Hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty TNHH Minh Trí

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ

Cơ cấu tổ chức của công ty

- Giám đốc công ty: Đứng đầu công ty chịu trách nhiệm điều hành hoạt động công ty, giám đốc là người đại diện pháp nhân của đơn vị chịu trách nhiệm trước sở thương mại , nhà nước và pháp luật về quản lý, điều hành hoạt động của công ty trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được quy định ở các văn bản của công ty. - Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công, có nhiệm vụ đầu kì lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đổi mới bộ máy tổ chức quản lý, kiểm tra việc hạch toán của công ty. - Phòng Kinh Doanh XNK: Tham mưu giúp ban giám đốc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tiếp thị xuất nhập khẩu và kinh doanh các mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh , đẩy mạnh sản lượng bán ra tăng doanh thu cho công ty, xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng, xác định giá cả hợp lý, là đầu mối giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, giúp giám đốc công ty thực hiện các hợp đồng mua bán, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty và trước pháp luật.

Đối với một công hoạt động sản xuất và xuất khẩu như Công ty TNHH Minh Trí thì hoạt động của phòng kinh doanh xuất khẩu có thể nói là bộ mặt của công ty,đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết mọi vướng mắc của công ty liên quan đến hoạt động xuất khẩu, là cầu nối trực tiếp giữa công ty với các công ty khác cũng như đối với các cơ quan chức năng liên quan.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ

    Hiện nay một thực tế là công ty chủ yếu tập trung vào gia công làm hàng xuất khẩu cho nước ngoài ,chính vì thế mà khách hàng cung cấp cho chúng ta tất cả mẫu mã ,kiểu dáng nguyên phụ liệu của sản phẩm, công ty chỉ là người bỏ công để lấy lãi,chính vì thế mà lợi nhuận của công ty chưa cao như mong muốn.Như vậy để đảm bảo cho sự phát triển ổn định và lâu dài, công ty cần chú trọng hơn vào công tác thiết kế mẫu mã riêng cho sản phẩm của mình để từ đó có thể chủ động hơn trong sản xuất và xuất khẩu. Còn trong quan hệ với bạn hàng, công ty luôn coi trọng chữ tín và chất lượng sản phẩm lên hàng đầu nên bạn hàng của công ty hâù hết là những khách hàng quen thuộc, có quan hệ lâu dài và ổn định, sẵn sàng giúp đỡ khi công ty gặp rắc rối hay dành cho công ty những ưu đãi đặc biệt trong quan hệ làm ăn.Có thể kể tên một số hãng nước ngoài mà có quan hệ tốt với công ty là:RigginsApparel (ĐàiLoan),Unionbay,Cotton Reel Clothing,Liz Claiborne Inc.(Canada),K.c Active Richform, Vinex(Slovakia),El Corte Inggles,Jose Falady,Gradcza Enterprise. Tuy nhiên cho đến hiện nay, tình hình của công ty cũng như của toàn ngành dệt may Việt Nam là chủ yếu tiến hành gia công cho khách hàng nước ngoài ,do vậy khách hàng tìm đến chúng ta để ký kết hợp đồng là chính chứ không phải chúng ta tìm đến khách hàng.Do vậy mà công ty tỏ ra khá bị động vào khách hàng đặt hàng gia công khi không thể chủ động được về nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.Đây chính là một vấn đề đối với ngành dệt may Việt Nam mà không thể giải quyết một sớm một chiều ngay được.

    Một cán bộ đàm phán cần phải trang bị cho mình kiến thức uyên thâm về chuyên môn, có thể tính giá, để ra yêu cầu kỹ thuật về đơn hàng và có thể kiểm soát luôn cả chất lượng, khi cần có thể ra quyết định thật nhanh chóng và chính xác.Ngoài ra có kiến thức sâu rộng về pháp luật nước mình, các văn bản và nghị định có liên quan đến việc đàm phán ký kết hợp đồng cũng như các thủ tục pháp lý cần thiết khi ký kết hợp đồng , luật pháp quốc tế hay các thông lệ buôn bán có liên quan là điều rất cần thiết.

    MAYTẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

    -Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo bước nhảy vọt về chất lượng,tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. - Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản phẩm may.Tập trung đầu tư, cải thiện hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên thị trường quốc tế. - Nâng cao trình độ công nghệ, đạt mức tiên tiến của khu vực hiện nay, năm 2010 đạt mức tương đương của Hồng Kông và Thái Lan hiện nay.

    Riêng đối với thị trường Mỹ,việc triển khai chiến lược tăng tốc nhằm tăng nhanh năng lực sản xuất là một trong những khâu quan trọng nhất để có đủ số lượng và có thể thoả mãn yêu cầu chất lượng của người tiêu dùng tại thị trường này.Trước mắt triển khai xây dựng hai cụm công nghiệp dệt may(một ở phía Bắc, một ở phía Nam),xây dựng nhà máy liên hợp dệt, nhuộm ở Đà Nẵng, nhà máy kéo sợi ở Phú Bài(Huế), cải tạo các công ty dệt lớn như :Thắng Lợi, Việt Thắng, 8/3.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIÊỤ QUẢ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ

      - Hỗ trợ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, đầu tư các công trình xử lý nước thải, quy hoạch các cụm công nghiệp dệt, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới,hỗ trợ chương trình đào tạo và nghiên cứu ở cácviện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may, xây dựng các cụm công nghiệp dệt may đồng bộ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư lập và hoàn thiện hồ sơ dự án. - Hỗ trợ các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất:sợi, dệt, in,nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt như cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước với mức lãi suất ưu đãi,thời hạn chovay dài (ví dụ như cơ chế hỗ trợ của nhà nước để phát triển ngành dệt may là được 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, thời gian vay 12 năm và được 3 năm ân hạn,50% còn lại được vay theo quy định của Quỹ hỗ trợ phát triển ), được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư, có thể bảo lãnh cho các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, in , nhuộm hoàn tất, nguyên phụ liệu may và cơ khí may mua thiết bị trả chậm ,vay thương mại của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước khi cần thiết. - Có kế hoạch đào tạo lại các cán bộ quản lý các kiến thức chuyên môn về sản xuất hàng dệt may, tổ chức hàng năm các cuộc thi tay nghề giỏi,thuê các chuyên gia trong lĩnh vực dệt may về đào tạo , tổ chức các khoá học ngắn hạn để công nhân có cơ hội nâng cao tay nghề, tiếp thu được những kinh nghiệm sản xuất hiện đại, đạt năng suất trung bình trên thế giới, có khả năng sử dụng tốt các máy móc thiết bị hiện đại , tránh xảy ra những gián đoạn trên đường chuyền, làm ảnh hưởng chung đến kết quả sản xuất.

      - Công ty cần thiết lập mối quan hệ thường xuyên với các văn phòng đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài,tăng cường công tác quảng cao, tiếp thị và trưng bày tại các hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước, thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề trong lĩnh vực dệt may để luôn cập nhật tin tức về nhu cầu, thị hiếu về thời trang luôn biến đổi trên thế giới, thu thập tin tức về các bạn hàng và các đối thủ cạnh tranh của công ty, để từ đó công ty có kế hoạch chủ động thâm nhập thị trường có hiệu quả.