Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

Định hướng phát triển

Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. AGRIBANK kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều ki ện để cổ phần hoá. Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững.

Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và tập trung x ây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành tập đoàn tài chính; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp. Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hà ng.

Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực hiện tốt cổ phần hoá theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ. Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững.

Thực hiện tốt việc xây dựng chiến l ược con người, công nghệ, tài chính và maketting (goi tắt là chiến lược 4M); Cụ thể hoá chiến lược đến 2010 và từng năm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010; Xây dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế.

Giới thiệu về Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

  • Mục tiêu và giải pháp kinh doanh trong thời gian tới (năm 2008) 1. Mục tiêu

    − Tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia các dự án đồng tài trợ. Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các TCTD, bao gồm: thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ ngân hàng khác được nhà nước, NHNo & PTNT cho phép.

    − Đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, lien doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo &. − Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính NHNo & PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có lien quan trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch. • Cho vay cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản, giấy tờ có giá cho các nhu cầu vay sản xuất kinh doanh, xây dựng, mua sắm sửa chữa nhà ở, đất ở, hỗ trợ du học.

    • Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam thực hiện cung úng các dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ cho tất cả các tổ chức, cá nhân trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam thông qua hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). • Ngoài ra, Sở giao dịch còn có chính sách ưu đãi lãi suất chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu, các ưu đãi khác đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu.  Cho vay vốn trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng mới nhà xưởng, mua sắm dây chuyền thiết bị, tài sản.

    • Thực hiện dịch vụ bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh tài chính cho các tổ chức, doanh nghiệp như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh sản phẩm, bảo lãnh hoàn tạm ứng…với mức phí dịch vụ hợp lý. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, coi trọng việc phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Xây dựng Sở giao dịch trở thành đơn vị ngân hàng kiểu mẫu, với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và tác phong giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tâm vì sự thành đạt của khách hàng.

    Năm 2008, Sở giao dịch tập trung thực hiện các biện pháp nhằm thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập khu vực và quốc tế. Tập trung sức xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ…Lựa chọn một số cán bộ nòng cốt cử đi đào tạo ở nước ngoài, tiếp tục mở các lớp học ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ ngân hàng theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập. Giáo dục triệt để trong cán bộ nhân viên về văn minh trong giao tiếp, văn hoá doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.

    Tăng cường phát triển nguồn vốn cả nội và ngoại tệ, tập trung huy động vốn từ dân cư là đối tượng cơ bản và lâu dài, đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định. Bênh cạnh đó, làm tốt việc kết nối và dịch vụ thanh toán với các đơn vị lớn, thực hiện dịch vụ chi trả lương cho nhân viên qua tài khoản ATM để thu hút thanh toán qua Sở giao dịch, tận dụng nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi. Bám sát chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu đầu tư, nâng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, chiếm tư 35% đến 40% tổng dư nợ.

    Triển khai ứng dụng tốt chương trình hiện đại hoá ngân hàng, tiếp tục nâng cấp và bổ sung các phần mềm mới trong giao dịch với khách hàng (IPCAS), chương trình gửi nhiều nơi rút nhiều nơi, phần mềm kết nối thanh toán, chương trình giao dịch qua mạng Internet, SMS, VNStopUp…, nhằm cung cấp dịch vụ tiện ích tốt nhất cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh Áp dụng công nghệ để phát triển có hiệu quả các sản phẩm dịch vụ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh WESTERN UNION, thanh toán qua một tài khoản, ứng dụng các lợi ích của mạng kết nối chuyển mạch tài chính (banknet).

    Bảng 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dịch
    Bảng 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dịch