Thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • Điều kiện kinh tế - xã hội 1. Phát triển kinh tế
    • Đánh giá chung 1. Thuận lợi

      Với vị trí nằm liền kề với thành phố Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội, Thanh Oai có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8 với cường độ lớn (chiếm hơn 80%) nên thường gây ra úng lụt cục bộ tại những vị trí ven sông Đáy gây thiệt hại cho mùa màng. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa này thiếu nước nghiêm trọng, cây trồng và vật nuôi bị ảnh hưởng của thời tiết lạnh. Hệ thống thuỷ văn của huyện gồm hai sông lớn là sông Đáy, sông Nhuệ và hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương…. Sông Đáy chạy dọc phía Tây của huyện có chiều dài khoảng 20,5 km với độ rộng trung bình 100 – 125m, hiện tại bề mặt sông đã bị người dân trong vùng thả bè rau muống nên chỉ còn một lạch nhỏ cho thuyền đi qua. Đây là tuyến sông quan trọng có nhiệm vụ phân lũ cho sông Hồng. Sông Nhuệ ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,5 km lấy nước từ sông Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ở ven sông như Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động… và còn là nơi cung cấp nguồn nước cho công trình thuỷ lợi La Khê. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất. Đây là loại đất chủ yếu của huyện phân bố rộng khắp trong khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa – màu, lúa – rau, lúa – cá, và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, bưởi như ở Hồng Dương, Dân Hoà, Tam Hưng….

      + Tỉnh lộ: có 02 tuyến là tỉnh lộ 71 và tỉnh lộ 73 với tổng chiều dài khoảng 15 km, đảm bảo thông thương giữa trung tâm huyện với các xã Tam Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Thanh Thuỳ, Cao Dương, Xuân Dương… Các tuyến tỉnh lộ nói trên đều đã được nâng cấp, cải tạo và trải nhựa, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hoá, đi lại của nhân dân.

      Bảng 4.2 Dân số huyện Thanh Oai tính đến 30/12/2009
      Bảng 4.2 Dân số huyện Thanh Oai tính đến 30/12/2009

      Thực trạng rác thải sinh hoạt thị trấn Kim Bài 1 Nguồn phát sinh rác thải

        Rác thải từ các chợ: thị trấn Kim Bài có 3 thôn và một khu phố, mỗi nơi có 1 chợ để phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân nên lượng rác thải cũng chiếm một tỷ lệ tương đối (13,24%); nhất là ở khu vực bán rau, hoa quả và các hàng ăn uống. Mặt khác khi đi điều tra thực địa, quan sát thấy tại 2 thôn này người dân đun nấu bằng than tổ ong rất phổ biến nên lượng xỉ than thải ra ở hai thôn này là khá caovà nhìn chung thì rác thải tại đây chủ yếu là rác vô cơ (túi nilon, xỉ than, đất cát, rẻ rách….). Việc phân tích số liệu và khảo sát thực địa cho thấy các thôn có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau thì lượng rác thải phát sinh cũng khác nhau kể cả về khối lượng và thành phần các chất nhưng nhìn chung chủ yếu vẫn là các chất hữu cơ.

        Vào những ngày nghỉ cuối tuần hay những ngày lễ hội thì khối lượng rác thỉa phát sinh lại tăng lên, nếu lượng rác này không được thu gom thường xuyên sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

        Hình 4.2.Thành phần RTSH tại thị trấn Kim Bài
        Hình 4.2.Thành phần RTSH tại thị trấn Kim Bài

        Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Kim Bài

          Tốc độ phát thải tuỳ thuộc vào đối tượng hộ gia đình vì mỗi hộ có sức mua, tiêu thụ hàng hoá khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, số nhân khẩu trong hộ gia đình. Theo phản ánh của người dân ở thôn Kim Bài thì người đi thu gom rác thường xuyên không đi thu gom đúng lịch như thôn đã quy định là 3 lần/tuần, có những khi 4 hay 5 ngày mới đi thu gom 1 lần. Họ đi thu gom rác hàng ngày vào buổi sáng sớm kết hợp với quét dọn đường phố khi xe cộ chưa lưu thông qua lại nhiều để trách gây ách tắc giao thông.

          Do có sự quản lý tốt và chế độ đãi ngộ đối với người thu gom rác phù hợp nên thị trấn đã quản lý được tần xuất thu gom cũng như lượng rác thải phát sinh hàng ngày trên địa bàn khu phố.

          Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Kim Bài .1 Khả năng đáp ứng của công tác thu gom

          Bãi rác của thôn Kim Lâm là một ao nhỏ đã không sử dụng, lại ngay gần đường đi và nguồn nước tưới cho nông nghiệp, khi rác ngấm nước bốc mùi rất khó chịu khi đi qua đây, có nguy cơ ô nhiễm không khí và nguồn nước nghiêm trọng. + Tự tiêu hủy: đây vẫn còn là hình thức khá phổ biến của người dân trong thôn, việc tự tiêu hủy diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như đổ tại góc vườn, đổ tại các khu đất trống, đổ ra vên bờ mương… Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 22%. Do ở thôn Kim Lâm mới bắt đầu áp dụng thu gom rác thải vảo tháng 1/2010 nên người dân chưa quen hẳn với việc tập trung rác thải chờ người thu gom đến đem đi mà thường tự tiêu hủy tại nhà như đốt rác trong vườn, đổ ra bờ ao, mương trong làng… gây ô nhiễm, mất mỹ quan thôn xóm.

          Mặt khác thùng cũng nằm cạch mương tưới tiêu nước nên nước chảy sang bên thùng chứa rác rất nhiều làm cho rác một phần bị dìm trong nước phân hủy và bốc mùi gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường nước, môi trường không khí tại đây.

          Bảng 4.8 Lượng người, tần suất và tiền công của người thu gom rác
          Bảng 4.8 Lượng người, tần suất và tiền công của người thu gom rác

          Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt

            + Địa điểm thường xuyên đổ rác: Kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy địa điểm thường xuyên đổ rác của các hộ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của người dân, quy định chung của từng thôn. + Tham gia vào hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường: Đa số người dân được hỏi đều trả lời có tham gia don dẹp vệ sinh xung quanh nhà ở và tổng vệ sinh đường làng, ngừ xúm vào cỏc buổi sỏng thứ 7 hàng tuần. Theo kết quả điều tra người dân về chất lượng của hoạt động thu gom rác thải tại thôn mình thì có 40% số người được hỏi cho là tốt, 20% cho là bình thường, 33% cho là chưa tốt, 7% có ý kiến khác.

            Một phần nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của người thu gom còn chưa tốt, chỉ thu gom rác của các hộ gia đình để ở túi nilon, xô hoặc bao tải, không quét dọn đường làng, ngừ xúm và rỏc rơi vói….

            Dự báo lượng rác thải phát sinh của thị trấn đến năm 1015

            Dựa vào dân số dự báo và tình hình tăng trưởng kinh tế của thị trấn, ta có thể ước tính giả sử trung bình mỗi năm lượng rác thải phát sinh sẽ tăng 0,05 kg/người/ngày. Cùng với sự phát triển ngày càng tăng của kinh tế, mức sống tăng cao và sự đa dạng về các ngành nghề dịch vụ… thì thành phần và tính chất của rác thải sinh hoạt cũng sẽ thay đổi. Như vậy chắc chắn sẽ gây áp lực về diện tích bãi đổ thải, áp lực đến cảnh quan và môi trường.

            Vì vậy thị trấn cần có những biện pháp về quản lý và xử lý thích hợp để có thể kiểm soát được lượng rác thải phát sinh hàng ngày và giữ gìn được môi trường sống trong lành.

            Bảng 4.10 Dự báo lượng rác thải phát sinh của thị trấn Kim Bài đến  năm 2015
            Bảng 4.10 Dự báo lượng rác thải phát sinh của thị trấn Kim Bài đến năm 2015

            Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài

              Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng, ta có thể áp dụng nhiều công cụ khác nhau như: công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, giáo dục cộng đồng…nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn thị trấn. Đối tượng mà công tác tuyên truyền giáo dục nên hướng đến là: trẻ em và thanh thiếu niên; những người làm chủ doanh nghiệp, cửa hàng, trung tâm thương mại.; hành chính công cộng… và tất cả các tầng lớp nhân dân trong thị trấn. Đối với vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng thì nâng cao nhận thức cũng như ý thức của người dân việc làm rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của vấn đề bảo vệ môi trường sống bởi để có được môi trường trong sạch thì không chỉ là sự cố gắng của một vài người mà cần có sự quan tâm của toàn xã hội thì mới có thể thực hiện được.

              Theo xu thế phát triển kinh tế như hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều, đó là sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp.