MỤC LỤC
Chính vì vậy việc nâng cao khả năng cạnh tranh từ đó nâng cao thị phần cho doanh nghiệp là một mục tiêu vô cùng quan trọng và cần phải được cân nhắc, lên kế hoạch kỹ lưỡng và có hiệu quả. Khi sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, cũng có nghĩa trên thị trường sản phẩm của doanh nghiệp sẽ chiếm ưu thế, được ưa chuộng và bán được với số lượng nhiều hơn những sản phẩm khác cùng loại.
Chất lượng và mẫu mã của sản phẩm tốt,công nghệ sản phẩm hiện đại, giá cạnh tranh, chiến dịch hậu mãi hấp dẫn điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp một sức cạnh tranh lớn thị trường, và là căn cứ để doanh nghiệp mở rộng thị phần trong cả hiện tại và tương lai. Chính bởi vậy việc phát triển, bồi dưỡng năng lực cơ bản cho doanh nghiệp là một việc hết sức quan trọng và cần thiết, không những nó giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường cả trong hiện tại và tương lai.
Đây là đội ngũ lao động trực tiếp, tạo nên sức mạnh cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệp trên các khía cạnh như chất lượng sản phẩm, giá sản phẩm và tiến độ thi công công việc Người phụ trách đơn vị phải có trình độ quản lý ( tổ chức điều phối lao động và thiết bị hợp lý, tránh lãng phí nhằm hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận nhưng phải đảm bảo chất lượng ), am hiểu sâu về công việc mà đơn vị đang thực hiện, biết chăm lo quyền lợi người lao động. Sự linh hoạt của doanh nghiệp trên thị trường được biểu hiện thông qua sự linh hoạt của giá cả, sự đáp ứng yêu cầu về mẫu mã, tính năng sản phẩm đối với khách hàng, sự linh hoạt trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất… Một doanh nghiệp linh hoạt trong kinh doanh, có khả năng thích ứng nhanh với những nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ có khả năng chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thế của mình trong lòng khách hàng.
Từ đó phát huy được sức mạnh tối đa của doanh nghiệp để phát triển đi lên.
Khởi đầu chỉ là một Công ty nhỏ chuyên về xây dựng thủy điện, đến nay Tổng Công ty Sông Đà đã phát triển với trên 60 đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong rất nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau: Xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông; Kinh doanh điện thương phẩm; Sản xuất vật liệu xây dựng; Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, tư vấn xây dựng; Xuất nhập khẩu lao động và vật tư, thiết bị công nghệ cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Cùng với sự phát triển của Tổng Công ty Sông Đà, Công ty CP Sông Đà 11 đã trải qua hơn 40 năm xây dựng phát triển, qua nhiều lần đổi tên, bổ sung nhiệm vụ, tách nhập, công ty đã lớn mạnh về quy mô và tổ chức, chức năng nhiệm vụ cơ cấu ngành nghề. Từ một đơn vị làm công tác xây lắp điện nước và phục vụ điện nước tại các công trình thủy điện do Tổng Công ty giao, đến nay công ty đã phát triển lớn mạnh, theo mô hình đa thương mại, góp phần tham gia vào nhiều dự án, công trình trọng điểm của Quốc gia.
Những đơn vị trên, với truyền thống kinh nghiệm thế mạnh về trang bị kỹ thuật và khả năng tài chính; cùng các cơ chế hoạt động linh hoạt, mềm dẻo, là những lực lượng chủ yếu tham gia có hiệu quả các công trình phát triển lưới điện; đồng thời họ cũng là những đối thủ cạnh tranh quyết liệt trên lĩnh vực xây lắp đối với Công ty Cổ phần Sông Đà 11. Nhiều doanh nghiệp xây lắp có khả năng đầu tư trọn gói, chìa khoá trao tay nhiều công trình có giá trị lớn, có độ phức tạp cao về công nghệ; nhiều doanh nghiệp đã thi công thành công và hiệu quả các công trình điện tầm cỡ quốc gia và khu vực: Hệ thống trạm biến áp, đường dây tải điện 500kV Bắc Nam, các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thủy điện, nhà máy tuốc bin khí,. Nhìn chung trong năm 2007, công ty đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu tiến độ tại các công trình trọng điểm của Tổng công ty cũng như các công trình đấu thầu theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư như: thi công xây lắp và phục vu điện nước tại Thuỷ điện Sơn La, Nậm Chiến, Bản Vẽ, Sê San 4, Xê Ka mản 3, Xê Ka mản 4, đường ống nước Long Thành- Đồng Nai, hệ thống cấp nước khu công nghiệp Tiên Sơn, đường ống nước D300 Nhà máy điện Nhơn Trạch, Đường dây 220KV Nhơn Thuỷ- Hà Giang, đường dây 500KV Quảng Ninh- Thường Tín.vv.
Một số dự án đầu tư tài chính kế hoạch đề ra trong năm nhưng không thực hiện được do việc tiến hành các thủ tục thành lập các công ty cổ phần này có nhiều vướng mắc, hoặc kế hoạch góp vốn bị điều chỉnh chậm lại so với kế hoạch đề ra. − Hệ thống quản lý từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc cần phải được củng cố, bổ sung, cán bộ làm công tác QLKT thiếu kinh nghiệm quản lý cũng như kiến thức thực tế, đặc biệt ở các đơn vị trực thuộc. − Một số hợp đồng mua bán vật tư tại một số đơn vị trực thuộc thiếu chặt chẽ không đảm bảo các điều kiện thực hiện hợp đồng, các hợp đồng chưa thực hiện đúng theo phân cấp của Công ty.
Với sự tăng trưởng GDP năm 2006 của nước ta là hơn 8%, chỉ đứng sau Trung Quốc ở khu vực Châu Á và ổn định trong nhiều năm cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta là ổn định và tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền với công nghiệp Điện lực trong thời kỳ công nghiệp hoá. - Về lưới truyền tải: Phát triển lưới truyền tải 220kV-500kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng trong lưới truyền tải, bảo đảm huy động thuận lợi các nguồn điện trong hai chế độ vận hành khác biệt: mùa khô, mùa nước; phát triển mạng lưới 110kV thành mạng lưới điện khu vực và cung cấp trực tiếp cho phụ tải. - Đặc biệt việc phát triển lưới điện cung cấp cho Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố, các khu đô thị, các khu vực kinh tế trong cả nước; đặc biệt các tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương,.
Nếu Công ty chiếm lĩnh được thị trường cung cấp các tủ bảng điện cho các công trình sẽ tạo điều kiện để Công ty có khả năng chủ động hoàn thành các công trình được giao theo yêu cầu tiến độ, hạ giá thành công trình; đồng thời đây cũng sẽ là một hướng kinh doanh rất hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, giải quyết một số lượng lớn lao động. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm sẽ giúp cho Công ty tăng được doanh thu, đi vào khu vực có tỷ suất lợi nhuận cao, hỗ trợ cho khu vực xây lắp là khu vực ngày càng có xu thế giảm bớt lợi nhuận; đồng thời với các mặt hàng sản xuất thiết bị điện, uy tín và vị thế của Công ty ngày càng được khẳng định vững chắc trên thị trường xây lắp rộng lớn. Chiến lược SO3: Liên doanh liên kết với các nhà cung cấp, các bạn hàng khác trong ngành xây lắp để tạo thành một liên danh có đầy đủ năng lực, phát huy tối đa khả năng cũng như khắc phục những hạn chế trên một số mặt của các thành phần liên danh, đủ sức đảm nhận những công trình lớn, phức tạp hoặc những công trình theo phương thức chìa khoá trao tay với các yêu cầu đặc biệt.
- Hàng năm, tổ chức tuyển chọn và hỗ trợ kinh phí thích đáng để cử cán bộ, công nhân viên có thành tích, triển vọng phát triển tốt và nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty trong những lĩnh vực chuyên ngành đi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề tại các trường chuyên ngành. - Qua quá trình thực hiện dự án, theo định kỳ, hoặc đột suất phản ánh, đề xuất, kiến nghị với Chủ đầu tư, Đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế giải quyết cụ thể, kịp thời các vấn đề, từng việc còn tồn tại hoặc cần phải giải quyết- thông qua các cuộc họp tại hiện trường hoặc bằng công văn đề nghị. Công ty cần củng cố và xây dựng lại hệ thống tiếp thị từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc để nghiên cứu thu thập thông tin và xử lý thông tin nhanh nhạy về thị trường đưa ra quyết định kịp thời trong lĩnh vực đầu tư, nhận thầu xây lắp và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Công ty phải xây dựng và hoàn thiện thương hiệu của công ty về các lĩnh vực truyền thống như xây lắp điện nước, công tác hiệu chỉnh các nhà máy thuỷ điện và các sản phẩm sản xuất công nghiệp không ngừng nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường. - Những điều kiện để xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa được hình thành đầy đủ và đồng bộ; việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mô chưa ổn định và chưa đáp ứng kịp thời sự chuyển biến của nền kinh tế. Các quy định về đấu thầu trong xây dựng luôn luôn thay đổi và còn nhiều kẽ hở cho các tiêu cực xảy ra ( giảm giá để trúng thầu do không áp dụng giá sàn; hầu hết không lành mạnh giữa các nhà thầu để trúng thầu, và bỏ thầu giá cao,..).