Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu theo yêu cầu quốc tế tại Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa

MỤC LỤC

Kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được

Năm 2008 các loại chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí khác của doanh nghiệp đều giảm so với năm 2007. Hoạt động tài chính của năm 2008 mạnh hơn so với năm 2007 được thể hiện qua hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí tài chính.

Bảng 1.1:  Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005-2008
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005-2008

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng cà phê .1 Luật pháp chính sách

Theo Nghị quyết 420 của Hội đồng cà phê quốc tế (ICO), được thông qua vào tháng 5/2004, các thành viên xuất khẩu phải biểu thị trong khung 17 của tất cả các chứng chỉ xuất xứ (C/O) từ ngày 1/6/2004 các thông tin về chất lượng cà phê xuất khẩu với số lỗi và hàm lượng ẩm (nghĩa là phải tự nguyện ghi lên C/O những thông tin chính về chất lượng cà phê xuất khẩu của mình) cần tổ chức chuyển giao đến nông dân trồng cà phê những yêu cầu kỹ thuật đối với các khâu chăm sóc vườn cây, thu hái, chế biến và tổ chức nông dân cà phê dưới các hình thức nhóm hộ, câu lạc bộ, hợp tác xã dịch vụ để có điều kiện chuyển giao kỹ thuật hiệu quả,. Cà phê Robusta ưa khí hậu nhiệt đới thuần (ánh sáng dồi dào) nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ không dưới 7oC và được trồng ở Miền Nam. Cà phê dễ trồng nhưng phẩm chất không cao. Trong xu hướng thế giới sử dụng những sản phẩm nông nghiệp sạch, Thái Hoà xác định chất lượng cà phê tốt phải bắt đầu ngay từ khâu canh tác, đây là đầu nguồn của cà phê chất lượng cao. Thái Hoà sử dụng phân hữu cơ để phát triển cà phê bền vững. Trồng cây che bóng hợp lý theo hướng đa dạng sinh thái, giữ ẩm, chống bốc hơi nước trong mùa khô, chống xói mòn trong mùa mưa, thực hiện trồng xen cây phủ đất và tủ gốc cho cà phê, mật độ trồng cà phê là 5.000 cây/ha, hạn chế thuốc hóa học trong phòng trừ sâu bệnh mà chủ yếu áp dụng phòng trừ tổng hợp. Để ổn định chất lượng và số lượng nguyên liệu cà phê, Thái Hoà lựa chọn các vùng có điều kiện tốt nhất cho phát triển cà phê Arabica. Cụ thể như:. - Điện Biên thuộc phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn khí hậu có hai mùa là mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng và nhiều mưa. Độ ẩm trung bình, mực nước ngầm không sâu, mạng lưới sông suối phong phú. - Phủ Quỳ, nằm trong vùng cà phê miền Trung, được xem là vùng cà phê truyền thống. Cà phê Phủ Quỳ có thể nói là cái nôi của cà phê Việt Nam. Mặc dù chỉ có độ cao 100 m so với mặt nước biển, khí hậu mùa hè gió mùa, mùa đông có gió lạnh nhưng chất lượng cà phê của Phủ Quỳ đạt mức khá đặc biệt. Phủ Quỳ là vùng cà phê mà Thái Hoà xây dựng nhà máy chế biến ướt đầu tiên. - Vùng Sơn La có hệ thống núi bao quanh các bồn địa, cao nguyên, nơi thích hợp cho cà phê Arabica. Khí hậu Sơn La nóng và nhiều mưa vào mùa hạ, lạnh và khô vào mùa đông. Cây cà phê sinh trưởng tốt, cho sản lượng cao. - Tỉnh Hòa Bình nằm ở cuối vùng Tây Bắc, giáp với vùng duyên hải miền Trung, có nhều vùng bán Sơn địa thích hợp với cà phê Arabica. Đây là vùng đất nâu đỏ trên đá vôi với độ cao 600m trên mực nước biển, khí hậu ôn hòa. Hiện Công ty đã phát triển khoảng 2000 ha cà phê Arabica. - A Lưới là vùng cà phê cực nam của miền địa lý khí hậu phía Bắc, rất phù hợp với cây cà phê Arabica. A Lưới là một thung lũng rộng chạy dọc theo con sông Rào Nái nằm giữa những ngọn núi của dãy Trường Sơn. Về mặt thổ nhưỡng, A Lưới có diện tích khá lớn có thể trồng cà phê Arabica. Khí hậu A Lưới tương đối lạnh về mùa đông, nhiệt độ trung bình khoảng 16oC – 19oC, trên ngưỡng 15oC, khá thuận đối với cây cà phê. Theo hướng bền vững của công ty thì vùng này. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyến Ngọc Huyền. có cây che bóng, bón phân hữu cơ và chế biến ướt cho sản phẩm có chất lượng cao. Hiện nay Công ty đã phát triển 3.000 ha cà phê Arabica tại A Lưới. Nhận thấy một thực tế diễn ra là do mưa đến sớm và mưa nhiều đợt trong năm nay nên cho đến nay, cà phê đã có quả chín. Sau đó lại có một loạt quả xanh to và nhỏ và vẫn đang còn đợt ra hoa. Như vậy, cà phê năm nay ra hoa nhiều đợt không tập trung sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hạt và cà phê chín quá rài rác nên không đủ nhân công để thu hoạch dẫn đến giảm sản lượng vì cùng một lúc có cả quả chín, xanh và non. Trong năm 2008 Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê. Bảng1.2: Các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới Tên nước. Loại cà phê. Tổng lượng cà phê thế giới xuất khẩu. Mặc dù được đánh giá là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới về số lượng xuất khẩu nhưng cà phê chúng ta vẫn bị lép vế về giá so với sản phẩm Đồng Thị Thanh Thuỷ Lớp: QTCL 47 19. cùng loại của các nước khoảng 10%. Nguyên nhân chính của tình trạng này do chất lượng sản phẩm của ta còn thấp hơn sản phẩm các nước rất nhiều. Có thể thấy nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ những diễn biến thất thường của thời tiết, sự thoái hoá của nguồn đất thì tâm lý nóng vội của người nông dân phát triển ồ ạt, bột phát nhằm tăng diện tích trồng và sản lượng cà phê nhưng không đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, phụ thuộc vào tập quán canh tác thu hái. Trước tình trạng giá cả lên xuống thất thường việc thực hiện các hợp đồng với bạn hàng của Thái Hoà gặp nhiều khó khăn. Khi giá cả lên nhiều người nông dân, đại lý gom hàng không bán ra. Khiến cho Thái Hoà thiếu nguyên vật liệu để sản xuất. Chưa kể phần lớn người nông dân không biết bảo quản khiến cho hạt bị ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng hạt. Một số nông dân tranh thủ lúc giá lên bẻ cà phê sớm khiến cho hạt cà phê bị non, chất lượng hạt không đủ kích cỡ tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng hàng bị trả về nhiều. Hiện nay Thái Hoà là nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam, thương hiệu được khách hàng quốc tế đánh giá cao. Sản phẩm cà phê của Thái Hoà có mặt ở thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Đông. Tại Việt Nam. Tại thị trường nội địa sản phẩm cà phê của Thái Hoà còn khiêm tốn là bởi chính sách tập trung xây dựng thương hiệu cà phê nhân trên thị trường quốc tế trong suốt những năm vừa qua. Hiện nay Thái Hoà đang đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường trong nước với đa dạng sản phẩm cà phê tiêu dùng. + Thị trường xuất khẩu cà phê chính của Thái Hoà. Hiện tại, sản phẩm Cà phê của Thái Hoà được tiêu thụ ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ thuộc 4 châu lục. Trong đó, các thị trường chính Mĩ, Nhật và EU chiếm 70% sản lượng và đóng góp 83% kim ngạch xuất khẩu của Thái Hoà. Các thị trường khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông, Châu Phi,… ngày càng. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyến Ngọc Huyền. đóng vai trò quan trọng với sự gia tăng mạnh đơn đặt hàng. Hệ thống khách hàng bao gồm các nhà rang xay lớn và rộng khắp thế giới đã bảo đảm đầu ra ổn định với số lượng lớn. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu. Nguồn: Phòng KD xuất nhập khẩu Trong đó thị trường EU là thị trường chiếm thị phần lớn nhất, chiếm 35%. Đây là thị trường khó tính nhất, có yêu cầu cao về chất lượng. Nhận thấy điểm yếu về chất lượng của cà phê Việt Nam do khâu thu hoạch và chế biến, Thái Hoà tập trung đầu tư đột phá công nghệ ướt, nâng cao hiểu biết kỹ thuật thu hoạch và chế biến cho nông dân. Sự khẳng định thương hiệu của Thái Hoà chính là sự khẳng định của chất lượng cao, kết quả chỉ có được nhờ dựa trên nền tảng năng lực chế biến tốt. Đầu tư cho công nghệ luôn đứng đầu trong danh mục chi phí của Thái Hoà. Quan điểm đầu tư cho công nghệ của Thái Hoà là “đồng bộ, hiện đại, và công suất lớn”. Đầu tư cho công nghệ chiếm tới 75% tổng giá trị tài sản cố định của cả hệ thống. máy móc của Thái Hoà đều xếp loại hiện đại, luôn đi đầu cả nước về ứng dụng công nghệ mới. Các nhà máy của Thái Hoà được trang bị đồng bộ dây truyền chế biến ướt liên hoàn, công suất đủ để đảm bảo xử lý cà phê trong vòng 24h sau khi thu hái. Hiện tại, Thái Hoà có 4 dây truyền chế biến cà phê quả tươi, 4 hệ thống chế biến khô của Braxin, 3 hệ thống chế biến quả tươi và 4 hệ thống chế biến khô sản xuất trong nước, 2 máy bắn màu của Costa Rica và 3 máy của Anh, 6 dây chuyền đóng gói cà phê tinh chế. 1) Nhà máy chế biến cà phê Giáp Bát. - Công nghệ: chế biến cà phê tiêu dùng. - Công nghệ: Chế biến ướt liên hoàn. - Sản phẩm: Cà phê nhân xuất khẩu. 3) Nhà máy chế biến cà phê Liên Ninh.

Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của Công ty
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của Công ty

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA CTCP TẬP ĐOÀN THÁI

Kết quả xuất khẩu và chất lượng cà phê xuất khẩu trong những năm qua

Thể hiện rừ nhất là hai thị trường Isarel và Đan Mạch, vào năm 2006 hai thị trường này đã không nhập cà phê của Công ty trong khi theo thống kê thì hai nước này cũng là một trong những thị trường lớn và nhập khẩu tương đối cà phê của Việt Nam. Năm 2008 cũng thế vấn đề chất lượng cà phê của Việt Nam bị thải loại nhiều đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng xuất khẩu của Thái Hoà song với lợi thế của mình Thái Hoà vẫn giữ nguyên được thị trường và tăng lượng xuất khẩu.

Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu cà phê của Tổng công ty
Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu cà phê của Tổng công ty

Giải pháp mà công ty áp dụng để nâng cao chất lượng cà phê .1 Khâu trồng cà phê

Trong quá trình chăm sóc do không nắm được kỹ thuật bón nhiều phân vô cơ, tưới nước quá yêu cầu, sử dụng nhiều thuốc trừ sâu… đã dẫn đến một số bệnh như vàng lá non, bạc lá già, sâu lá… Hiện tại, nhiều nhà vườn có thói quen sử dụng phối hợp vài loại thuốc trong 1 lần phun. Công ty luôn chú trọng đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng, tìm hiểu, khai thác công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường quốc tế, đa dạng trong nước.

Bảng 2.6: Phân loại chất lượng cà phê nhân
Bảng 2.6: Phân loại chất lượng cà phê nhân