MỤC LỤC
• Khi chủ đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ gặp những khó khăn sau: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư vào một số lĩnh vực như khai thác, chế biến dầu khí, khoáng sản, du lịch lữ hành, văn hoá, trồng rừng, đường sắt, đường biển, vận tải hành khách công cộng… Các doanh nghiệp này không có sự hỗ trơ của bên Việt Nam trong việc thành lập, hoạt động cũng như tìm đối tác trong nước. • Bên cạnh những thuận lợi kể trên, khi tiến hành các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên hợp doanh cũng đã gặp phải một số khó khăn, đó là: Khi thành lập các hợp đồng hợp tác kinh doanh, không tồn tại một thực thể pháp lý riêng biệt ở nước sở tại và không mang tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn, điều này gây nên sự khó khăn trong việc tuyển dụng lao động và ký kết các hợp đồng với các đối tác thực hiện dự án đầu tư.
Những cơ sở hạ tầng và các tiện ích được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đó là: hạ tầng giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy…), mạng lưới viễn thông, điện, nước… Chất lượng và độ tin cậy của cơ sở hạ tầng và các tiện ích là yếu tố thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo kết quả điều tra với cơ quan thẩm quyền và các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp, việc thiếu công nghiệp hỗ trợ và nhà cung cấp trong nước là một trong những nguyên nhân chính làm số lượng lớn các nhà đầu tư tiềm năng không chọn đặt các cơ sở của họ ở Việt Nam.
Khi các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu hút vào các nước đang phát triển, nhiều công nghệ mới, hiện đại đã du nhập vào các nước này trong tất cả các lĩnh vực: viễn thông, hoá chất, điện tử, tin học…đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế, giải quyết những khó khăn mà các nước đang phát triển mắc phải như không đủ khả năng tài chính mua sắm trang thiết bị hiện đại, không đủ trình độ quản lý các thiết bị đó… Nhìn chung, trang thiết bị của khu vực FDI là trang thiết bị đồng bộ, có trình độ cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực. Ở Việt Nam, về cơ cấu ngành, khu vực kinh tế có vốn FDI chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác như công nghiệp dầu khí, công nghệ thông tin, hoá chất, lắp ráp, điện tử và điện tử gia dụng… Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã kích thích ngành dịch vụ Việt Nam phát triển nhanh hơn, nhất là trong các ngành viễn thông, du lịch, kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng… Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tâp trung chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển kinh tế chung và các vùng phụ cận.
Còn nếu đó là các dự án nghiên cứu thị trường, lấp kế hoạch tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm thì uỷ ban nhân dân các tỉnh có dự án đầu tư có thẩm quyền cấp giấy phép và ngoài hai hình thức đầu tư như trên thì nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Sau ngày Mỹ huỷ bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam vào đầu tháng 2/1994, những đặc trưng về một nền công nghiệp quảng cáo đã hình thành với những thị phần ngày càng phát triển theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của quảng cáo trong giai đoạn này đáp ứng được sự đòi hỏi của sản xuất hang hoá, tính hấp dẫn của nền kinh tế mở, sự thúc bách của quá trình hội nhập.
Quảng cáo đã đem lại việc làm cho hàng nghìn người, bao gồm những người làm quảng cáo chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo và những người làm các công việc phụ trợ cho quảng cáo như hoạ sỹ, nhà quay phim, nhiếp ảnh, nhà văn, nhà thơ, thợ in, kỹ thuật viên, báo chí, xuất bản, tiếp thị…. Ngoài ra quảng cáo góp phần quan trọng vào hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp, thông qua hoạt động quảng cáo, các doanh nghiệp thúc đẩy bán hàng, giới thiệu hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp ra quốc tế và hoạt động hợp tác đầu tư.
Nếu tình bình quân (phần nhiều) mỗi công ty có 10 nhân viên thì nhân lực làm việc trong ngành này tại Việt Nam ước khoảng 20000 người, nhưng theo ý kiến của các nhà chuyên môn, nhìn từ góc độ thị trường và hệ thống đào tạo quảng cáo của ta hiện nay thì đội ngũ làm quảng cáo chuyên nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong con số trên. Do vậy, để ngành quảng cáo trong nước thực sự phát triển trong tương lai, một chìa khoá hiệu quả nhất tháo gỡ những khó khăn của chúng ta là chúng ta phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này thúc đẩy ngành phát triển, cũng như để các công ty quảng cáo trong nước có điều kiện tìm hiểu, học hỏi xem những “gã khổng lồ” đó được sinh ra như thế nào và được nuôi nấng ra sao để các doanh nghiệp trong nước có thể chuẩn bị để ngày một lớn mạnh.
Vì vậy, tại Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo Chính phủ đã định nghĩa: ”Quá trình hoạt động quảng cáo là việc thực hiện chiến lược tiếp thị, xúc tiến quảng cáo, tư vấn quảng cáo, thực hiện ý tưởng quảng cáo, phát hành quảng cáo, giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến người tiêu dùng”, nghĩa là dự án được xác định là cung cấp dịch vụ quảng cáo khi bắt đầu thực hiện chương trình tiếp thị cho đến khi giới thiệu quảng cáo đến công chúng. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản Theo mục 5 phụ lục II (Những lĩnh vực hoặc vấn đề ngoại trừ tại điều 2 và điều 4 của Hiệp định) của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, thoả thuận về các dịch vụ quảng cáo như sau: kế thừa cam kết tại BTA và phù hợp với các quy định hiện hành, tại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam đã cam kết cho phép nhà đầu tư Nhật Bản được phép tham gia vào thị trường quảng cáo thông qua hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo ( không có cam kết về giới hạn tỷ lệ góp vốn pháp định của bên nước ngoài).
- Lần 1: Giấy phép điều chỉnh số 2136/GPĐC1 ngày 6/12/2000, chuẩn y việc không nộp tiền thuê đất và điều chỉnh thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, vì (i) Công ty không thuê đất của Nhà nước, mà thuê trụ sở văn phòng của cá nhân Việt Nam, nên Bên cho thuê phải thực hiện các nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam liên quan đến việc cho thuê nhà; (ii) do Luật ĐTNN điều chỉnh thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nên Công ty được hưởng mức thuế suất thấp hơn theo quy định mới. Bốn là: Chuyển giá làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận, tránh thuế thu nhập doanh nghiệp: Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể, nhưng việc một số dự án đã hoạt động từ lâu mà vẫn chưa có lãi, trong khi một số dự án khác lại có lãi ngay từ khi bắt đầu hoạt động; cộng thêm thực tế là dự án có khách hàng lớn, doanh thu cao, nhưng chi phí cũng quá lớn, làm phát sinh vấn đề cần xem xét, kiểm chứng là liệu các dự án quảng cáo có vốn ĐTNN có thực hiện việc chuyển giá giữa các công ty trong cùng tập đoàn làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận và tránh thuế thu nhập doanh nghiệp đáng lẽ phải nộp tại Việt Nam hay không.
Bất cập đầu tiên là: Mặc dù các văn bản pháp luật đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư dưới hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam, nhưng trong thực tiễn quản lý đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước về quảng cáo lại không cho phép các doanh nghiệp quảng cáo có vốn đầu nước ngoài ký hợp đồng trực tiếp với các phương tiện thông tin đại chúng, mà phải ký thông qua một công ty quảng cáo Việt Nam. Tóm lại, để phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế - xã hội và các văn bản pháp luật hiện hành, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi chúng ta cần phải có những bước chuẩn bị cho công tác sửa đổi, bổ sung các điều luật về quảng cáo, đặc biệt là các điều luật về quảng cáo có yếu tố nước ngoài, hướng tới xây dựng Luật Quảng Cáo nhằm tạo điều kiện phát triển vững mạnh nền quảng cáo của Việt Nam.