MỤC LỤC
- Tỷ giá phi mậu dịch: Tỷ giá này được áp dụng trong thanh toán phi mậu dịch giữa Việt Nam và các nước XHCN như việc thanh toán trong ngoại giao, học tập của sinh viên, tính lương cho các chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam …Tỷ giá này được tính toán dựa trên sức mua đối nội của đồng tiền VND với sức mua đối nội của đồng tiền các nước XHCN khác. Do Nhà nước thực hiện chính sách độc quyền về quản lý ngoại hối, toàn bộ số thu ngoại tệ qua hoạt động xuất khẩu cũng như các nguồn thu khác đều phải kết hối 100% vào quỹ ngoại tệ chung của Nhà nước.
Trong thời kỳ này, chính sách tỷ giá và hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN đã có nhiều đổi mới, góp phần ổn định thị trường tiền tệ nước nhà. Sự ổn định của tỷ giá hối đoái đã tạo điều kiện cân đối lợi ích giữa xuất khẩu và nhập khẩu, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu của đất nước. Hơn nữa, việc duy trì tỷ giá tương đối ổn định trong thời gian khá dài đã góp phần củng cố sức mua đối nội của VND, kiềm chế lạm phát, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tại thị trường nội địa hàng hoá của các nhà sản xuất trong nước bị cạnh tranh gay gắt bởi một lượng lớn hàng nhập khẩu từ bên ngoài vào nên càng khó thâm nhập và đứng vững trên thị trường quốc tế. Thực trạng này đòi hỏi chính phủ phải linh hoạt hơn nữa trong điều hành tỷ giá để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Mặc dù tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại ngày càng tăng, nhưng điều này là do nhiều nguyên nhân và không thể đổ lỗi cho riêng TGHĐ.
Chính vì những đặc điểm đó mà có thể nhận định rằng chính sách tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 1993 - 1996 của Việt nam nhìn chung là hợp lý - thể hiện những nỗ lực của chính phủ và NHNN trong việc cải cách và hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giỏ. Có như vậy chúng ta mới có thể đi lên với những bước tiến vững chắc trên tiến trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Những kết quả đó đã minh chứng cho tính hợp lý của chính sách kinh tế vĩ mô, mà trong đó có cả chính sách tỷ giá hối đoái. Chính phủ tiến hành phá giá VND để thúc đẩy xuất khẩu ngăn chặn xu hướng lên giá của VND thì sẽ rơi vào tình thế “lợi bất cập hại”. Nền kinh tế của ta mới được chuyển đổi và đạt được những thành tựu bước đầu nên mục tiêu “ổn định kinh tế vĩ mô“ là quan trọng nhất.
Trong hoàn cảnh kinh tế nước ta lúc đó nếu như Chính phủ tuyên bố phá giá VND thì chắc chắn những bất ổn sẽ xuất hiện. Song cũng phải thừa nhận rằng chớnh sỏch này vẫn chưa thực sự rừ ràng, việc đánh giá VND vẫn chưa phản ánh đúng sức mua của đồng nội tệ. Tuy hệ thống ngân hàng đã có những bước cải tổ khá mạnh mẽ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á năm 1997, nhưng tình trạng nợ quá hạn tại các NHTM vẫn là một điều đáng lo ngại.
Không chỉ có vậy, hàng xuất khẩu của Việt nam liên tục chịu sức ép về giá trên thị trường quốc tế. Diễn biến tình hình đòi hỏi chính phủ phải có những quyết sách kịp thời để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực và nguy cơ suy thoái toàn cầu, duy trì tốc độ tăng trưởng như mục tiêu đã đề ra.
Ngày 25/2/1999 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 46 về việc “công bố tỷ giá hối đoái của VND với các ngoại tệ” và quyết định 65 về việc “quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ”. Theo hệ thống này thì thay vì thông báo tỷ giá chính thức (USD/ VND) với biên độ dao động 7%, NHNN thông báo tỷ giá liên ngân hàng trung bình của ngày hôm trước và các giao dịch ngoại hối được phép giao động trong biên độ 0,1%. Trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng ấn định các mức lãi suất huy động phù hợp với cung cầu vốn tín dụng đồng thời xoá bỏ quy định chênh lệch lãi suất huy động bình quân 0,35%/ tháng như năm 1996, 1997.
Nhưng đến đầu năm 1998, tỷ giá này hạ dần do lượng kiều hối khá lớn vào Việt Nam và ở mức trung bình 12.000 USD/ VND trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tuy nhiên mức chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức vẫn còn khá lớn. Có năm nhân tố cơ bản quyết định tỷ giá giữa hai đồng tiền là: tương qua về tiềm năng tăng trưởng kinh tế, diễn biến về lạm phát, cung cầu ngoại tệ, tình hình cán cân thanh toán, và tương quan lãi suất. Khi xem xét biến động tỷ giá USD tại Việt nam trong thời gian gần hai năm qua, chúng ta không thể giải thích được nếu dựa vào phân tích tương quan tăng trưởng và lạm phát tại hai nền kinh tế Mỹ và Việt Nam.
Từ đầu năm 2000, do tăng trưởng kinh tế phục hồi cùng với việc chính phủ đẩy mạnh tiến trình tháo gỡ những hạn chế hành chính với hoạt động nhập khẩu đã làm tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu, nên mặc dù xuất khẩu đã tăng khá nhưng mức thâm hụt cán cân thương mại vẫn gia tăng đáng kể (năm 2000 là 892triệu USD). Từ việc dựa vào biểu đồ Swan, ta có thể rút ra được định hướng chính sách tỷ giá để sao cho khuyến khích nhập khẩu máy móc công nghệ mới, nhưng phải đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước theo nghĩa là tăng đầu tư vào kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng để tạo thêm công ăn việc làm, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
Điều quan trọng là làm sao xác định được tỷ giá danh nghĩa tương ứng với một tỷ giá thực của VND trong thời gian tới cho phù hợp với khả năng cạnh tranh thực tế của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và nhất là sau khi đã ra nhập khối ASEAN, AFTA, APEC và tiến tới là WTO. Trong trường hợp phá giá nhẹ, chúng ta có thể dựa vào lý thuyết đồng giá sức mua, khi mà đồng giá vàng của chế độ bản vị vàng và đồng giá USD của chế độ Bretton Woods đã không còn nữa, đó là: “cân bằng sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ”, đó là tỷ giá thực. Việc xác định tỷ giá giữa VND và USD, theo lý thuyết cân bằng sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ của Ricardo và Cassel (Purchasing Power Parity- PPP), chúng ta cần phải loại trừ sự khác biệt của yếu tố thuế quan và chi phí xuất nhập khẩu của hai nước.
Theo phương pháp PPP, trong điều kiện nền kinh tế mở như nước ta hiện nay, tỷ giá hối đoái không chỉ đơn thuần là loại giá cả tiền tệ đặc biệt để so sánh và làm vật ngang giá chung về sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ, mà còn là một công cụ để điêu hành nền kinh tế. Từ những điều phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng chính phủ cần có chủ trương giảm dần giá danh nghĩa của VND xuống tương ứng với tỷ lệ lạm phát ở trong nước, để có thể duy trì tỷ giá thực của VND thường xuyên ở mức đủ để bù đắp cho các nhà xuất khẩu gánh nặng lạm phát không nên để các nhà xuất khẩu phải chịu. Trong thời gian tới chúng ta, nên có các cơ chế ràng buộc các tổ chức tài chính – tớn dụng tham gia thị trường thấy rừ trỏch nhiệm và quyền lợi của mỡnh để đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả, theo định hướng của nhà nước và sự phát triển ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
- Có chính sách khuyến khích các công ty xuất - nhập khẩu đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại quốc tế để nâng cao sự cân đối giữa luồng cung và cầu ngoại tệ, qua đó góp phần đa dạng hoá tiền tệ của nền kinh tế một cách cân đối hơn. - Cùng với việc từng bước cho tự do hoá trong các giao dịch vãng lai, cần có thêm các quy định chặt chẽ về thủ tục chuyển đổi ngoại tệ để kiểm soát hoạt động này, nhằm tránh việc lợi dụng mua ngoại tệ không đúng đối tượng hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí.
Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô và hoạt động ngoại thương 12.