MỤC LỤC
Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhà xưởng… (hay còn gọi là phần cứng) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật công nghệ, tri thức khoa học, tổ chức, bí quyết, quản lý, năng lực tiếp cận thị trường… (hay còn gọi là phần mềm).Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện tương đối nhanh chóng và thuận tiện cho cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư. Mặc dù sự chuyển giao này còn nhiều hạn chế do những yếu tố chủ quan và khách quan chi phối, song điều không thể phủ nhận là chính nhờ có sự chuyển giao đó mà các nước chủ nhà có được kỹ thuật tiên tiến (trong đó có những công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần), kinh nghiệm quản lý, năng lực marketing, đội ngũ lao động được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện về nhiều mặt (trình độ kỹ thuật, phương pháp làm việc, kỷ luật lao động,…).
Ngoài những tác động trên đây, FDI còn có một số tác động khác như mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu, nâng cao tính cạnh, đóng góp đáng kể vào nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế của các đơn vị đầu tư nước ngoài và tiền thu từ việc cho thuê đất,…; góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế….
Các TNCs cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải kỹ thuật, công nghệ thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở những nước đang phát triển. Do đó, chiến lược đầu tư phát triển của các TNCs có tác động rất lớn đến dòng và xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh thu hút vốn FDI của các.
Tuy tốc độ đầu tư của Mỹ vào Việt nam hai năm 1996-1997 có dấu hiệu chựng lại do tác động của nhiều nhân tố khách quan như khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, môi trường, chính sách đầu tư của Việt nam chưa ổn định, phức tạp, nhiều rủi ro, chậm thu lợi nhuận, chính sách đối xử của Việt nam đối với các công ty nước ngoài nói chung, công ty Mỹ nói riêng, còn nhiều phân biệt, chưa thuận cho cách làm ăn kinh doanh của họ,… Nhưng tác động tích cực của các nhân tố khác như việc chính phủ Mỹ cho phép Cơ quan phát triển thương mại Mỹ (TDA) chính thức mở các chương trình hỗ trợ đầu tư tại Việt nam, sự cấp phép hoạt động tại Việt nam của ngân hàng xuất nhập khẩu và Tổ chức đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC), cũng như hiệp định về bản quyền giữa chính phủ hai nước được ngoại trưởng hai nước ký vào ngày 27/6/1997, đã tạo cơ sở pháp lý và những tiền đề quan trọng trong việc phát triển quan hệ kinh tế hai nước nhất là lĩnh vực đầu tư. Phía Mỹ cho rằng, bỏ tù chính án Jackson-Vanik đối với Việt nam là bước đầu cho việc thực hiện các chương trình bảo hiểm đầu tư, tạo thế thuận lợi cho cả hai bên Việt-Mỹ, đồng thời tăng thêm niềm tin đối với các công ty Mỹ vốn quan tâm tới việc hợp tác đầu tư vào Việt nam. Tìm hiểu nguyên nhân suy giảm đầu tư của Mỹ vào Việt nam có thể đưa ra vài nhận xét: Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, nhiều nước đã lấy lại được phong độ phát triển tốt, thay đổi chính sách đầu tư như Thái Lan, Hàn Quốc… nên đã hút vốn nước ngoài nhiều hơn, trong đó có Mỹ, thay vì Mỹ đầu tư vào Việt nam thì đầu tư vào các nước đó.
Nhiệm vụ đặt ra là cần phải thực hiện công tác quy hoạch và các chính sách hợp lý để điều chỉnh cơ cấu FDI nói chung và FDI của Mỹ nói riêng theo đúng hướng chiến lược phát huy triệt để thế mạnh từng vùng phục vụ công cuộc phát triển đất nước. Nếu trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam, tỷ trọng của liên doanh - loại hình thu hút đa số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam - chiếm 70%, trong khi hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 20% thì trong cơ cấu đầu tư của Mỹ vào Việt nam giai đoạn này, hai chỉ số này đã xích lại gần nhau với liên doanh 50,1% và còn lại 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, hình thức đầu tư này có thể đưa lại những hậu quả xấu: sự thao túng của nước ngoài trong một số lĩnh vực làm nhà nước Việt nam khó có khả năng kiểm soát, các doanh nghiệp Việt nam có thể bị đè bẹp do không đủ khả năng cạnh tranh và do được tự chủ trong điều hành doanh nghiệp, phía nước ngoài có thể không đảm bảo các quy định về lao động, bảo vệ môi trường….
Nhiều công nghệ mới được nhập vào nước ta như thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, sản xuất lắp ráp ôtô, hoá chất,… Về chất lượng công nghệ đầu tư trực tiếp của Mỹ đưa vào Việt nam, nhìn chung, phần lớn các trang thiết bị là đồng bộ, thuộc loại trung bình của thế giới và tiên tiến hơn những thiết bị hiện có của ta. Những dự án đầu tư của Mỹ khi đi vào sản xuất kinh doanh không những mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, lợi ích trực tiếp cho bên liên doanh, cho người lao động Việt nam mà còn đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng, làm tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước, góp phần vào việc khắc phục cân bằng thu chi, góp một phần quan trọng vào việc bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Ví dụ: Sau nhiều lần chuyển đổi hình thức kinh doanh, hiện nay Coca- Cola (tại Hà nội, Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh) có công suất 420 triệu lít/năm, giải quyết việc làm trực tiếp cho 2000 công nhân viên và gián tiếp cung cấp việc làm cho 25.000 người khác thông qua hệ thống phân phối và cung ứng nguyên liệu….
- Còn có nhiều hạn chế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ: có những công nghệ chuyển giao đã cũ, lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả; công nghệ được chuyển giao không đồng bộ và định giá không đúng… Từ đó, dẫn đến sản phẩm làm ra có tính cạnh tranh chưa cao và đã gây ô nhiễm môi trường.
Đồng thời, sự quản lý lỏng lẻo và thậm chí có cả những vấn đề tiêu cực như sự hám lời, chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt mà không thấy được hậu quả sau này của một số đối tượng. Đó cũng phần nào phản ánh khả năng tự chủ, kiểm soát của phía Việt nam. Việc tỡm hiểu, đỏnh giỏ tỡnh hỡnh nhận thức rừ nguyờn nhõn của cỏc hạn chế trong hoạt động đầu tư là một cơ sở cho việc đề ra các giải pháp để phát huy hơn nữa tác dụng của FDI phục vụ cho chiến lược phát triển đất nước.
Để thực hiện "một cửa" nên tham khảo mô hình Thái Lan: cơ quan hợp tác đầu tư là "cửa" duy nhất tiếp nhận hồ sơ và giải quyết công việc tiếp theo, đồng thời thay mặt nhà đầu tư đi liên hệ với các cơ quan hữu quan, rồi trả lời các nhà đầu tư, tạo điều kiện rất thuận lợi cho họ. Về lâu dài, nên có kế hoạch đào tạo chuyên ngành đầu tư nước ngoài trong trường đại học (như Đại học Kinh tế quốc dân) theo chương trình mới và cơ bản hoà nhập với các nước trong khu vực và các nước phát triển, từ đó có thể chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ về lĩnh vực này của đất nước. Từ khi Mỹ đầu tư vào Việt nam, hoạt động FDI Mỹ đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của Việt nam như góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước, việc chuyển giao công nghệ,… Tuy nhiên, cũng có không ít những điều còn trăn trở như số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt nam liên tục giảm, vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam còn quá nhỏ bé so với tiềm năng của cả hai nước, việc chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế,….
Do có sự hạn chế về thời gian và vốn hiểu biết, đề án chỉ trình bày những nét cơ bản về tình hình đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam, về những kết quả đạt được và những khó khăn tồn tại để đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam.