Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân quỹ quốc gia tại Kho bạc nhà nước

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NGÂN QUĨ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Cụ thể: Kho bạc Nhà nước Trung ương mở 4 tài khoản tiền gửi (02 tài khoản tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, 01 tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương và 01 tài khoản tại Ngân hàng Công thương Trung ương); Kho bạc Nhà nước tỉnh mở 01 tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh trên cùng địa bàn (một số đơn vị Kho bạc Nhà nước tỉnh còn mở thêm tài khoản tại các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước tỉnh); Kho bạc Nhà nước huyện mở 01 tài khoản tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước trên cùng địa bàn. Chi xây dựng cơ bản bằng tiền mặt bao gồm chi giải phóng mặt bằng trực tiếp cho dân, chi mua sắm một số vật tư do nhân dân khai thác và cung ứng được chính quyền địa phương và chủ đầu tư chấp thuận; chi xây dựng các công trình do dân tự làm của xã, chi cho Ban quản lý công trình,… Trường hợp nhà thầu có mở tài khoản tiền gửi tại KBNN theo quy định của cấp có thẩm quyền, đơn vị được thanh toán bằng tiền mặt đối với các khoản chi lương, mua sắm vật tư và một số khoản chi nhỏ khác có giá trị dưới 5 triệu đồng đối với một khoản chi. Kho bạc nhà nước đã trình Bộ ban hành Thông tư số 33/2006/TT-BTC hướng dẫn quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống KBNN, trong đó quy định rừ một số nội dung như: cỏc khoản chi được phộp chi bằng tiền mặt gồm chi thanh toán cá nhân, chi xây dựng cơ bản bằng tiền mặt; chi trả nợ dân, chi mua lương thực dự trữ của dân; cho một số nhiệm vụm cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ công can và Ban Cơ yếu Chính phủ; các khoản chi nhỏ lẻ có giá trị không vượt quá 5 triệu đồng; quy định định mức tồn quĩ tiền mặt tại các đơn vị KBNN, đăng ký rút tiền mặt với KBNN; trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức trong việc thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN,….

Từ 3/5/2006, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã triển khai hình thức thanh toán điện tử (bản chất là thanh toán liên kho bạc thông qua việc thực hiện các khoản thu hộ, chi hộ giữa các đơn vị Kho bạc Nhà nước theo phương thức chuyển lệnh thanh toán qua mạng máy tính) để thực hiện chuyển lệnh thanh toán (thông tin thanh toán từ Kho bạc A - kho bạc đi tới Kho bạc B - kho bạc đến); đối chiếu truyền tin giữa trung tâm với các Kho bạc A, Kho bạc B; thực hiện tra soát để xác nhận lệnh chuyển có có giá trị cao hoặc hỏi thêm thông tin. Cụ thể, hiện nay Kho bạc Nhà nước Trung ương mở 4 tài khoản tiền gửi (02 tài khoản tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, 01 tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương và 01 tài khoản tại Ngân hàng Công thương Trung ương); Kho bạc Nhà nước tỉnh mở 01 tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh trên cùng địa bàn (một số đơn vị Kho bạc Nhà nước tỉnh còn mở thêm tài khoản tại các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước tỉnh); Kho bạc Nhà nước huyện mở 01 tài khoản tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước trên cùng địa bàn. Mặc dù, quản lý điều hòa ngân quĩ có sự thống nhất, tập trung toàn ngành đã giảm thiểu được chi phí quản lý ngân quĩ nhưng Kho bạc Nhà nước vẫn phải bỏ ra một khoản kinh phí đáng kể để thực hiện điều chuyển ngân quĩ như phí thanh toán, kiểm đếm, vận chuyển ngân quĩ bằng tiền mặt,… Bên cạnh đó, với quy định ngân quĩ Kho bạc Nhà nước chỉ được điều chuyển theo 2 cấp: giữa Kho bạc Nhà nước với Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố; giữa Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố với các Kho bạc Nhà nước quận, huyện trực thuộc (sở dĩ có quy định như vậy là để phù hợp với sự phân cấp đối chiếu số liệu thanh toán liên kho bạc: liên kho bạc nội tỉnh và liên kho bạc ngoại. tỉnh; khả năng theo dừi, đối chiếu số ngõn quĩ điều chuyển giữa cỏc đơn vị Kho bạc Nhà nước còn hạn chế), nên ngân quĩ bị điều chuyển vòng vèo (ngân quĩ phải được điều chuyển từ Kho bạc Nhà nước nơi thừa về trung ương, sau đó mới được chuyển xuống cho Kho bạc Nhà nước nơi thiếu).

Vốn ngân quĩ KBNN bao gồm quĩ tiền mặt tại đơn vị và tiền gửi KBNN tại ngân hàng, được hình thành từ nguồn thu NSNN, vay nợ, tiền gửi của khách hàng giao dịch,… trong quá trình thuu, chi như một định chế tài chính trung gian, bao giờ tại KBNN cũn tồn một lượng ngân quĩ nhất định, kBNN phải sử dụng ngân quĩ này như thế nào để đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của KBNN bao gồm: chi NSNN, nợ đến hạn phải trả, nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng giao dịch và các khoản chi trả khác,….

Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu các luồng tiền vào, ra KBNN giai đoạn năm 2003-2007
Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu các luồng tiền vào, ra KBNN giai đoạn năm 2003-2007

QUẢN LÝ NGÂN QUĨ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Một là, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho công tác quản lý ngân quĩ, xác định rừ cơ chế, trỏch nhiệm, quyền hạn của Bộ Tài chớnh và cỏc cơ quan cú liên quan trong việc quản lý ngân quĩ, quản lý tài khoản Kho bạc Nhà nước, dự báo luồng tiền, đầu tư ngân quĩ,… nhằm đáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản trong công tác quản lý ngân quĩ Kho bạc Nhà nước là an toàn và hiệu quả. Năm là, gắn quản lý ngân quĩ với quản lý nợ Chính phủ thông qua việc sử dụng ngân quĩ để mua lại trái phiếu Chính phủ tại thị trường thứ cấp nhằm tái cơ cấu nợ và giảm chi phí vay nợ của Chính phủ; đồng thời, hình thành cơ quan quản lý ngân quĩ và quản lý nợ trái phiếu Chính phủ theo hướng phân định rừ 3 chức năng cơ bản: (1) xõy dựng cỏc kế hoạch huy động vốn ngắn hạn và trung hạn, tổ chức huy động vốn trên thị trường, thực hiện quản lý ngân quĩ và luồng tiền, đầu tư từ ngân quĩ; (2) triển khai các thủ tục kiểm soát, phân tích, báo cáo các rủi ro trái phiếu Chính phủ; (3) thực hiện thanh toán, hạch toán, cung cấp thông tin, báo cáo liên quan đến công tác quản lý nợ trái phiếu Chính phủ và quản lý ngân quĩ. Vì vậy, khi triển khai cần phải quan tâm đến một số vấn đề như: đánh giá hiện trạng đội ngũ cán bộ kho quĩ để có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bố trí sắp xếp lại cho phù hợp; việc triển khai cần phải tiến hành dần từng bước, sau mỗi bước phải có đánh giá, rút kinh nghiệm để làm cơ sở, tiền đề cho các bước triển khai tiếp theo; lựa chọn phương án thực hiện quy trình chi thích hợp với điều kiện từng đơn vị Kho bạc Nhà nước,….

Kho bạc Nhà nước sẽ xây dựng trung tâm thanh toán tập trung và thực hiện chức năng thanh toán của Kho bạc Nhà nước thay thế cho thanh toán liên kho bạc hiện nay; các đơn vị Kho bạc Nhà nước (bao gồm Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố; các Kho bạc Nhà nước quận, huyện) đều mở tài khoản và thực hiện thanh toán qua trung tâm thanh. Về mô hình tổ chức, Trung tâm thanh toán hoặc đứng độc lập hoặc trực thuộc Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước, song theo mô hình chung của các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam thì trung tâm thanh toán trực thuộc Sở Giao dịch của các đơn vị này. Trung tâm này có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để thực hiện các thanh toán bên ngoài hệ thống Kho bạc Nhà nước. Trong giai đoạn đầu, tất cả các giao dịch thanh toán phát sinh trong nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước đều sẽ được thực hiện qua trung tâm thanh toán này. Cụ thể: Khi chuyển tiền từ Kho bạc Nhà nước A đến Kho bạc Nhà nước B, thì Kho bạc Nhà nước A ghi nợ tài khoản tiền gửi tại trung tâm đối ứng với tài khoản thanh toán trung gian; tại trung tâm khi nhận được lệnh sẽ ghi nợ tài khoản Kho bạc Nhà nước A và ghi có tài khoản Kho bạc Nhà nước B; tại Kho bạc Nhà nước B khi nhận được lệnh sẽ ghi có tài khoản tiền gửi tại trung tâm đối ứng với tài khoản thanh toán trung gian); đối với các giao dịch với hệ thống bên ngoài, vẫn thực hiện thanh toán qua các tài khoản tiền gửi như hiện nay. - Xây dựng hạ tầng truyền thông đủ mạnh để triển khai TABMIS, đảm bảo khả năng kết nối với hệ thống thông tin khác của các cơ quan Thuế, Hải quan và đặc biệt là hệ thống thanh toán của ngân hàng; đồng thời, cũng phải đảm bảo cho mỗi Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố là một trung tâm xử lý thông tin và quản lý dữ liệu hoàn chỉnh của tỉnh, thành phố; tại Kho bạc Nhà nước sẽ là nơi xử lý thông tin và quản lý dữ liệu tập trung của toàn hệ thống.