MỤC LỤC
Với mục tiêu hoạt động là an toàn và sinh lời, do đó ngân hàng chỉ cho vay đối với các dự án có hiệu quả tài chính tức là dự án mang lại lợi nhuận và khả năng trả nợ thì ngân hàng mới có thể thu hồi được gốc và lãi, khoản cho vay mới đảm bảo, ngân hàng mới có được khoản vay có chất lượng. + Người ta thấy rằng: Vốn đầu tư cần thiết cho vốn cố định và vốn lưu động thường bị tính toán, dự đoán hụt hay do chủ dự án cố tình khai khống để được ngân hàng cho vay vốn và thời gian thi công xây dựng, thời gian chạy thử thường dài hơn đáng kể so với dự định.
Các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở đối chiếu thường là: Các định mức, hạn mức đang được áp dụng ở Việt Nam, các chỉ tiêu so sánh giữa trường hợp đã có dự án với trường hợp chưa có dự án, các chỉ tiêu của các dự án tương tự. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, khảo sát sự tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án. Để đảm bảo tính vững chắc của dự án, cán bộ thẩm định thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động của rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.
Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách cộng thêm vào lãi suất một mức bù cần thiết cho rủi ro (mức bù rủi ro), sau đó được tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR … theo mức lãi suất mới nhận được, sau khi điều chỉnh theo mức rủi ro, quyết định cho vay dự án sẽ được thực hiện theo nguyên tắc của chỉ tiêu được chọn. Bản chất của việc phân tích độ nhạy là xác định mối quan hệ động giữa các yếu tố của hoạt động đầu tư, trên cơ sở đó giúp các nhà đầu tư cũng như các nhà tài trợ lường trước được những tình huống, cân nhắc những lợi ích và chi phí có thể xảy ra với dự án, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đầu tư và cho vay phù hợp.
Thẩm định tài chính dự án vay vốn nhằm làm sáng tỏ và phân tích tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án như thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án trong quá trình thực hiện dự án để đứng vững trong suốt đời hoạt động, về quản lý thực hiện dự án … trong đó quan trọng hơn cả đối với ngân hàng là hiệu quả của dự án và khả năng hoàn trả nợ từ dự án theo đúng như đề nghị vay vốn. Việc đầu tiên khi thẩm định dự án là yêu cầu chủ dự án vay vốn cung cấp đầy đủ những hồ sơ có liên quan, để khẳng định dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Thẩm định về phương diện kỹ thuật công nghệ của dự án vay vốn Mục đích chính của công việc này là nhằm xác định, kiểm tra các thông số đầu vào, quy trình sản xuất, đặc điểm sản xuất và nhu cầu để sản xuất một cách tối ưu và phù hợp nhất với những điều kiện hiện có.
Khi thẩm định cần lưu ý đặc biệt đến các định mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, người thẩm định thông thường chỉ căn cứ vào các định mức này để so sánh với các định mức tiêu hao trong dự án vay vốn đưa ra. Thẩm định kinh tế nhằm rà soát lại mục tiêu của dự án, tác động của dự án tới môi trường và tới các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, tính hợp lý và tối ưu của dự án, mức độ ảnh hưởng ngân sách của dự án.
Bên cạnh đó cần nghiên cứu kỹ thị trường lao động, gắn với nhu cầu kỹ thuật và quản lý của dự án cho phù hợp với khả năng về nguồn nhân lực được cung cấp cho dự án. Khi một dự án vay vốn được lập và đưa đến ngân hàng, thì toàn bộ các khía cạnh nêu trên phải được đề cập một cách đầy đủ, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Cán bộ tín dụng phải lập bảng kê khai hiện trạng tài sản thế chấp, yêu cầu bên vay ký nhận cam đoan không có tranh chấp về tài sản đó.
Việc đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố theo thoả thuận là giá cả thị trường ở địa phương tại thời điểm thế chấp, cầm cố do vậy cần xem xét mức giá thị trường này. Người bảo lãnh vay vốn phải là pháp nhân, tổ hợp tác, hộ sản xuất, cá nhân có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Có nhiều nguồn vốn để có thể huy động dự án chẳng hạn như vốn ngân sách cấp, vốn cổ phần, vốn vay ngắn hạn, dài hạn … Đối với một dự án vay vốn thì tỷ lệ các nguồn vốn nói trên phải được xác định sao cho hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất, đem lại lợi nhuận lớn nhất, đó chính là cơ cấu vốn tối ưu. Chi phí ngoài sản xuất như: Chi phí quảng cáo, chi phí dự phòng, và các chi phí khác … Ngân hang cần xác định giá thành của từng loại sản phẩm, đánh giá các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý hay không, so sánh với giá thành của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường và từ đó rút ra những kết luận cụ thể. Muốn vậy cần kiểm tra tính hợp lý của các định mức như: Tiêu hao nguyên vật liệu, đơn giá tiền lương, mức khấu hao … Mặt khác cần xem xét phương pháp tính giá thành có phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm hay không.
Sau khi kiểm tra việc tính giá thành sản phẩm dự án, giá thành đó sẽ được sử dụng để so sánh với giá thành sản phẩm tương tự, cùng loại của các cơ sở sản xuất trong nước và ngoài nước để đánh giá theo nguyên tắc chung là giá thành sản phẩm của dự án cần thấp hơn hoặc có thể ngang với giá thành sản phẩm cùng loại. Sau khi các số liệu trên bảng tính toán đã được thẩm định là hợp lý, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định một số chỉ tiêu tài chính quan trọng giúp lượng hoá hiệu quả kinh tế của dự án vay vốn, giúp cho các kết luận về dự án vay vốn có tính chính xác và khoa học. Nếu như đánh giá hiệu quả vốn vay chỉ chú trọng vào các nguồn lực thực sự, được sử dụng trong dự án và do đó không tính tới các khoản thu, chi có ảnh hưởng tới bảng cân đối tiền mặt trong dự án, thì thẩm định khả năng thanh toán có nhiệm vụ đánh giá tình trạng tiền mặt trong suốt quá trình vay vốn của dự án.
* Thẩm định tình trạng tiền mặt: Tình trạng tiền mặt của dự án có thể là dư thừa hay thiếu hụt tại một thời điểm nào đó và được xác định trên cơ sở tổng các nguồn thu bằng tiền trừ đi tổng các khoản chi bằng tiền mặt tại thời điểm đó.
Phòng Thẻ và phát triển sản phẩm dịch vụ Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ. Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc, dưới giám đốc và các phó giám đốc là các phòng chức năng của chi nhánh phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Tổng giám đốc và giám đốc ban hành. Các chi nhánh cấp 2 trực thuộc hội sở hoạt động kinh doanh và cũng có các phòng chức năng tương ứng với nhiệm vụ được giao.
Các phòng giao dịch trực thuộc thực chất là có vị trí ngang hàng với các chi nhánh cấp 2 nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều nên chỉ được gọi là “phòng giao dịch” chứ không phải là một chi nhánh. Thứ nhất, là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư.