MỤC LỤC
Các công ty tài chính bán các khoản phải thu cho ngân hàng với một chiếc khấu cao, ngân hàng và các tổ chức tài chính chuyên biệt sẽ chứng khoán hoá các khoản phải thu, nghĩa là phỏt hành cỏc chứng khoỏn để vay tiền với lói suất rất cao. Rừ ràng là rủi ro chồng rủi ro, và đương nhiên là các chứng khoán có mức độ xếp hạng tín nhiệm càng thấp thì tỷ suất sinh lợi càng cao, thậm chí có chứng khoán không có mức độ xếp hạng tín nhiệm nhưng vẫn được nhà đầu tư trên toàn thế giới chấp nhận do lãi suất siêu hạng. Các nhà đầu tư bất động sản vay tiền không đủ khả năng trả lãi vay, bất động sản không bán được, chứng khoán phát hành trên các khoản phải thu này sụt giá thê thảm, các ngân hàng không đủ khả năng trả các khoản nợ lâm vào tình trạng phá sản.
Chính điều này đã quyết định tính chất và quy mô của cơn địa chấn này đến nền Cuộc khủng hoảng này tác động đến kinh tế Việt Nam trên một số mảng cơ bản: Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng dẫn đến nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp tăng, làm cho người dân dự đoán đồng USD giảm nên họ đã rút đồng USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD mua tiền Việt Nam gửi vào,…. Hệ thống tiền tệ và thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa lành mạnh, dễ tổn thương, dễ lâm vào bất ổn chủ yếu là do các yếu tố trong nội bộ Việt Nam như thiếu tính công khai, thiếu minh bạch, dân chúng khó tiếp cận, tồn tại giao dịch nội gián.., chứ không liên quan nhiều đến cuộc khủng hoảng ở Mỹ. Trước khủng hoảng hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi hàng xuất khẩu cùng loại của một số nước, hơn nữa khả năng sản xuất mặt hàng nông, thuỷ sản gặp nhiều khó khăn, còn vấp phải nhiều rào cản thương mại quốc tế và mức tăng tỷ giá trong những tháng đầu năm 2009 đã làm cho khả năng xuất khẩu năm giảm hơn so với năm 2008.
Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu diễn biến không theo quy luật, những tháng đầu năm xuất khẩu gặp thuận lợi về giá, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao trong 2 tháng 7 và 8 tuy nhiên đến tháng 9 xuất khẩu giảm mạnh và tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm. Trong những tháng đầu năm 2009, xuất khẩu các mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ đều gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu dệt may, đồ gỗ, giày dép vào Mỹ và EU đều giảm, nhiều hàng rào phi thuế quan và các biện pháp bảo hộ mậu dịch của các nước được dựng lên.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng cho thấy tư tưởng laissez-faire (thả nổi hoàn toàn cho thị trường tự do hoạt động) và trào lưu giảm bớt và xoá bỏ quản lý nhà nước trong các hoạt động kinh tế có từ thời Reagan/Thatcher sẽ thoái trào. Bên cạnh các gói kích cầu khổng lồ có nguồn gốc từ lý thuyết Keynes, các hoạt động của nhà nước trong nền kinh tế gia tăng, từ việc giám sát và quản lý thị trường đến việc can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào mọi mặt hoạt động của nó. Mặc dù hai tổ chức kinh tế tài chính quốc tế lớn nhất là World Bank và IMF chưa có vai trò nổi bật trong cuộc khủng hoảng này, nhu cầu về một quyền lực quốc tế đủ mạnh để trợ giúp các nước bị khủng hoảng và phối hợp hành động quốc tế đã được nhấn mạnh.
Nhóm G20 đã thông qua quỹ cho vay 250 tỷ USD để bảo đảm IMF có đủ nguồn lực hỗ trợ các nước trong trường hợp khẩn cấp; hệ thống tài chính mang tính toàn cầu, do đó các nước đang phát triển cần phối hợp IMF để điều tiết và kiểm soát tài chính, giám sát việc các nước áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã được thông qua, nhằm giữ ổn định hệ thống tài chính quốc gia, cũng như lưu chuyển dòng tiền tệ quốc tế. Giải pháp được coi là sáng suốt vào thời điểm đó để tránh tình trạng vỡ nợ cho bất kỳ nước vay nợ lớn nào ở Mỹ Latinh có sự kết hợp của ba nhân tố: cứu trợ khẩn cấp của quốc tế thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thực hiện cắt giảm mạnh chi tiêu trong nước theo các điều kiện ngặt nghèo mà IMF đặt ra và các ngân hàng bổ sung vốn. Phó giám đốc điều hành IMF Anne Krueger đã hối thúc triển khai Cơ chế Tái Cơ cấu Nợ Chủ quyền nhằm đưa ra lộ trình pháp lý cho việc áp mức cắt giảm chung đối với các chủ nợ để từ đó chấm dứt những trở ngại mang tính tập thể trong việc tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để tránh vỡ nợ quốc gia.
Phối hợp hài hoà bàn tay Nhà nước pháp quyền và bàn tay thị truờng Những cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính-tiền tệ khu vực và thế giới đã, đang và sẽ còn chứng tỏ, khi “bàn tay hữu hình” của Nhà nước hoặc nắm quá chặt, hoặc bị buông lỏng quá mức, và cả khi “bàn tay vô hình” của thị trường bị lạm dụng và đề cao thái quá, thì đều có nguy cơ dẫn đến những cực đoan, có thể trực tiếp và gián tiếp làm tích tụ ngày càng đậm những xung lực gây ra những làn “sóng thần” khủng hoảng, đồng nghĩa với quá trình gây hao phí và tổn thất nặng nề cho đời sống kinh tế-xã hội và môi trường, cho mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Về dài hạn, cần chuyển nhanh từ mô hình “nhà nước – nhà đầu tư lớn nhất” và phát triển chủ yếu theo bề rộng hiện nay, sang mô hình “nhà nước – nhà quản lý công” và phát triển theo bề sâu, đi đôi với việc chuyển dịch nguồn động lực chính trong đầu tư phát triển kinh tế từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước; cần sớm thông qua và thực hiện nghiêm túc Luật đầu tư công và dũng cảm cắt giảm các chi tiêu công không vì mục tiêu bảo đảm và nâng cao hiệu quả chung, duy trì sự ổn định xã hội, cũng như cần ngăn chặn kịp thời “sự liên minh ma quỷ” giữa các doanh nghiệp-ngân hàng và quan chức có liên quan trong cho vay và đầu tư mang nặng tính đầu cơ, trục lợi cá nhân hoặc phe nhóm, lũng đoạn thị trường và lãng phí các nguồn lực quốc gia. Ngoài ra, cần coi trọng việc xây dựng hệ thống số liệu thống kê và dữ liệu thông tin quốc gia và chuyên ngành hiện đại, có chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng về quản lý nhà nước các cấp, kinh doanh và nghiên cứu khoa học; khắc phục tình trạng phân tán, chia cắt, rời rạc, đóng băng và thiếu chuẩn hoá thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý thông tin, gây khó khăn và đắt đỏ cho các đơn vị và cá nhân có nhu cầu tiếp cận, khai thác và sử dụng các thông tin này, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và gia tăng sự lãnh phí các nguồn lực xã hội.
Tham nhũng làm thất thu và thất thoát, giảm hiệu quả các nguồn lực xã hội, những luật định quản lý kinh tế – xã hội, làm nản lòng nhà đầu tư trong và ngoài nước, gây cản trở cho sự vận hành thông suốt của nền kinh tế với tư cách một chỉnh thể tự nhiên, là cội nguồn mọi bất ổn, trở ngại và thách thức lớn nhất, gây tổn thất to lớn, khó lường cho lợi ích, uy tín quốc gia, làm gia tăng tình trạng rối loạn kỷ cương xã hội, xu hướng ly tâm và mất đồng thuận, kẻ thù nguy hiểm nhất từ bên trong đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Đặc biệt, cần nhấn mạnh rằng, Trí tuệ và Bản lĩnh Việt Nam sẽ được hội tụ, biểu hiện tập trung và phát huy tốt nhất khi và chỉ khi tạo được sự đồng thuận và dân chủ hóa xã hội cao trên cơ sở xây dựng, củng cố và phổ biến rộng rãi nhận thức về các giá trị xã hội chuẩn chung, các lợi ích quốc gia trở thành tối thượng, đội ngũ trí thức tinh hoa được tập hợp và trọng dụng, phản biện và giám sát xã hội được tăng cường, đồng thời các nhà lãnh đạo biết nêu gương, với mục tiêu cao nhất và xuyên suốt của mọi chính sách là bảo đảm xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, giàu mạnh, xã hội công bằng , dân chủ và văn minh.