Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân đạm đến năng suất giống ngô lai DK 888 tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

MỤC LỤC

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp xử lý số liệu

- Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai, sử dụng chương trình IRRISTAT.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân đạm đến sự sinh trưởng và phát triển của giống ngô DK - 888

Qua bảng 4.1 ta thấy thời gian từ gieo đến tung phấn của các công thức thí nghiệm dao động từ 53 - 57 ngày, công thức bón đạm cao nhất N5 có thời gian gieo đến tung phấn dài nhất (57 ngày). Các công thức thí nghiệm mật độ và mức bón phân đạm có ảnh hưởng tương đối lớn đến thời gian chín hoàn toàn, có sự chênh lệch 7 ngày ở mật độ thưa và 5 ngày ở mật độ dày. So sánh: Trên cùng mật độ và liều lượng bón phân đạm trên hai nền đất khác nhau, thời gian từ gieo đến tung phấn của các công thức thí nghiệm cũng khác nhau và dao động từ (53 - 59) ngày, công thức bón phân đạm lớn nhất và mật độ thưa trên nền đất đen có thời gian gieo đến tung phấn dài nhất (59 ngày), các công thức có bón phân còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn tương đương nhau ở trên cùng một nền đất nhưng có sự khác nhau ở trên hai nền đất khác nhau (53 - 57 ngày trên nền đất đỏ và 55 - 59 ngày trên nền đất đen).

Các mật độ và liều lượng đạm khác nhau trên cùng một nền đất có thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức thí nhiệm không khác nhau biến động 3 ngày, nhưng có sự biến động tương đối rừ ở hai nền đất khỏc nhau biến động 57 - 63 ngày. Không bón phân đạm và mật độ thưa cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô chậm lại kéo dài thời gian sinh trưởng, kéo dài khoảng cách từ tung phấn đến phun râu ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh của cây ngụ làm giảm năng suất kinh tế thể hiện rừ nhất trờn nền đất đen.

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng số lá ngô DK - 888

Việc bón phân đạm không đầy đủ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của cây, đặc biệt công thức không bón phân đạm và mật độ thưa (M1N1) tốc độ sinh trưởng chậm. Như vậy các yếu tố mật độ và liều lượng phân bón đạm có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cõy ở cỏc giai đoạn sinh trưởng, thể hiện rừ nhất ở công thức M2N5 và liều lượng: 180 N/ha, mật độ 70 cm x 20 cm trên nền đất đỏ Bazan. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây theo thời gian ở các công thức mật độ và liều lượng phân đạm khác nhau thì các giai đoạn tốc độ sinh trưởng cũng khác nhau.

Tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm có sự khác biệt ngay từ tuần theo dừi đầu tiờn (bảng 4.5), cỏc tuần theo dừi tiếp theo thỡ mức độ khỏc biệt này giảm xuống điều đó chứng tỏ việc bón phân đầy đủ giúp cây sinh trưởng tốt, tốc độ ra lá nhanh và sớm hoàn thành số lá trên cây, còn các công thức không bón hoặc bón không đầy đủ thì cây sinh trưởng chậm hoàn thành số lá trờn cõy muộn hơn và tốc độ ra lỏ ở cỏc tuần theo dừi cuối cao hơn. Liều lượng bón cao thì tốc độ ra lá nhanh hơn, cây sớm hoàn thành số lá trên cây, với liều lượng cao tốc độ ra lá của các công thức là tương đương nhau qua các lần quan trắc.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến tốc độ ra lá của  giống ngô DK - 888 trên đất đỏ Bazan
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến tốc độ ra lá của giống ngô DK - 888 trên đất đỏ Bazan

Ảnh hưởng của mật độ và các liều lưọng đạm đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI)

Từ kết quả ở bảng 4.7 cho thấy diện tích lá và chỉ số diện tích lá ở các công thức thí nghiệm có sự khác biệt qua từng giai đoạn trên nền đất đỏ bazan. Giai đoạn này tốc độ tăng trưởng diện tích lá ở các công thức thí nghiệm dao động từ 0,07 - 0,14 m2, diện tích lá lớn nhất ở công thức M1N5 ở chỉ tiêu diện tích lá có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm. Giai đoạn này quá trình tăng trưởng diện tích lá và chỉ số diện tích lá ở các công thức thí nghiệm dao động từ 0,03 - 0,07 m2, diện tích lá lớn nhất ở công thức M2N5 và nhỏ nhất ở công thức không bón đam mật độ thưa, chỉ số diện tích lá lớn nhất thuộc về công thức M2N5và thấp nhất thuộc về công thức không bón phân N1.

Các công thức thí nghiệm mật độ và liều lượng bón phân đạm khác nhau thì tốc độ tăng trưởng diện tớch lỏ và chỉ số diện tớch lỏ cũng khỏc nhau rừ rệt. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các công thức thí nghiệm tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và số lá trên cây với liều lượng bón phân đạm đầy đủ thể hiện trên cả hai nền đất.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến diện tích lá và  chỉ số diện tích lá của giống ngô DK - 888 trên đất đỏ Bazan
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống ngô DK - 888 trên đất đỏ Bazan

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm khác nhau đến đặc điểm hình thái cây của giống ngô DK - 888

Về chỉ tiêu chiều cao cây trên các công thức ở hai mật độ khác biệt nhất so với các công thức khác là công thức không bón đạm ở cả hai mức mật độ cao nhất ở mật độ dày và đầy đủ đạm và thấp nhất ở công thức mật độ thưa và không bón đạm. Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy: Chiều cao đóng bắp tỷ lệ thuận với chiều cao cuối cựng của giống, kết quả theo dừi của chỳng tụi với giống DK - 888 cũng phù hợp với kết luận trên đây. Trên hai mật độ và các công thức bón phân khác biệt nhất là công thức không bón đạm các công thức khác có sai khác nhưng khụng rừ ràng.

Tóm lại: Qua bảng 4.9 và 4.10 và được thể hiện trên hai biểu đồ mức độ đạm trên hai nền đất có ảnh hưởng tới chiều cao cuối cùng nhưng không khác biệt nhiều lắm ở chiều cao đóng bắp. Điều đó chứng tỏ giống ngô DK - 888 có khả năng chống đổ tốt, độ đồng đều về chiều cao đóng bắp khá và có khả năng cơ giới hoá khi thu hoạch.

Hình 4.5. Ảnh hưởng mật độ và liều lượng đạm đến chiều cao cây trên  nền đất đỏ bazan
Hình 4.5. Ảnh hưởng mật độ và liều lượng đạm đến chiều cao cây trên nền đất đỏ bazan

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến khả năng chống đổ và sâu bệnh của giống ngô DK - 888

Kết quả bảng 4.11 và bảng 4.12 cho thấy giữa hai mật độ và liều lượng phân đạm tác động đến đường kính gốc và chiều dài lóng biến động không đáng kể cho cả hai nền đất. Mặt khác, các công thức bón phân khác nhau đường kính gốc và chiều dài lóng cũng khác nhau điều này chứng tỏ phân đạm và các mức bón phân có ảnh hưởng tới đường kính gốc và chiều dài lóng trên cây ngô. - Xét về khả năng chống chịu sâu bệnh: Với điều kiện thời tiết vụ Hè Thu năm 2007 tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây ngô nên có khả năng kháng sâu bệnh tốt.

Qua kết quả phân tích ở bảng 4.13 và bảng 4.14 cho thấy việc bón lượng phân đạm tăng và gieo ở mật độ dày thì sâu đục thân gây hại với tỷ lệ cao hơn. Ngoài ra mức bón phân đạm cũng ảnh hưởng tới khả năng chống chịu và mức độ nhiễm sâu bệnh của cây ngô, mức bón càng cao thì sâu bệnh càng nhiều điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây về sâu bệnh hại cây trồng.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến khả năng chống  chịu của giống ngô DK - 888 trên đất đỏ Bazan
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến khả năng chống chịu của giống ngô DK - 888 trên đất đỏ Bazan

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô DK - 888

- Đường kính bắp (cm): Cùng với chiều dài bắp, đường kính bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất hạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các công thức có bón phân đạm đều có đường kính bắp lớn hơn không bón đạm, giữa các công thức mật độ và liều lượng bón phân đạm khác nhau không có sự chênh lệch lớn về đường kính bắp. - Khối lượng 1000 hạt (gram): Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì khối lượng 1000 hạt là yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất thực thu của từng công thức thí nghiệm.

Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô DK - 888 trên đất đen lẫn sỏi đá. Tóm lại: Mức bón đạm cao nhất các yếu tố cấu thành năng suất có chỉ số cao và tăng dần theo cỏc mức bún phõn đạm.

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến năng suất của giống ngô DK - 888

Đối với năng suất lý thuyết trên nền đất đỏ bazan ở mật độ thưa và các mức bón phân đạm công thức M1N1 khác biệt với M1N3 và M1N4, M1N2 khỏc biệt khụng rừ ràng với M1N1, M1N3 khỏc biệt khụng rừ ràng với M1N5. Đối với năng suất lý thuyết trên nền đất đen mỗi mức có sự khỏc nhau và khỏc biệt khụng rừ ràng ở mức M1N3 so với M1N2 và M1N4 khác biệt nhất là công thức không bón đạm và bón đạm cao nhất ở hai công thức thí nghiệm mật độ. Năng suất thực thu là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và quan trọng nhất để đánh giá một giống và đánh giá hiệu quả của phân bón, các biện pháp kỹ thuật trồng trọt.

Sự chênh lệch năng suất thực thu giữa các công thức thí nghiệm mật độ và liều lượng bún phõn đạm, khụng bún đạm thể hiện rất rừ. Trên cơ sở xử lý kết quả theo phương pháp thống kê cho thấy, năng suất cao nhất thuộc về công thức M2N4 (76,8 tạ/ha ở nền đất đỏ, 73,2 tạ/ha nền đất đen) các công thức còn lại đều có vượt so với mật độ thưa và không bón đạm, qua đó cho thấy rằng vai trò quan trọng của mật độ và liều lượng phân bón đạm trong việc tăng năng suất ngô DK - 888 trên đất đỏ bazan và đất đen có lẫn đá sỏi bề mặt.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến năng suất   của giống ngô DK - 888 trên đất đen lẫn sỏi đá
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến năng suất của giống ngô DK - 888 trên đất đen lẫn sỏi đá