Năng lực cạnh tranh của thị trường gạo Việt Nam

MỤC LỤC

Cấu trúc thị trường

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thương mại, Ủy ban Nhân dân các tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chủ trương nói trên, ngăn ngừa các hoạt động tiêu cực, đảm bảo cho nông dân không bị thua thiệt. Thực tế diễn ra không như mong muốn, mặc dù có đạt được một số kết quả nhất định, tại thị trường nông thôn, mặc dù thực hiện chính sách giá sàn, nhưng bà con nông dân vẫn phải bán với giá thị trường thấp hơn nhiều hơn so với giá sàn quy định do tư thương ép cấp, ép giá. Nhìn chung quá trình phát triển sản xuất hàng hóa bên cạnh việc hỗ trợ các dịch vụ cho nông dân còn phải có những cam kết khuyến khích về mặt kinh tế trong sản xuất và trao đổi.

Theo kênh tiêu thụ này, người thu gom thu mua lúa của nông dân về xay xát và bán lại cho các đại lý đem đi phân phối cho các cửa hàng. Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, lượng lúa gạo hàng hóa lưu thông rất lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sự yếu kém trong mối quan hệ giữa các công ty lương thực Nhà nước với nông dân làm cho giá cả không ổn định, nhiều công ty lương thực Nhà nước có chức năng quan trọng trong quá trình hoạt động nhưng không thu mua lúa gạo.

Chỉ với 2% lượng lúa gạo thu mua được từ hộ nông dân, sự đóng góp của các công ty lương thực Nhà nước vào việc ổn định giá thực sự bị hạn chế. Thương nhân là người mua chủ yếu của nông dân và là người cung cấp chủ yếu cho các công ty lương thực Nhà nước ở ĐB sông Hồng. Tại ĐB sông Hồng, hệ thống thương mại lúa gạo chủ yếu là trực tiếp cho người tiêu dùng trong vùng, trong khi tại ĐB sông Cửu Long hệ thống phân phối chịu sự định hướng của các công ty lương thực Nhà nước.

Ngoài ra, tại ĐB sông Hồng thì người tiêu dùng là người mua chủ yếu của các công ty lương thực Nhà nước trong khi tại ĐB sông Cửu Long các công ty lương thực này bán gạo chủ yếu cho xuất khẩu hoặc các công ty lương thực khác. Thị trường trong nước, đặc biệt là khu vực nông thôn, các nhà xay xát nhỏ chiếm ưu thế và họ là người xay xát chủ yếu cho hộ nông dân, không yêu cầu về chất lượng nên sản lượng gạo thường có tỉ lệ tấm cao. Nhìn chung chất lượng gạo xay xát thấp với 45% tấm chủ yếu là do quá trình phơi khô và hệ thống kho đệm không thích hợp, quy mô nhỏ và thiết bị nghèo nàn, lạc hậu.

Theo điều tra của IFPRI ( Viện nghiên cứu chính ách lương thực quốc tế) xác định rằng, tính chuyên môn hóa về kinh doanh lúa gạo của các công ty này thấp hơn so với quy định (43% các công ty chủ yếu là hoạt động xuất khẩu gạo và 40% là hoạt động marketing đối với thành phẩm). Nguyên nhân của tính chuyên môn hóa kém là do giảm trợ cấp của Nhà nước buộc các công ty tìm cách tăng thu nhập của họ thông qua các hoạt động khác không liên quan đến chức năng của họ. Ở miền Nam khoảng 40% doanh thu của các công ty lương thực Nhà nước có từ những hoạt động không phải kinh doanh lúa gạo trong khi ở miền Bắc các công ty này vẫn hoạt động chủ yếu trong việc mua bán lúa gạo.

Bảng 9:Lượng bán theo % tổng lượng sản xuất theo mùa năm 2000.
Bảng 9:Lượng bán theo % tổng lượng sản xuất theo mùa năm 2000.

Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam

Tổ chức lại khâu lưu thông trên thị trường gạo nội địa

Nhà nước cần có chính sách tài trợ vốn và tăng cường hướng dẫn kỹ thuật để nông dân trực tiếp đầu tư trang thiết bị gặt đập, tuốt lúa, phương tiện vận chuyển, mấy sấy nhỏ (500-1000 kg/mẻ sấy ) kho và phương tiện bảo quản lúa gạo quy mô phù hợp với cấp nông hộ. Chính phủ tổ chức đầu tư hệ thống máy sấy, kho trung chuyển, kho dự trữ quy mô lớn và hiện đại, phân bố mạng lưới hợp lý, phục vụ tốt cho công tác quản lý sau thu hoạch ở các địa phương, nhất là ở các tiểu vùng chuyên canh lúa xuất khẩu. Một là, xây dựng và hoàn thiện bảng tiêu chuẩn gạo Việt Nam: xây dựng một bảng tiêu chuẩn gạo Việt nam và hoàn thiện dần bảng tiêu chuẩn đó cho phù hợp với những điều kiện đặc thù của nền sản xuất và chế biến lúa gạo nước ta để làm tiêu chuẩn cho việc đo lường chất lượng sản phẩm gạo trong hoạt động mua bán trên thị trường.

- Ở công đoạn nhập nguyên liệu cần chú trọng trang bị phương tiện sàng tách tạp chất và máy sấy để đảm bảo lúa đạt tiêu chuẩn về độ sạch và độ ẩm trước khi vào xay, nhất là độ ẩm tiêu chuẩn (19%) để giảm tối thiểu đượctỷ lệ gạo gãy trong quá trình xay xát. - Trong quá tình chế biến cần thay đổi phương pháp công nghệ cũ bằng phương pháp công nghệ hoàn thiện hơn: bốc trấu bằng rulo cao su, bốc cám bằng thanh trượt lặp nhiều lần, đánh bóng để lau sạch lớp cám mịn bám trên bề mặt gạo giúp gạo dự trữ được lâu hơn, sàng lọc tạp chất lần thứ 2 nhằm loại tạp chất triệt để hơn. - Tài trợ để khuyến khích nông dân và nhà tiểu công nghiệp tham gia đầu tư phát triển rộng khắp các vùng sản xuất lúa một hệ thống máy xay cỡ nhỏ có động cơ cao.

Tổ chức lại khâu lưu thông có ý nghía rất quan trọng giúp tiêu thụ hết lúa hàng hóa, kích thích sản xuất lúa gạo phát triển có lợi cho vấn đề an toàn lương thực quốc gia. Trợ cấp vốn cho nông dân thông qua hệ thống ngân hàng cung cấp tín dụng nông nghiệp dồi dào hơn, kể cả tín dụng trung hạn để các nông hộ xây dựng kho trữ lúa đúng qui cách. Cần ban hành qui định pháp lý qui định chế độ kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của tầng lớp thương nhân đầu nậu ở các chợ gạo đầu mối và xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm, nhằm loại trừ mầm mống lũng đoạn thị trường.

Tổ chức mua lúa hàng hóa kịp thời cho nông dân theo từng mùa vụ có ý nghĩa quyết định vấn đề đảm bảo thu nhập và tạo điều kiện tái sản xuất mở rộng cho nông dân. Làm tốt công tác này, chúng ta không những kịp thời vụ, mà còn giữ ổn định giá cả, đảm bảo cho nông dân sản xuất lúa có lãi thỏa đáng. Điều hòa lưu thông lương thực trên phạm vi toàn quốc đảm bảo nguyên tắc cân đối giữa nhu cầu nội địa và nhu cầu xuất khẩu.

Ngoài việc bỏ thuế buôn chuyến gạo, nhà nước cần qui định thêm về chính sách ưu đãi để khuyến khích nhiều đơn vị tham gia buôn gạo đường dài Bắc-Nam, tăng sự cạnh tranh để rút giảm khoảng cách chênh lệch giá gạo giữa 2 miền, thống nhất thị trường gạo toàn quốc để tạo thế điều hòa lương thực vững chắc thường xuyên. Tăng cường phương tiện vận tải đường thủy đẻ thuận tiện và cước phí rẻ hơn vận tải đường sắt góp phần giảm giá gạo. Nhấn mạnh trong công tác quản lý thị trường cần phải kiểm soát nghiêm ngặt các cửa khẩu để hạn chế tình trạng xuất gạo tiểu ngạch qua biên giới và triệt để chống buôn lậu gạo.