Đánh giá chất lượng sử dụng thuốc theo bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nguyễn Trãi

MỤC LỤC

Tổ chức BHYT Việt Nam [19]

Người có thẻ BHYT có quyền : khám chữa bệnh theo chế độ BHYT, chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu vào cuối mỗi quý ; yêu cầu cơ quan BHXH và cơ sở khám chữa bệnh bảo đảm quyền lợi theo quy định ; khiếu nại, tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm Điều lệ BHYT. Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm : thực hiện đúng hợp đồng khám chữa bệnh BHYT ; ghi chép, lập, cung cấp tài liệu liên quan đến khám BHYT ; khám chữa bệnh an toàn, hợp lý ; kiểm tra thẻ BHYT ; quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đúng quy định ; thực hiện các quy định về chế độ thống kê, báo cáo hoạt động chuyên môn, tài chính liên quan đến BHYT.

Quyền lợi của người có thẻ BHYT

 Đối với người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hàng tháng, người cao tuổi tàn tật không nơi nương tựa, người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng và các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng, người được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo : Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí của dịch vụ nhưng tối đa không quá 20.000.000 đồng cho một lần sử dụng dịch vụ đó.  Trường hợp vận chuyển người bệnh bằng phương tiện của cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan BHXH sẽ thanh toán chi phí vận chuyển cho cơ sở khám chữa bệnh với mức thanh toán không quá 0,2 lít xăng/km vận chuyển (cho cả lượt đi và về) theo giá hiện hành tại thời điểm sử dụng. Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.  Trường hợp người bệnh không sử dụng phương tiện của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh nơi giới thiệu người bệnh chuyển tuyến thanh toán cho người bệnh với định mức 30.000 đồng/100km cho một lượt đi).

CÔNG TÁC DƯỢC BỆNH VIỆN [17]

Công tác cung ứng thuốc đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế cho bệnh viện

Tất cả các hoạt động cung ứng thuốc cho Bệnh viện (thông tin, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới, ký hợp đồng, đấu thầu, …) đều có sự tham gia trực tiếp của Khoa Dược đồng thời Khoa Dược là bộ phận chủ yếu để cố vấn về dự trù thuốc, xây dựng Danh mục thuốc cho Bệnh viện. - Xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện : khâu quyết định của mắt xích thứ hai trong chu trình “chọn lựa thuốc”, đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh không để người bệnh tự đi mua và là cơ sở pháp lý để BHXH thanh toán chi phí sử dụng thuốc cho người bệnh có thẻ BHYT. Hội đồng thuốc và điều trị cần hoạt động thường xuyên và có hiệu quả hơn nữa, đặc biệt là Dược sỹ Trưởng Khoa Dược, thường trực Hội đồng đóng vai trò quyết định trong công tác đảm bảo an toàn hợp lý về thuốc, quản lý sử dụng thuốc, nó không chỉ liên quan đến hầu hết các thầy thuốc và nhân viên y tế mà còn chịu ảnh hưởng bởi những cá nhân trực tiếp dùng thuốc và người nhà của họ.

Đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và dân chúng : thường xuyên có các hình thức thông tin giáo dục về tác hại của thuốc, lạm dụng thuốc, tác hại không mong muốn và hậu quả do dùng sai thuốc.

Sơ đồ 2.2. Chu trình quản lý thuốc trong Bệnh viện
Sơ đồ 2.2. Chu trình quản lý thuốc trong Bệnh viện

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ TRONG BỆNH VIỆN [12]

 Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Dược sỹ, Bác sỹ và Y tá (Điều dưỡng) trong đó Dược sỹ là tư vấn, Bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và Y tá (Điều dưỡng) là người thực hiện y lệnh.  Hội đồng thuốc và điều trị gồm từ 5 đến 15 người tùy theo hạng Bệnh viện, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, do Giám đốc Bệnh viện ra quyết định thành lập.  Ủy viên gồm một số Trưởng khoa điều trị chủ chốt và Trưởng Phòng Y tá (Điều dưỡng), Trưởng Phòng Tài chính – Kế toán là Ủy viên không thường xuyên.

 Phó Chủ tịch kiêm Ủy viên thường trực Hội đồng thuốc và điều trị chuẩn bị tài liệu về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng.

Sơ đồ 2.4. Mối quan hệ bác sỹ, dược sỹ và y tá trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân
Sơ đồ 2.4. Mối quan hệ bác sỹ, dược sỹ và y tá trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân

CÔNG TÁC THÔNG TIN THUỐC [9], [13]

    Người phụ trách thông tin thuốc ở Bệnh viện tốt nhất là Dược sỹ đại học (hoặc bác sỹ nếu Bệnh viện chưa có Dược sỹ đại học) và một số Bác sỹ lâm sàng trong Hội đồng thuốc và điều trị tham gia kiêm nhiệm.  Thông tin phản hồi : Đơn vị thông tin thuốc trong Bệnh viện thu thập, xử lý thông tin thuốc từ thầy thuốc điều trị và người bệnh trong quá trình điều trị, sau đó chuyển lên đơn vị cung cấp thông tin tuyến trên.  Với thông tin không cần ngay lập tức : Dùng thùng thư để tại các khoa phòng, người có nhu cầu (bác sỹ, dược sỹ, cán bộ y tế khác hoặc người bệnh) viết cõu hỏi lờn giấy, bỏ vào thựng thư, cứ ẵ ngày cỏn bộ thụng tin mở thùng thư để chuẩn bị trả lời người có nhu cầu thông tin.

    Lời lẽ và hình ảnh trong thông tin thuốc phải đúng với các dữ liệu khoa học đã được thừa nhận, dễ đọc, dễ hiểu giúp cho thầy thuốc lựa chọn thuốc đúng bệnh, đúng người, đúng cách dùng để có hiệu quả tối ưu.

    Sơ đồ 2.5. Quy trình giải quyết một yêu cầu thông tin thuốc
    Sơ đồ 2.5. Quy trình giải quyết một yêu cầu thông tin thuốc

    C hương 3 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

      Các Bác sỹ trực tiếp làm công tác kê đơn khám chữa bệnh cho các đối tượng Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nguyễn Trãi. Các thành viên Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện Nguyễn Trãi để tham khảo ý kiến về quản lý thuốc cho Bảo hiểm y tế. Khảo sát thực tế quy chế quản lý thuốc cho Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nguyễn Trãi.

      Phiếu điều tra được xây dựng phải tham khảo ý kiến của các thành viên Hội đồng thuốc và điều trị, các bác sỹ trực tiếp kê đơn và các cán bộ Dược tại Bệnh viện để biết được thực trạng và tham khảo ý kiến về cải tiến quy trình quản lý thuốc cho Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nguyễn Trãi.

      PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

      - Các số liệu hồi cứu và thống kê được phân loại theo từng tiêu chí và được tính theo tỷ lệ % của cỡ mẫu nghiên cứu. - Dùng Microsoft Excel tính tỷ lệ % các tiêu chí nghiên cứu và vẽ các biểu đồ theo số liệu thống kê.

      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

      • VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI [2]
        • MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI [5]
          • KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC – BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI
            • KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÊ ĐƠN THUỐC TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI
              • KẾT QUẢ KHẢO SÁT VIỆC THANH TOÁN CHI PHÍ BHYT 1. Bộ phận giám định
                • KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA MỘT SỐ CÁN BỘ Y TẾ TRONG BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI VỀ CÔNG TÁC CUNG

                  Sắp tới Bệnh viện sẽ tiến hành mua tất cả các dung dịch còn lại (khi đã sử dụng hết lượng hóa chất còn tồn kho) và sẽ bỏ luôn khâu pha chế dùng ngoài nhằm dễ tính tiền cho từng bệnh nhân BHYT và đảm bảo an toàn khi sử dụng vì hiện nay các Công ty đã sản xuất, giá rẻ hơn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Bệnh viện trong khi Bệnh viện thì pha chế theo kiểu thủ công. Sau khi nhận dược liệu công việc chủ yếu của Tổ sản xuất thuốc Nam là xử lý ban đầu (chặt khúc. …) , sao tẩm một số loại dược liệu để cấp phát và sản xuất một số chế phẩm trong đó cốm Carbona (năm 2002 máy dập viên bị hư nên chuyển sang dạng cốm) và sirô Cordata là những mặt hàng truyền thống của Bệnh viện Nguyễn Trãi, được bệnh nhân rất ưa chuộng từ rất lâu.  Xác định các chỉ số cần thiết để đánh giá tình hình sử dụng quỹ BHYT và việc đảm bảo quyền lợi của người bệnh tại cơ sở y tế như : chi phí bình quân/đợt điều trị ; cơ cấu chi phí khám chữa bệnh BHYT ; tần suất khám chữa bệnh BHYT ; các trường hợp có chi phí lớn, bất thường ; ….

                   Bảng thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT và chi phí được quyết toán trong kỳ của Bệnh viện sau khi đã khấu trừ phần chi phí thanh toán trực tiếp, và các khoản bị trừ khác như : thuốc ngoài danh mục, chênh lệch tiền phòng, thuốc thống kê dư và sai giá, dụng cụ ngoài danh mục (máy tạo nhịp), chệnh lệch chi phí kỹ thuật cao, ….  Phòng Giám định tổ chức kiểm tra, xác định phần chi phí vượt nguồn kinh phí khám chữa bệnh BHYT của Bệnh viện, đề xuất biện pháp xử lý và hoàn chỉnh số liệu thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh với Bệnh viện, chuyển phòng Kế hoạch – Tài chính thẩm định, trình Giám đốc phê duyệt để tổ chức thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định. Đa phần các Bác sỹ, Dược sỹ 46 chiếm tỷ lệ 62,16% cho rằng Khoa Dược cung cấp đủ thuốc cho nhu cầu điều trị nội trú và ngoại trú và 28 ý kiến cho rằng Khoa Dược chưa cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị chiếm tỷ lệ 37,84%, cần đưa thêm vào danh mục hiện tại những thuốc chuyên khoa sâu điều trị về khớp, loãng xương, thận, viêm gan siêu vi B, nha, tạo máu, ….

                  Bảng 4.1. Thống kê nhân lực Y Dược tại Bệnh viện Nguyễn Trãi
                  Bảng 4.1. Thống kê nhân lực Y Dược tại Bệnh viện Nguyễn Trãi