếu lành mạnh với các xe của công ty bằng các hình thức phá giá tự do. Hiện nay, xe của công ty trong khi hoạt động phải tính thuế theo hình thức giãn thu quy định hoá đơn chứng từ đầy đủ còn xe tư nhân hoặc hợp tác xã chỉ nộp thuế tháng (thuế trực thu), tình trạng này làm cho hoạt động vận tải hành khách của công ty phải tuân theo các thủ tục tốn thời gian, giảm sự cạnh tranh với khu vực vận tải tư nhân.

Các từ viết tắt đã sử dụng trong bài

Được hưởng ưu đãi như đối với đối với các doanh nghiệp thành lập mới theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư mà không cần làm thủ tục cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư. Các đối tượng còn lại được hưởng trợ cấp mất việc.Trường hợp lao động bị mất việc trong vòng 4 năm tiếp theo, công ty có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động, phần còn lại được thanh toán từ tiền của nhà nước.