Chiến lược mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí của PVEP

MỤC LỤC

Động lực đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Đầu tư nhằm tìm kiếm thị trường

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có mục đích tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. Đầu tư nhằm tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Á khác vì việc đảm bảo cung cấp ổn định các nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các nước này.

Tác động của hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Đối với nước đi đầu tư 1. Tích cực

    Thường thì các nước kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài có chính sách rất thông thoáng, khuyến khích xuất khẩu và chuyển giao công nghê, vì vậy khi xuất khẩu máy móc sang để sản xuất tai đây và sau đó xuất khẩu các sản phẩm này sang các nước khác, chủ đầu tư nước ngoài đã né tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch, mở rộng được thị trường tiêu thụ một cách dễ dàng. Việc đầu tư ra nước ngoài dẫn đến các sản phẩm được sản xuất ra với giá thành rẻ hơn, thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng do chính sách khuyến khích xuất khẩu của nước tiếp nhận sẽ là một kênh tiêu thụ cạnh tranh với sản xuất kinh doanh nội địa của nước chủ đầu tư.

    Đối với nước tiếp nhận đầu tư 1. Tích cực

      Qua công việc hoặc các khoá huấn luyện, chương trình đào tạo ngắn và dài hạn, đặc biệt là trong điều kiện làm việc cạnh tranh gay gắt thường có ở những doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, đội ngũ cán bộ và người lao động sẽ được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng điều hành, quản lý… Điều này là một tác động tích cực to lớn và mang tính lâu dài, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, yếu tố then chốt cho phát triển kinh tế của một quốc gia. Như mâu thuẫn giữa hai dòng vốn khi thu nhập được tái phân phối, thu nhập của nguồn vốn từ nước ngoài tăng đồng nghĩa với việc thu nhập của nguồn vốn trong nước bị giảm đi, xản xuất trong nước bị cạnh tranh dẫn đến phá sản,như xung đột về lợi ích giữa lao động trong nước và nước ngoài, những khác biệt về văn hoá, mâu thuẫn giữa giới chủ và công nhân… Thời gian qua ở Việt Nam cũng có nhiều vụ bãi công, đình công mà nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ những mâu thuẫn này.

      Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài

      Thường thì các nước đang phát triển, nhu cầu vốn lớn, mô hình chính sách sẽ thiên về những biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào dự án phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất xuất khẩu… Các nước phát triển với tiềm lực vốn lớn thường thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao và đầu tư ra nước ngoài trong các ngành cần nhiều lao động. Có thể do mục đích chiếm lĩnh mảng thị trường, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, lao động hay cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh mà các công ty này tập trung đầu tư vào một nước hay một khu vực nhất định mà không hẳn do những ưu đãi trong chính sách.

      Kinh nghiệm quốc tế hoá của một số công ty dầu khí quốc gia thành công trên thế giới

        Vì vậy, sau 5 năm kể từ khi triển khai đầu tư ra nước ngoài, Petronas đã chuyển sự tập trung vào các dự án phát triển mỏ, đồng thời triển khai mua tài sản/công ty sở hữu tài sản và quyết định này tỏ ra hợp lý, nhờ đó Petronas có sản lượng đáng kể trong một thời gian tương đối ngắn sau khi điều chỉnh chiến lược và xác lập vị thế công ty trên thị trường thế giới. Một yếu tố quan trọng đưa đến thành công của các công ty này là đều có thể điều hành hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự chủ động kinh doanh cũng như huy động được các nguồn vốn bên ngoài, và thêm vào đó là kinh nghiệm hoạt động điều hành tương đối dài ở trong nước.

        Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí

        Khái quát tình hình hiện tại của PVEP

        Năm 1987, thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Chính phủ nhằm thu hút các Công ty dầu khí quốc tế đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí tại Việt Nam, Petrovietnam đã ra quyết định thành lập Công ty PV-II, là tiền thân của Công ty Thăm dò - Khai thác Dầu khí (PVEP) với nhiệm vụ giám sát các hợp đồng thăm dò, tìm kiếm dầu khí triển khai tại thềm lục địa phía Nam. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát các hợp đồng PSC cũng như công tác thăm dò và khai thác dầu khí, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam quyết định đổi tên Công ty PV-I thành Công ty Giám sát các hợp đồng chia sản phẩm (PVSC) chuyên giám sát các hợp đồng PSC, công ty PV-II thành Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) có trách nhiệm thăm dò và khai thác dầu khí khu vực mỏ Đại Hùng.

        Hiện trạng công tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài

        • Các phương thức triển khai thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài
          • Các khu vực trọng điểm
            • Các dự án hiện tại ở nước ngoài

              Các cơ hội đầu tư mới bao gồm đầu tư vào các diện tích mới (chưa có hoặc có rất ít hoạt động thăm dò), các diện tích được hoàn trả (đã có hoạt động thăm dò, khai thác) và các mỏ đã có phát hiện dầu khí nhưng vì một lý do nào đó chưa được thẩm lượng, phát triển. Tuy vậy, yêu cầu đầu tư lớn và tiềm lực tài chính bị dàn trải cho các dự án trong nước, phương thức này sẽ gây khó khăn cho PVEP khi thời gian hoàn vốn và sinh lãi của dự án là khá dài và không đáp ứng được nhanh chóng mục tiêu có sản lượng khai thác ở nước ngoài.

              Bảng 1. Tiềm năng dầu khí khu vực Đông Nam Á
              Bảng 1. Tiềm năng dầu khí khu vực Đông Nam Á

              Dự án hiện tại

              Các dự án đang đánh giá, đàm phán

              Sau những thành công bước đầu rất khích lệ tại Algeria và Malaysia, được sự cho phép của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã tiếp tục triển khai tìm kiếm các cơ hội thăm dò khai thác ở khu vực Bắc Phi, trong đó Tunisia là nước tuy tiềm năng dầu khí không lớn nhưng có môi trường đầu tư khá thuận lợi và PVEP có thể tiếp cận cơ hội đầu tư thông qua đàm phán trực tiếp. Hiện PVEP đang hoàn thiện Báo cáo đầu tư đánh giá kinh tế kỹ thuật lô E1 trên cơ sở tài liệu kinh tế kỹ thuật hiện có và điều kiện hợp đồng đã đàm phán với phía Tunisia để làm cơ sở cho Hội đồng Thành viên Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí xem xét quyết định đầu tư vào lô này.

              Đánh giá chung

                Những hiệp định hợp tác song phương và đa phương được kí kết đã tạo điều kiện thuận lợi lớn cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp cận, hội nhập rất tích cực và có hiệu quả với các hiệp hội, tổ chức dầu khí quốc tế, với nền công nghiệp dầu khí thế giới. Có những hợp đồng chúng ta có khả năng thực hiện được nhưng do chậm trễ trong các thủ tục hành chính hay không cạnh tranh được với các đối thủ dẫn đến để mất cơ hội, đặc biệt là ở những thị trường và lĩnh vực mới mà chúng ta chưa có kinh nghiệm và chưa tìm hiểu kĩ lưỡng.

                Định hướng phát triển trong thời gian tới và giải pháp kiến nghị

                • Xu hướng phát triển của hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí trên thế giới
                  • Dự báo nhu cầu năng lượng trong nước thời gian tới
                    • Cơ hội và thách thức
                      • Định hướng chiến lược phát triển
                        • Giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí

                          Mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước bằng cách tận dụng khai thác sử dụng các chuyên gia và cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ quan nghiên cứu trong ngành, đồng thời ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để các đơn vị trong ngành tham gia vào các công tác dịch vụ và kỹ thuật tại các địa bàn hoạt động. Nguyên tắc chung là phát huy tính độc lập tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ nhu cầu vốn đầu tư của Tổng công ty Thăm dò Khai thác sẽ được Tổng công ty chủ động cân đối từ vốn kinh doanh và các quỹ của Tổng công ty theo thứ tự ưu tiên lần lượt là góp vốn vận hành, góp vốn phát triển - mua mỏ và góp vốn tìm kiếm thăm dò. PVEP có thể thực hiện 3 phương thức đầu tư: mua tài sản dầu khí hay cổ phần mỏ đang khai thác để đáp ứng mục tiêu sản lượng, sớm có chỗ đứng trên thị trường, có nguồn thu ngay để tài trợ các dự án khác; thăm dò diện tích mới và phát triển mỏ, là hướng đi cơ bản, đưa lại sự tăng trưởng cho PVEP và cho Tập đoàn; trao đổi cổ phần trong nước lấy cổ phần nước ngoài để sớm có dự án, giảm thiểu thời gian, chi phí tìm kiếm dự án và sự cạnh tranh của các đối thủ.

                          Hình 8. Nhu cầu khí thế giới
                          Hình 8. Nhu cầu khí thế giới