MỤC LỤC
Căn cứ vào bảng so sánh số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 3 năm 2006, 2007, 2008 được trình bày dưới đây ta thấy: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua các năm, đồng thời kéo theo sự giá tăng của chi phí sản xuất. Mặt khác, trong năm 2007 doanh thu hoạt động tài chính giảm, chi phí lãi vay tăng lên, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên gần gấp đôi, làm Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty không những giảm sút trầm trọng mà còn lỗ lớn so năm 2006. Điều này do ảnh hưởng không nhỏ bởi nền kinh tế Thế Giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, cuối năm 2007 giá các yếu tố đầu vào tăng lên gây trở ngại cho các doanh nghiệp, năm 2008 nền kinh tế toàn cầu bước vào thời kỳ khủng hoảng , hạn chế nhu cầu tiêu dùng của tất cả các đối tượng.
- Hệ số tự tài trợ TSDH=VCSH/TSDH: Phản ánh mức độ đầu tư Vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn. TSDH của công ty chủ yếu được đầu tư bằng Nguồn vốn đi chiếm dụng, điều này gây khó khăn cho công ty khi đến hạn trả nợ. Có thể thấy mức độ đầu tư Vốn chủ sở hữu vào Tài Sản Cố Định tăng dần, điều này giúp công ty bảo đảm về mặt tài chính.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán, tài chính. - Hướng dẫn nghiệp vụ cho kế toán các đơn vị trực thuộc, cập nhật thông tin tài chính và phổ biến thông tin cho các đơn vị, kiểm tra và tổ chức công tác hạch toán kế toán tại các đơn vị trực thuộc. - Cuối kỳ tập hợp chi phớ và tớnh giỏ thành cho toàn cụng ty, theo dừi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, lập báo cáo tài chính cho toàn công ty, kiểm tra các báo cáo quyết toán quý, báo cáo năm của đơn vị nội bộ.
- Lập kế hoạch về vốn cho cụng ty, theo dừi việc sử dụng vốn cú hiệu quả, theo dừi vốn cỏc quỹ như: quỹ khen thưởng, quỹ phỳc lợi, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ đầu tư, quỹ dự phòng tài chính, lãi chưa phân phối. - Cung cấp tài liệu, số liệu và giám sát việc thực hiện nghiệp vụ bộ phận liên quan theo chỉ đạo của Kế toán trưởng, kết hợp các bộ phận liên quan lập các báo cáo thống kê định kỳ theo yêu cầu của Tổng cục thống kê, của Tổng công ty và các cơ quan liên quan có trách nhiệm. - Phản ánh đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có và tình hình biến động của các loại vật tư cả về giá trị và hiện vật, tính toán chính xác giá gốc của từng loại, từng thứ vật tư nhập, xuất, tồn kho.
Việc tổ chức chứng từ hợp lý có tác dụng: Quản lý chặt chẽ các đối tượng hạch toán thông qua phản ánh trung thực, hợp lý các sự kiện kinh tế; tạo cơ sở thông tin ban đầu để ghi sổ; là cơ sở để gải quyết các tranh chấp khi thực hiện các giao dịch. Các chứng từ ban hành theo văn bản pháp luật khác như: Hóa đơn gía trị gia tăng, ngoài ra công ty còn sử dụng các chứng từ đặc trưng cho ngành xây dựng như: Nhật trỡnh mỏy, phiếu theo dừi ca mỏy thi cụng, bản nghiệm thu khối lượng công trình. Các loại sổ sách dùng để hạch toán đều là những sổ sách được lập theo biểu mẫu quy định trong hình thức Nhật Ký Chung của Bộ Tài Chính ban hành, tuy nhiên có sự sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Với lợi thế đó, phần mềm này có rất nhiều ưu việt như thường xuyên được cập nhật các văn bản mới nhất về chế độ kế toán, ứng dụng các ngôn ngữ mới nhất để viết phần mềm kế toán, có thể chiết xuất tất cả các thông tin kế toán cho việc lập các Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị. Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tương ứng của phần hành đó có nhiệm vụ cập nhật dữ liệu vào máy tính theo đúng đối tượng được mã hóa đã được cài đặt trong phần mềm như: Hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, danh mục vật tư…đúng quan hệ đối ứng tài khoản, máy tính sẽ tự động ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản của từng đối tượng và tự động ghi vào sổ cái các tài khoản và các bảng kê liên quan. Ngoài các bảng khai tài chính được lập theo mẫuquy định của Bộ Tài Chính nêu trên, kế toán còn lập một số báo cáo quản trị phục vụ nhu cầu quản lý tài chính tại công ty như: Các báo cáo cung cấp thông tin về tình hình công nợ; khả năng thanh toán; tình hình tạm ứng cho các đội, xí nghiệp thi công….
Các loại báo cáo này nhằm cung cấp đầy đủ hơn về hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định hữu hiệu và phù hợp nhất. Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm trong kỳ Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng trong kỳ Số dư bên có: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ. Nghiệp vụ biến động tăng TSCĐ bao gồm những chứng từ: Quyết định về việc phê duyệt mua phương án mua TSCĐ, hợp dồng mua TSCĐ, biên bản bàn giao thiết bị, biên bản kiểm nghiệm, Hóa đơn GTGT, thẻ TSCĐ.
Nghiệp vụ biến động giảm TSCĐ bao gồm những chứng từ: Hợp đồng kinh tế về việc mua bán thiết bị thanh lý, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản họp hội đồng thanh lý tài sản, biên bản định gía TSCĐ xin thanh lý. Trên cơ sở nhu cầu về TSCĐ, công ty sẽ tiến hành lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, tiến hành làm báo giá, kí kết Hợp đồng kinh tế với bên bán. Khi TSCĐ mới được đưa vào sử dụng, công ty lập hội đồng giao nhận TSCĐ gồm: Đại diện của công ty và đại diện của bên giao hàng “ Biên bản giao nhận TSCĐ”.
Công cụ, dụng cụ tại công ty được tiến hành phân bổ theo thời gian thi công công trình. Các chứng từ sử dụng trong hạch toán CCDC tại công ty bao gồm: Giấy đề nghị cấp CCDC, Biên bản bàn giao, hóa đơn GTGT, hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho. Trong đó thẻ kho, sổ số dư, bảng luỹ kế nhập- xuất- tồn kho, vật tư được lưu tại kho.
Về hình thức số kế toán, công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó, tạo điều kiện cho sự kiểm tra và giám sát của ban lãnh đạo công ty về tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo thời gian thuận tiện. Với ứng dụng của khoa học kỹ thuật, việc áp dụng phần mềm kế toán trong tổ chức hạch toán kế toán tại công ty góp phần giảm bớt khối lượng công tác kế toán, đảm bảo việc hách toán, làm báo cáo nhanh chóng chính xác, giúp kế toán viên chủ động hơn trong việc ghi chép sổ sách, lấy thông tin, in sổ sách và các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị khi có yêu cầu theo yêu cầu. Hệ thống báo cáo kế toàn của công ty được lập tương đối đầy đủ, đúng theo biểu mẫu quy định của Bộ tài chính.
Ngoài hệ thống các bảng khai tài chính,phòng kế toán - tài chính có trách nhiệm lập các báo cáo quản trị phục vụ cho yêu cầu quản lý của công ty. Báo cáo quản trị được quan tâm trong các vận hành chủ yếu như phần hành vố bằng tiền, công nợ và phần hành chi phí giá thành. Các báo cáo được gửi tới các cơ quan liên quan theo đúng thời hạn và số liệu hợp lệ theo nguyên tắc khách quan.